Clip: Người phụ nữ nhờ đi chợ hộ đơn 1,2 triệu đồng rồi từ chối nhận hàng với lý do ‘không có tiền’
Đoạn clip ghi lại cảnh lực lượng dân quân đi chợ hộ nhưng khi mang hàng đến nhà người phụ nữ thì người này từ chối nhận với lý do không có tiền.
Việc tổ chức đi chợ hộ của các cơ quan đoàn thể, tập thể, cá nhân trong mùa dịch khó khăn hiện nay là biện pháp thiết thực được triển khai nhằm giúp người dân yên tâm ở nhà thực hiện giãn cách xã hội. Ở thời điểm việc mua hàng hóa , nhiều người dân vô ý thức sẵn sàng boom hàng khiến người đi chợ hộ phải ‘ôm xô’.
Như mới đây, đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh nhóm lực lượng dân quân đem đồ đi chợ hộ đến tận nhà nhưng người phụ nữ không nhận vì lý do không có tiền…
Clip: Lực lượng dân quân đem đồ mua hộ tận nơi nhưng người phụ nữ không nhận
Lực lượng dân quân đến tận nhà và nói chuyện nhẹ nhàng: ‘ Sao hôm qua cô đặt mà cô còn huỷ đơn bọn con?’ lúc này người phụ nữ đứng trong nhà nói vọng ra: ‘Không có tiền làm sao mà đặt?’.
‘Bọn con chết đứng với cái đơn 1 triệu 2 luôn á. Bọn con đi mua dùm cô mà cô còn làm vậy nữa. Cô huỷ cô huỷ ngay lúc đó chứ lúc sau cô mới huỷ thì đơn. Sau cô không có khả năng mua cô đừng đặt nha cô’ , đội dân quân với khuôn mặt buồn rầu. Dù vậy, phụ nữ vẫn chỉ cho biết mình không có tiền và không giải thích gì thêm.
Mặc dù đến tận nơi nhưng người phụ nữ ‘ bom hàng’ vẫn không chịu ra nói chuyện mà chỉ nói vọng từ trong nhà.
Một thành viên của nhóm đi chợ hộ cho biết không có ý trách móc hay ép người phụ nữ lấy số hàng, tuy nhiên vẫn muốn nhắc nhở người này việc đặt hàng và hủy hàng đúng thời điểm, tránh ảnh hưởng đến người đi chợ hộ.
Trước khi rời đi, nhóm dân quân để lại một túi thực phẩm trước cổng nhà người phụ nữ.
Trong bối cảnh TP.HCM đang triệt để thực hiện giãn cách xã hội và chính quyền các địa phương triển khai tích cực mô hình đi chợ giúp dân để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa thiết yếu, việc một số người cho rằng đặt thử xem có đi chợ hộ thật không chứ không có nhu cầu mua hàng hóa là suy nghĩ lệch lạc, thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh và tâm lý của những người ở tuyến đầu.
Trong khi nhiều người rất cần đặt hàng ‘đi chợ hộ’, đang trông đợi nhận hàng thì một số người đã được đi chợ hộ lại còn hành động thiếu suy nghĩ. Họ không chỉ làm mất thời gian của những người đang chăm lo đời sống của mình, cùng mình vượt quan thời gian giãn cách khó khăn mà còn cướp đi cơ hội của biết bao nhiêu người đang cần được ‘đi chợ hộ’ khác. Điều này gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng mạng.
Nhìn chú bộ đội thẫn thờ trước hàng chục túi đồ ăn bị "bom hàng" mà tức, dân mạng đề xuất hình phạt cho kẻ "bùng tiền"
Nhìn mái đầu muối tiêu lúi húi thu xếp từng túi thực phẩm bị "bom hàng", ai nấy cảm thấy phẫn nộ giùm cho chú bộ đội.
Vài ngày qua, hình ảnh những các chiến sĩ bộ đội Nam tiến vào thành phố Hồ Chí Minh để giúp ổn định tình hình dân sinh, phối hợp kiểm soát đường phố, đặc biệt là hỗ trợ thực phẩm nhân dân ở nhiều phường xã, khu dân cư đã trở nên quen thuộc. Màu áo xanh thân thương nhận được nhiều tình cảm yêu mến, chào đón nồng nhiệt của người dân khi không quản ngại nắng mưa, đến từng nhà, từng hẻm nhỏ để đi chợ hộ cho dân.
Nhưng ở đâu đó cũng có những hành động xấu xí đến từ một bộ phận người dân, xem việc đi chợ hộ là trò đùa. Có những nơi, cán bộ phường và bộ đội mất công đi chợ hộ, mua hàng về nhưng bị "bom đơn", người dân từ chối nhận hàng hoặc lấy cớ là đặt thử cho biết.
Mới đây, một tình nguyện viên đã chia sẻ hình ảnh "nhức nhối" về chú bộ đội thẫn thờ trước hàng chục đơn hàng đi chợ hộ, được cho là bị dân "bom". Các túi hàng đều được mua ở siêu thị, xếp san sát nhau. Người ngày chia sẻ, chú bộ đội tóc muối tiêu đã dành cả ngày để đi chọn hàng, mua về cho dân, cuối cùng lại bị "bùng tiền".
Hình ảnh chú bộ đội sau một ngày dài chọn mua hàng, cuối cùng lại bị phũ phàng khiến dân mạng bức xúc.
- Mong pháp luật vào cuộc. Lòng tốt không thể bị đem ra đùa cợt. Thương các chiến sĩ còn chưa hết mà đây còn hại người ta.
- Mấy người này phải phạt cho ăn cơm với muối cả tháng cho biết. Các chú đừng nể nang nữa, mấy người bom đơn của bộ đội xứng đáng được nêu tên, đọc số điện thoại trên loa cho cả phường cùng nghe mà xấu hổ.
- Phải xử lý nghiêm vào các chú ơi, để họ bỏ cái thói đó đi, trong thời dịch bệnh vậy mà ác quá!
(Một số đề xuất của dân mạng)
Trước đó, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh cũng phải phản ánh với báo chí về việc họ bị bom 100 đơn hàng theo dạng combo mà siêu thị thiết kế. Rapper Vũ Đức Thiện (nghệ danh Rhymastic) sau đó đã viết status ngỏ ý muốn mua lại giúp phường, vì anh đang sống tại đây.
" Cháu là công dân phường An Phú, xin phép trả tiền cho 100 đơn hàng bị "bom" mà các bác phản ánh. Chứ bao nhiêu người đặt hàng từ thứ hai mà cả tuần sau đó không được liên hệ giao đồ hay liên hệ số phụ trách đều không bắt máy thì không nên để phí số hàng bị bom các bác ạ. Các bác giao 100 đơn bị bom đến chung cư Petro Vietnam Landmark, cháu thanh toán cho ", anh ngỏ ý.
8 đơn theo combo bị "bom hàng" mà Rhymastic mua lại của phường và tặng lại cho người dân nơi mình ở. (Ảnh: Vũ Đức Thiện)
Cuối cùng, anh đã tìm được liên lạc của cán bộ phụ trách đi chợ hộ của phường. Trong 100 đơn hàng bị bom của phường An Phú, cuối cùng đã giải tỏa được gần hết, còn lại 8 đơn và Rhymastic đã nhận mua hết vào 30/8. Anh còn đùa rằng: " Tranh thủ nhảy ít trứng và táo cho Bư còn lại nhường cư dân party up (mở tiệc - PV). Hơi tiếc là đơn bom toàn không có thịt với rau ạ, không là cả chung cư no ấm luôn ".
Hành động này của chàng rapper đã khiến dân mạng "ưng bụng", dù anh thật thà chia sẻ rằng nhà mình không có nhu cầu lấy hết các đồ trong combo, và vẫn đang đợi mua thực phẩm tươi. Những món đồ khác đã mua, anh tặng hết cho hàng xóm, ai có nhu cầu tự đến lấy chứ không thu tiền.
Nhà hết sạch gạo, người đàn ông lén đi hái mít non về cho vợ con ăn rồi năn nỉ xin đội dân quân tha Thương cho hoàn cảnh người đàn ông, đội dân quân đã đưa ra hình phạt đặc biệt khiến ai nghe xong cũng ấm lòng. Dich Covid-19 tái bùng phát khiến đời sống của người dân tại nhiều tỉnh, thành gặp khó khăn. Người thì thất nghiệp hàng tháng trời, người phải lục đục khăn gói hồi hương về quê tìm cách kiếm sống...