Clip cậu bé Nga cầu cứu vì không muốn đi học “gây bão”
Đoạn video ghi lại hình ảnh một cậu bé ở Nga khóc lóc, la lên rồi khẩn nài bố mẹ đừng đưa tới trường trong ngày khai giảng đang thu hút sự quan tâm.
Ngày 1-9 là ngày khai giảng năm học mới ở Nga. Năm nay, ngày này rơi vào Chủ nhật, hàng triệu trẻ em chuẩn bị đến trường với những chiếc cặp nặng trĩu sách vở. Đối với cậu học sinh nhỏ trong video đang lan truyền ở Nga, đó hẳn không phải là ngày vui vẻ.
Video cậu bé Nga cầu cứu vì không muốn đi học “gây bão”
“Không, con không muốn đi học đâu”, cậu bé khóc thút thít khẩn nài bố mẹ.
Tuy nhiên, hy vọng của cậu bé nhanh chóng bị bố mẹ dập tắt và họ bắt đầu dùng chiến thuật “ vừa đấm vừa xoa”
“Các thầy cô sẽ dạy con viết chữ, con cũng sẽ làm bài tập về nhà nữa!” – người mẹ thuyết phục. Trong khi đó, ông bố thì dọa: “Nếu con mà buông ra, con sẽ ngã lên vỉa hè cho mà xem!”.
Màn thuyết phục đi học trở nên kịch tính hơn khi một học sinh khác đi ngang qua nói: “Thôi nào anh bạn, tôi khuyên cậu đừng có đến đó. Tôi đã ở đấy 4 năm rồi”.
Bất lực vì không thể thuyết phục được bố mẹ, cậu bé tiếp tục vừa khóc vừa kêu cứu: “Cứu con với, giúp con”. Trong khi đó, chính bố mẹ cậu bé cũng bật cười vì giây phút này.
Hình ảnh của cậu nhỏ này khiến không ít người phải bật cười vì nhìn thấy chính mình trong đó.
“Đó là tâm lý chung của học trò sau mỗi kỳ nghỉ dài. Thời học sinh đúng là nghỉ bao nhiêu cũng không đủ”, nhiều người tỏ ra đồng cảm với cậu bé trong video.
Trường Giang
Theo RT/vietnamnet
Kon Tum sẵn sàng cho ngày khai giảng năm học mới
Đến thời điểm này, tất cả các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã sẵn sàng cho ngày khai giảng năm học mới, kể cả các điểm trường vùng sâu, vùng xa.
Thầy và trò Trường THCS Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum dọn vệ sinh trường, lớp chuẩn bị năm học mới. Ảnh: baokontum.com.vn
Tu Mơ Rông là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum. Bước vào năm học mới 2019- 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho ngày khai trường và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Năm học mới 2019-2020, toàn huyện Tu Mơ Rông có 34 trường, trong đó có 11 trường Mầm non, 11 trường Tiểu học và 12 trường Trung học cơ sở với khoảng 7700 học sinh từ bậc mầm non đến trung học cơ sở được chia thành 345 lớp ở cả 3 bậc học.
Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã tuyên truyền vận động nhân dân cùng các trường chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn cho học sinh chuẩn bị đến trường. Theo đó, ngành Giáo dục và đào tạo huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư sưa chưa 6 phong hoc, lam mơi 66 công trinh vê sinh va 52 công trinh nươc sinh hoat cho cac điêm trương trên đia ban huyên vơi tông kinh phi hơn 10 ty đông.
Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cũng bố trí hàng tỷ đồng tăng cường cơ sở vật chất, mua săm trang thiêt bi day hoc và mua săm trang bi hê thông nươc sach phục vụ năm học mới... Vì vậy, đến nay toàn huyện có tổng số gần 500 phòng học kiên cố, 153 nhà công vụ, 65 nhà bán trú, 80 công trình vệ sinh cố định, 15 giếng khoan, 36 giếng đào, 27 công trình nước chảy... Ông A Hơn, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng huyện cũng cố gắng ưu tiên bố trí 3 tỷ đồng tập trung xây dựng nhà vệ sinh, xây dựng công trình nước sinh hoạt phục vụ việc dạy và học trong năm học mới 2019-2020.
Bên cạnh công tác đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác huy động học sinh ra lớp; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho học sinh ở tất cả các cấp học cũng được ngành giáo dục huyện Tu Mơ Rông đặc biệt quan tâm. Đến nay, tất cả các câp học từ Mầm non đến Trung học cơ sở, các trường đã tâp trung huy động học sinh ra lớp, vệ sinh trường lớp và ôn tập củng cố kiến thức đầu năm học.
Ông An Văn Sáu, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tu Mơ Rông cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng đã chỉ đạo các trường phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp cùng mặt trận và các đoàn thể xã triển khai đến từng thôn làng, vận động nhân dân đưa con em ra lớp. Cùng với đó, Phòng vận động nhân dân cùng tham gia làm nhà bán trú, hỗ trợ dựng nhà vệ sinh và tham gia ngày công dọn dẹp vệ sinh trường học, chuẩn bị khai giảng và phục vụ công tác bán trú. Ngoài ra, Phòng cũng vận động ủng hộ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ quần áo, sách vở cho học sinh nghèo, học sinh không thuộc diện hỗ trợ của Nhà nước để các em yên tâm học tập.
Năm học mới 2019- 2020 đang đến gần, theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum, công tác chuẩn bị cho năm học mới trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học. Năm học 2019- 2020, tỉnh Kon Tum có 538 cơ sở giáo dục, đào tạo, với 157.900 học sinh tại tất cả các bậc học, tăng khoảng 3.000 học sinh so với năm trước. Trong đó, học sinh dân tộc thiểu số là hơn 90.000 em. Để chuẩn bị năm học mới, Kon Tum đã đưa vào sử dụng 3 trường học mới; đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất các trường học còn lại; đầu tư xây mới 128 phòng học, trong đó đã xóa được 36 phòng học tạm, cũng như mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập... với tổng kinh phí hơn 187 tỷ đồng.
Tin, ảnh: Quang Thái
Theo TTXVN
Mơ một ngày khai giảng! Mơ một ngày khai giảng, chứ không phải mơ một ngày tựu trường! Ảnh minh họa Và tại sao phải mơ? Vì tự khi nào ngành giáo dục có hai khái niệm khác nhau: "ngày tựu trường" và "ngày khai giảng", dù ngữ nghĩa trong từ điển hai khái niệm này như nhau! Và mơ là muốn cả nước có chung một ngày...