CLB Sài Gòn: Nói hay rồi, thực hiện đi thôi!
CLB Sài Gòn tạo phấn khởi với những kế hoạch táo bạo, đầy tham vọng vươn tầm châu lục. Nói hay rồi, giờ bắt tay hiện thực hóa mục tiêu thôi, bầu Bình!
CLB Sài Gòn chuyển động mạnh…
CLB Sài Gòn khiến nhiều người bất ngờ về thành tích mùa trước cũng như chuyện thay máu lực lượng khó tin hồi đầu mùa 2021.
Đến giai đoạn nghỉ vì dịch Covid-19 này, đội bóng của bầu Bình làm mọi người thêm choáng bằng hàng loạt sự chuyển động liên quan đến nhân sự khi HLV Vũ Tiến Thành rời ghế, và chuyển sang công tác khác.
Bầu Bình và CLB Sài Gòn đang có những chuyển động đáng kinh ngạc
Cùng lúc, CLB Sài Gòn cũng triển khai giấc mơ “Nhật hoá” đội bóng với quyết định giao ghế nóng cho ông Masahiro Shimoda, cũng như đưa đội trưởng Cao Văn Triền (bên cạnh Trần Danh Trung của Viettel) đến với J-League 2.
Không chỉ hành động, bầu Bình cũng tái khẳng định mơ ước đưa CLB phát triển lên tầm cao mới, đồng thời góp phần giúp bóng đá Việt Nam vượt ra… tầm châu lục bằng những chiến lược được coi dài hơi, căn cơ thông qua những tuyên bố trên các phương tiện truyền thông.
Những tuyên bố, và cũng có cả hành động của CLB Sài Gòn đang khiến người hâm mộ phấn khởi, ít nhất trong giai đoạn mà bóng đá Việt Nam “đóng băng” vì dịch cúm COVID-19.
… nói hay rồi, làm có tốt?
Sự chuyển động mạnh mẽ của CLB Sài Gòn trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Nhưng, bên cạnh đó cũng khó tránh khỏi sự hoài nghi về khát khao, mơ ước lớn lao của bầu Bình với đội nhà hay cùng bóng đá Việt Nam.
Điều này là chắc chắn, bởi thực tế nhìn vào hơn 20 năm kể từ khi bóng đá Việt Nam chuyển mình lên chuyên nghiệp chẳng thiếu những ông bầu, đội bóng đặt mục tiêu thậm chí bắt tay vào thực hiện khát vọng tương tự như CLB Sài Gòn đang làm.
nhưng người hâm mộ cần bầu Bình và đội bóng làm nhiều, mạnh mẽ hơn những gì mới tuyên bố
Tất cả đều dư giả khát vọng, tình yêu lẫn tiền bạc nhưng kết quả thì không cần phải nói lại với hầu hết là thất bại, hoặc chưa thành. Có thể kể đến những cái tên đầy uy tín, cạo gội như ông Võ Quốc Thắng, Đoàn Nguyên Đức đến người trẻ hơn như anh em bầu Thuỵ, bầu Thuỷ, bầu Trường…
Nói như thế không phải khẳng định bầu Bình hay CLB Sài Gòn có thể đi theo vết xe đổ của người đi trước, nếu chẳng muốn nói mức độ thành công thậm chí lớn hơn nhưng để đạt được hiển nhiên phải làm rất nhiều điều hơn là chỉ nói suông.
Người hâm mộ không còn mấy tin khi thấy hàng loạt CLB, ông bầu giương cao ngọn cờ gầy dựng lại bóng đá Sài thành bản sắc, sức mạnh như quá khứ từng sở hữu. Nhưng rồi lần lượt Navibank, Xuân Thành Sài Gòn… xoá sổ hoặc chuyển giao chỉ sau vài mùa cũng bắt đầu bằng sự hừng hực chẳng khác gì CLB Sài Gòn bây giờ.
CLB Sài Gòn đang trở thành hiện tượng, bầu Bình cũng là ’ sao sáng’ trên các phương tiện truyền thông điều đó cũng đáng quý trong bối cảnh V-League cần nhiều sự đổi mới, sức bật sau khi chứng kiến hàng loạt ông bầu nói lời chia tay suốt vài năm qua.
Nhưng một khi muốn người hâm mộ tin, ít nhất CLB Sài Gòn phải phấn đấu vô địch hay đảm bảo thành tích ở V-League. Bởi đơn giản trong bóng đá muốn gì cũng phải có thành tích, còn chưa leo đỉnh thành công thì “hô to” nhiều lúc cũng gây hoài nghi.
Văn Triền và Danh Trung tại J-League 2: Cơ hội không nhiều, phải biết nắm bắt
Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ cùng gia nhập CLB Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Vậy cơ hội đá chính của hai cầu thủ đến từ V-League tại môi trường mới, chuyên nghiệp như J-League 2 là như thế nào?
Theo tiết lộ của Chủ tịch CLB Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình, Cao Văn Triền của CLB Sài Gòn FC và Trần Danh Trung của Viettel sẽ cùng nhau chuyển tới thi đấu cho Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Đây là cơ hội có được nhờ sự hợp tác giữa CLB Sài Gòn và CLB Ryukyu.
Ryukyu không phải đội bóng quá giàu tham vọng của bóng đá Nhật Bản và đang ở J-League 2, không phải J-League 1 như Cerezo Osaka, đội bóng mới của thủ môn Đặng Văn Lâm. Điều này sẽ giúp Cao Văn Triền và Trần Danh Trung không quá bị áp lực thành tích và sẽ có cơ hội ra sân thi đấu nhiều hơn.
Cơ hội của Cao Văn Triền
Tại Ryukyu, Cao Văn Triền sẽ cạnh tranh với 3 cầu thủ khác về một suất đá chính gồm Koki Kazama (28 tuổi), Kazumasa Uesato (33 tuổi) và Mizuki Ichimaru (22 tuổi). Mùa trước, Kazama và Uesato là hai cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Ryukyo với lần lượt 31 và 42 trận. Trong khi đó, Ichimaru cũng có 27 lần ra sân.
Về thành tích cá nhân, cả Kazama và Uesato đều có 2 bàn thắng. Kazama nhỉnh hơn ở khả năng kiến tạo với 3 lần còn Uesato và Ichimaru mỗi người chỉ có 1 lần kiến tạo thành bàn.
Văn Triền (áo xanh) có thể cạnh tranh 1 suất đá chính tại Ryukyu. Ảnh: Sài Gòn FC
Nhìn vào thành tích của các cầu thủ Ryukyu có thể thấy, khả năng Cao Văn Triền giành được 1 suất đá chính không quá khó. Xét về kinh nghiệm thi đấu, Văn Triền hiện có nhiều hơn Ichimaru. So với Uesato, Văn Triền lại có yếu tố sức trẻ.
Thời gian đầu, Cao Văn Triền dĩ nhiên sẽ chỉ được tung vào sân từ ghế dự bị hoặc đá chính ở những trận đấu không quan trọng. Tuy nhiên, những lợi thế về kinh nghiệm thi đấu và sức trẻ có thể giúp Văn Triền cạnh tranh được với Uesato và đặc biệt là Ichimaru về lâu dài.
Khó khăn với Trần Danh Trung
Theo đánh giá của bình luận viên Quang Huy, Danh Trung sẽ phải cạnh tranh với 4 cầu thủ khác của Ryukyu cho một vị trí thi đấu trên hàng công gồm Shinya Uehara (32 tuổi), Takuma Abe (31 tuổi), Kazuki Yamaguchi (24 tuổi) và Takuya Hitomi (21 tuổi).
Đội hình ưa thích của Ryukyu là 4-2-3-1. Takuma Abe là sự lựa chọn số 1 trên hàng công của Ryukyu. Yamaguchi thường được bố trí chơi với vai trò hộ công. Trong khi đó, Uehara thường được tung vào sân trong hiệp 2 còn Hitomi vẫn chỉ được coi là chân sút trẻ nên cơ hội ra sân tại J-League 2 chưa nhiều.
Mùa trước, Hitomi chỉ có 8 trận ra sân thi đấu và để lại dấu ấn bằng 1 kiến tạo. Takuma Abe là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong số những cầu thủ kể trên với 13 pha lập công cùng 2 lần kiến tạo. Uehara xếp sau với 6 bàn thắng và 3 đường kiến tạo. Yamaguchi không ghi được bàn thắng nào. Anh chỉ có 2 lần kiến tạo dù ra sân 22 trận, nhiều hơn 14 trận so với Hitomi.
Trần Danh Trung rất khó để có cơ hội ra sân thi đấu trong đội hình của Ryukyu tại J-League 2. Cầu thủ 20 tuổi sẽ ưu tiên việc học hỏi là chính. So với Cao Văn Triền, Danh Trung không có nhiều cơ hội để cạnh tranh.
Cơ hội thi đấu của Danh Trung tại J-League 2 không nhiều. Ảnh: Viettel FC
Ryukyu là đội bóng được thành lập năm 2003. Họ bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp năm 2014 tại giải J-League 3. Tới năm 2018, Ryukyu thăng hạng lên J-League 2 sau khi vô địch J-League 3.
Ở mùa giải 2020 vừa qua, thành tích của Ryuku không mấy ấn tượng. Họ chỉ xếp 16/22 đội bóng tại giải đấu. Đội bóng miền Nam Nhật Bản giành được 14 trận thắng, hòa 8 trận và để thua 20 trận.
Siêu cò Lorenzo: 'Khoảng 50 năm nữa, BĐVN sẽ có một Son Heung Min' Nhà quản lý bóng đá nổi tiếng Lorenzo Tonetti đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện xuất ngoại của các cầu thủ Việt Nam trong thời gian qua. Sáng ngày 24/2, CLB Sài Gòn đã đưa ra thông báo rằng sẽ cho tiền vệ Cao Văn Triền sang Nhật Bản thi đấu cho FC Ryukyu tại J.League 2. Bên...