Chuyện về tên miền Tiếng Việt được cấp phát miễn phí từ ngày 28/4
Xung quanh chuyện tên miền Tiếng Việt được phát miễn phí cho khách hàng cũng có nhiều điều để bàn.
Ngày 28/4/2011 tới đây, Trung Tâm Internet Việt Nam – VNNIC chính thức cấp phát miễn phí tên miền Tiếng Việt (có dấu) cho người dùng có nhu cầu. Đây là giai đoạn hai trong lộ trình triển khai, cấp phát tự do, miễn phí tên miền loại này của VNNIC.
Trước đó, giai đoạn một dành cho đối tượng doanh nghiệp, cá nhân được quyền ưu tiên sở hữu những tên miền tiếng Việt có dấu liên quan đến thương hiệu, tên tuổi của mình. Trong giai đoạn này, có trên 3500 tên miền đã được cấp phát. So sánh với mức tăng trưởng khoảng vài chục ngàn tên miền (có phí) trong một năm thì con số này còn quá khiêm tốn. Điều này không khó lý giải bởi tên miền Tiếng Việt thực tế vướng phải vấn đề lớn liên quan đến thói quen người dùng.
Từ trước đến nay, người dùng internet Việt Nam đã quen với việc sử dụng ký tự Latin trong việc gõ địa chỉ website. Tên miền Tiếng Việt khi ra đời gây khó khăn trong việc thao tác trên bàn phím máy tính.
Ví dụ với địa chỉ: tênmiềntiếngviệt.vn, để tránh xảy ra lỗi bỏ dấu khi viết liền các từ Tiếng Việt, người ta phải gõ cả cụm: “tên miền tiếng việt.vn” như thông thường, sau đó đưa con trỏ ngược trở lại để xóa đi các khoảng trống.
Rõ ràng sử dụng loại tên miền này tốn thời gian thao tác hơn so với kiểu tên miền tiếng Latin truyền thống. Chưa kể, yêu cầu về bộ gõ Tiếng Việt và một số rắc rối sẽ xảy ra với các trình duyệt không tối ưu hóa cho việc gõ Tiếng Việt trên thanh địa chỉ. Người dùng các thiết bị di động cũng bị làm khó nếu sử dụng loại tên miền có dấu.
Nguyên nhân trên tạo ra tâm lý kém mặn mà của người dùng mặc cho VNNIC đã áp dụng chính sách “biếu không” nhằm kích cầu doanh số. Bên cạnh Việt Nam, một vài quốc gia khác như Trung Quốc cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự khi tên miền tiếng bản địa luôn ở tình trạng “ế hàng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận tên miền Tiếng Việt dưới góc độ một kênh tiếp cận mới dành cho người sử dụng, thì việc đăng ký thêm tên miền loại này không phải vô nghĩa. Thứ nhất, trong trường hợp cần bảo vệ thương hiệu, tên gọi riêng và tránh nhầm lần do cách đọc tên miền không dấu, việc đăng ký tên miền Tiếng Việt là cần thiết.
Còn nhớ cách đây vài năm, một doanh nghiệp kinh doanh đặc sản quả bưởi của Việt Nam đã không đăng ký được tên miền (buoi.com.vn) trên mạng. Vì cơ quan chức năng lo có hiểu nhầm khi đọc tên không dấu. Còn bây giờ, doanh nghiệp nọ có thể vô tư đi nhận miễn phí tên miền “bưởi.com.vn” để thuận lợi hơn trong giao dịch trực tuyến. Nên nhớ, tên miền Tiếng Việt “chỉ gồm một từ” thao tác gõ phím đơn giản hơn rất nhiều so với loại 2,3,4… từ.
Lợi ích thứ hai, thứ mà nhiều người tin sẽ thuyết phục được khách hàng tìm đến tên miền Tiếng Việt đó là hiệu quả trong SEO (tối ưu hóa website theo công cụ tìm kiếm). Tên miền trùng với từ khóa cần đưa lên top Google Search là một trong các yếu tố có lợi cho quá trình SEO. Chính vì thế, khi mà VNNIC còn đang áp dụng chính sách cấp phát miễn phí, chẳng tội gì mà chủ nhân các website Việt không nhanh tay tìm ngay cho mình một, hai địa chỉ hợp lý.
Theo PLXH
Xác định địa chỉ email bất kỳ là thật hay giả
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 1 số cách cơ bản để kiểm tra 1 địa chỉ email bất kỳ là thật hay giả.
Trong thực tế có khá nhiều cách để thực hiện việc này, đơn giản nhất là bạn gửi 1 email kiểm tra, nếu không bị trả về nghĩa là địa chỉ đó có tồn tại, tính năng này dựa trên cơ chế đã được thiết lập sẵn trên 1 số web domain. Khi 1 tin nhắn được gửi tới 1 địa chỉ email nào đó, server sẽ thực hiện bước kiểm tra và xác minh sự tồn tại của địa chỉ đó, và gửi trả về địa chỉ người gửi nếu email đó không tồn tại.
Ping đến địa chỉ email để xác minh:
Mỗi khi bạn gửi tin nhắn đến tài khoản email của ai đó, tin nhắn này sẽ "đi qua" server SMTP, và tìm kiếm thông tin MX (Mail Exchange) của domain thuộc địa chỉ email của người nhận. Ví dụ như sau, nếu gửi email tới địa chỉ hello@gmail.com, trước tiên mail server sẽ cố gắng tìm kiếm thông tin các bản ghi của domain gmail.com. Nếu các bản ghi này có thật, thông tin tiếp theo được kiểm tra là tên tài khoản (ở đây là hello) có tồn tại hay không.
Tương tự như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được sự tồn tại của 1 địa chỉ bất kỳ nào đó mà không phải gửi email kiểm tra. Như bài thử nghiệm sau, chúng ta sẽ áp dụng với tài khoản billgates@gmail.com?
- Kích hoạt tính năng telnet của Windows (trong phần Control Panel> Programs and Features> Turn Windows Features on or off> Enable Telnet Server). Nếu bạn đang sử dụng tiện ích hỗ trợ như PuTTY thì hãy bỏ qua bước này:
- Sau đó, sử dụng Command Prompt và gõ lệnh:
nslookup -type=mx gmail.com
- Câu lệnh trên sẽ liệt kê các bản ghi MX của domain gmail.com như bên dưới (thay thế domain gmail.com với domain bạn muốn kiểm tra):
gmail.com MX preference=30, exchanger = alt3.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=20, exchanger = alt2.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=5, exchanger = gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=10, exchanger = alt1.gmail-smtp-in.l.google.com
gmail.com MX preference=40, exchanger = alt4.gmail-smtp-in.l.google.com
- Các bạn có thể dễ dàng nhận ra, việc có nhiều bản ghi MX đối với 1 tên miền không có gì lạ. Hãy chọn 1 dòng bất kỳ được đề cập trong kết quả trả về, có thể là 1 bản ghi với lượng ưu tiên thấp nhất (ở đây là gmail-smtp-in.l.google.com) và "giả vờ" gửi email kiểm tra tới server đó từ máy tính của chúng ta. Hãy thực hiện quá trình đó theo tuần tự sau:
- Kết nối tới server mail: telnet gmail-smtp-in.l.google.com 25
- "Nói" hello tới các server khác: HELLO
- Xác định chính tài khoản của chúng ta với địa chỉ email giả: mail from:labnol@labnol.org
- Nhập tên của địa chỉ email đang cần xác minh: rcpt to:billgates@gmail.com
- Các tín hiệu trả về từ server dành cho lệnh rcpt to sẽ giúp bạn xác định chính xác sự tồn tại của địa chỉ billgates@gmail.com.
abc@gmail.com -- The email account that you tried to reach does not exist> địa chỉ email này không tồn tại.
support@gmail.com -- The email account that you tried to reach is disabled> tài khoản đang bị khóa.
- Nếu kết quả bạn nhận được khác với 2 kết quả trên thì nghĩa là địa chỉ đang xác minh có thật và đang tồn tại.
Trên đây là 1 số bước cơ bản sử dụng công cụ có sẵn của Windows để kiểm tra sự tồn tại của 1 địa chỉ email bất kỳ nào đó. Chúc các bạn thành công!
Theo PLXH