Chuyện về những thầy, cô giáo cưu mang học trò nghèo ở Quảng Ngãi

Theo dõi VGT trên

Bằng tình thương yêu hết lòng dành cho học sinh nghèo, nhiều thầy cô ở Quảng Ngãi đã giúp các em vượt qua khó khăn, tiếp tục đến trường và vươn lên trong học tập.

Chuyện về những thầy, cô giáo cưu mang học trò nghèo ở Quảng Ngãi - Hình 1

Các thầy cô đưa trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số đến trường. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Trước những hoàn cảnh bất hạnh của học trò, nhiều giáo viên ở Quảng Ngãi đã cùng nhau sẻ chia, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập.

Hơn 2 năm nay, nhiều giáo viên Trường Mầm non Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi) đã cùng nhau chăm lo, nuôi dưỡng em Phạm Thị Thảo Nguyên, học sinh lớp Lá của trường.

Thảo Nguyên sống cùng ông bà ngoại già yếu và người mẹ bị bệnh tâm thần. Em ra đời cũng là lúc người cha bỏ đi, mẹ em dày vò về tinh thần nên bệnh ngày càng nặng hơn.

Có những lúc, mẹ em tìm đến cái chết nhưng may mắn được mọi người phát hiện và cứu sống. Biết được hoàn cảnh của Thảo Nguyên, 25 cô giáo Trường Mầm non Tịnh Kỳ đã cưu mang, hỗ trợ em từ quần áo, tiền học…

Cô giáo Nguyễn Thị Tường Linh, giáo viên phụ trách lớp của Thảo Nguyên chia sẻ: ” Hiểu hoàn cảnh của bé Nguyên, tôi đã dành cho con nhiều tình cảm, sự quan tâm hơn những bạn khác cùng lớp. Ngoài giờ lên lớp, tôi cũng dành thời gian chăm sóc con…” Thảo Nguyên giờ là con chung của 25 cán bộ, giáo viên nhà trường.

[Chuyện về bé Thảo Nguyên chỉ là câu chuyện điển hình về những hoàn cảnh bất hạnh mà mỗi cô giáo của Trường Mầm non Tịnh Kỳ đã sẻ chia, đồng hành trong những năm qua.

Cô Nguyễn Thị Thanh Nguyên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tịnh Kỳ cho hay, cuộc sống của các giáo viên trong trường còn nhiều khó khăn nhưng mỗi tháng các cô đều trích một phần kinh phí nhỏ để cùng nhau chia sẻ với hoàn cảnh của bé Thảo Nguyên.

Người dân vùng biển Tịnh Kỳ còn nhiều khó khăn, nhà trường cũng lựa chọn những hoàn cảnh nào đặc biệt nhất để cưu mang, nuôi dạy. Khi các em chuyển cấp học, nhà trường lại tiếp tục giúp đỡ hoàn cảnh khác.

Video đang HOT

Trong hành trình làm việc nghĩa của mình, thầy giáo Lê Công Tuệ, giáo viên Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa cùng vợ là cô Nguyễn Thị Thu Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Thuận (huyện Tư Nghĩa) không thể nhớ hết đã giúp cho bao nhiêu học trò nghèo được đến lớp. Chỉ cần hay tin có học sinh gặp khó khăn, vợ chồng thầy Tuệ đều đến tận nơi tìm hiểu, giúp đỡ và cùng kêu gọi tấm lòng hảo tâm khác hỗ trợ các em.

Thầy Tuệ chia sẻ, điều quan trọng nhất đối với vợ chồng thầy là giúp các em tiếp tục đến trường, từ đó tìm được hướng đi phù hợp cho bản thân. Đến nay, nhiều em mà vợ chồng thầy từng giúp đỡ đã có được những thành công nhất định.

Nhiều em lựa chọn đi học nghề và đã tìm được việc làm ổn định. Vào các dịp hè, lễ, Tết, các em thường về quê và đến thăm vợ chồng thầy. Qua đó, các em có những sự chia sẻ để giúp đỡ trò nghèo khác tiếp tục đến trường.

Cuộc sống luôn có những mảng màu tươi sáng được vẽ lên từ những tấm lòng sẻ và tình thương yêu. Chuyện về những thầy, cô giáo cưu mang học trò nghèo, bất hạnh luôn được xem là những câu chuyện nhân văn và đầy tình người trong cuộc sống đời thường.

Các thầy cô luôn là ánh sáng giúp nhiều thế hệ học trò tìm được lý tưởng và hướng đi đúng cho cuộc đời mình./.

Đinh Thị Hương

Theo TTXVN/Vietnamplus

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thắp sáng vùng cao

Bằng niềm say mê và lòng nhiệt huyết của mình, những người thầy, cô đã và đang đóng góp sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc thắp sáng vùng cao.

Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đồng bào các nơi khác, nhất là cán bộ từ khu đến huyện cần phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao nhiều hơn nữa", trong suốt những năm vừa qua, nhiều thầy cô giáo vẫn miệt mài khoác ba lô vượt núi, mang "cái chữ của Bác Hồ" gieo lên miền đá. Bằng niềm say mê và lòng nhiệt huyết của mình, họ đã và đang đóng góp sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc thắp sáng vùng cao.

Vượt núi vận động trò đi học

Trong những năm gần đây, công cuộc khai mở tri thức cho đồng bào vùng cao có một phần công sức không nhỏ của những thầy cô giáo. Trong số họ, không ít người khi bắt đầu khoác ba lô ngược núi đã tâm niệm rằng, sẽ không trụ lại ở nơi rừng thiêng nước độc, thế nhưng dần dà nhiều thầy cô đã "sâu rễ bền gốc", gắn bó với vùng đất biên cương. Họ đã thực sự trở thành những người con của bản Mông, bản Thái. Để từ đó, câu chuyện về những người mang "cái chữ Bác Hồ" đi gieo giữa mây xanh cứ nối dài ra mãi...

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thắp sáng vùng cao - Hình 1

Vượt khó để "trồng người"

Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, người từng có thâm niên nhiều năm "cắm bản" ở một số điểm trường thuộc các xã của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai kể, ngày xưa, lúc mới ra trường, dù đã tìm đọc qua sách báo, nhưng khi đặt chân lên Si Ma Cai - nơi mà "con sông Hồng chảy vào đất Việt", cảm giác đầu tiên của cô là vô cùng choáng ngợp. Ngước về bốn phía đều là đá núi điệp trùng, nhà cửa, dân cư thưa thớt. Nhưng, điều khiến Hằng bị ám ảnh nhất đó là những đứa trẻ người dân tộc quen ở truồng, rét tím tái, thịt da ngoang nguếch.

Cho đến trước khi cắp sách bước vào lớp một, trẻ em ở nhiều bản làng mà Hằng đã đi qua, hầu như các cháu không biết đến khái niệm mặc quần, đi dép, đội mũ và tiếng Kinh. Điểm trường đầu tiên mà Hằng về công tác chỉ là một căn nhà cấp 4 đứng xiên xẹo trên lưng núi. Trường tất thảy chỉ hơn chục học sinh, nhưng lại trải đều từ lớp 1 đến lớp 5. Đứa lớn nhất 16, nhỏ nhất cũng vừa 8 tuổi.

Đêm đầu tiên ngủ lại trong ngôi trường mới, Hằng đã không cầm nổi lòng mình. Cô khóc vì sự cô đơn, trống trải, khóc vì nhớ nhà. Đã ba bốn lần sắp đồ đạc, tư trang định quay về, nhưng, chính những đứa trẻ học trò mặt mũi ngây ngô, mắt trong veo như nước suối kia đã níu chân Hằng ở lại.

Sáng nào cũng vậy, công việc đầu tiên của Hằng là điểm danh xem lớp có vắng hay không, học sinh nào bỏ học. Thậm chí, nhiều hôm cô phải băng rừng, lội suối đến tận nhà vận động bố mẹ các em cho con cái họ đến trường. Bấy giờ, vận động trẻ con dân tộc đi học là rất khó. Bởi, nhà các em quá xa, leo núi mất cả ngày đường. Trời mưa là đám trẻ núi bỏ học hàng loạt. Có hôm cả trường chỉ hai học trò đến lớp. Nhiều em đến trường còn phải địu theo cả em để vừa học vừa trông. Mỗi lần đứa bé trong địu khóc là cả lớp lại nháo nhào như vỡ chợ...

Phần nữa vì đa phần những gia đình ở đây đều nghèo, miếng cơm manh áo đối với họ luôn là điều quan tâm nhất, còn chuyện học chỉ là thứ yếu, thế cho nên, công tác vận động của Hằng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng, vì nể cái tình của cô giáo, dần dà các bậc phụ huynh cũng bớt chuyện bắt con ở nhà chăn bò, lên nương, lấy chồng, lấy vợ thay vì đi học. Khi lớp học dần đi vào ổn định, Hằng lại chạy đôn, chạy đáo, vận động bà con dân bản góp tre pheo, gỗ lạt để tu sửa lại phòng học cho đỡ dột. Nhờ vậy, lớp học của Hằng khang trang hơn và số lượng học sinh cũng tăng lên dần theo mỗi năm học mới.

Thấy cô giáo ân cần, gần gũi, lũ trẻ cũng dần "hợp tác". Chúng bắt đầu chăm chỉ, chịu khó đến lớp thường xuyên hơn để bắt đầu học a, b, c. Con chữ cứ thế thầm dần vào bọn trẻ. Chừng hơn một tháng, học trò bám Nguyệt hơn bố mẹ, cô không còn phải tới từng nhà vận động....

Hằng kể: "Ngày đó, bản làng còn nghèo khó, đường xá đi lại khó khăn. Mỗi khi trời mưa, đường trơn trượt, gần như không thể đi được xe, chỉ có thế "cuốc bộ". Ở đây, em không chỉ phải dạy chữ, gọi học sinh đi học mỗi ngày mà còn cùng người dân làm việc đồng, hướng dẫn người dân cách chăm con, vừa phải tranh thủ học tiếng dân tộc... Kể cả khi em lập gia đình, sinh con thì nhiều tối vẫn phải nhờ hàng xóm trông giúp để đi dạy xóa mù chữ cho đồng bào, có hôm đến tận 11 - 12 giờ khuya mới về. Từ lúc thằng bé nhà em lớn lên một chút thì gửi về xuôi cho bà ngoại ở dưới thành phố Lào Cai trông hộ, chứ ở trên này điều kiện chăm sóc không có, nhìn con tội lắm. Nhưng gửi con về dưới đó mình cũng khổ, nhớ nhung dứt ruột. Ban ngày còn đỡ, vì có lũ học trò quấn quýt, chứ mỗi khi chiều xuống thì lại nhớ chồng, nhớ con anh ạ! Có dạo em đi lâu quá, về con nhất định không theo...".

Gian nan gieo chữ

Một giáo viên miền xuôi đời sống vốn đã khó khăn nhưng có lẽ chẳng thấm vào đâu so những vất vả mà các giáo viên vùng cao, vùng hải đảo đang trải qua. Không chỉ công tác trên địa bàn mới, xa nhà, xa gia đình, mà ở nhiều nơi, họ vừa dạy trẻ em tiếng Việt lại vừa phải học tiếng của bà con địa phương; làm tốt công tác vận động bà con dựng trường, đưa trẻ đến trường. Họ cũng luôn phải tìm tòi phương pháp dạy học hiệu quả hơn, phù hợp hơn với đặc điểm của học sinh vùng cao.

Cô Huyền, một giáo viên đã từng có nhiều năm "cắm bản" ở Mường Nhé, Điện Biên bảo, trong những khó khăn mà các giáo viên vùng cao thường xuyên phải đối mặt như cơ sở vật chất thiếu thốn, bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về phong tục tập quán, thì việc vận động học sinh đến lớp và "giữ" được các em không bỏ lớp là vất vả nhất. Vì đói nghèo, vì xa xôi cách trở, vì phải ở nhà trông em..., có trăm ngàn lý do để những đứa trẻ Mông, Dao Tày, Thái từ chối hoặc chểnh mảng chuyện học hành.

Đó là chưa kể, cứ mỗi khi mùa vụ đến, học sinh thường ở nhà lên rẫy và không trở lại trường nữa. Bởi, nhiều người vẫn nhận thức rằng: "Chúng tôi không biết chữ, trồng cây ngô nó cũng mọc, cần gì phải đi học, để nó ở nhà giúp bố mẹ thôi...", hoặc: "Con gái chỉ cần biết thêu thùa, dệt vải, biết ủ ngô nấu rượu là tốt rồi. Học cái chữ cũng có no cái bụng được đâu?!". Lối tư duy ấy, đã và đang đè nặng trên núi cao.

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thắp sáng vùng cao - Hình 2

Có một lớp học khang trang, kiên cố luôn là ước mơ của nhiều thầy cô "cắm bản"

Bên cạnh đó, nạn tảo hôn cũng góp một phần làm suy giảm sĩ số của các lớp học vùng cao. Cá biệt có những em mới đang học lớp 7, lớp 8 đã nhất nhất đòi nghỉ để lấy chồng. Thầy cô lại phải băng rừng vượt suối đi vận động các gia đình không dựng vợ gả chồng cho con sớm. Tuy nhiên, việc vận động của các thầy cô giáo không phải lúc nào cũng thành công, như trường hợp của em Sùng Thị Mẩy, nhà ở xã Nậm Vì.

Cuối năm học lớp 8, Mẩy "phải lòng" một bạn lớp trên là Sùng A Kháy. Và, với sự mộc mạc, hồn nhiên nhất của dân tộc mình, cô cậu học trò này nghĩ việc thích nhau, cưới nhau chẳng liên quan gì đến... việc học cả! Khi thầy cô giáo phát hiện thì "chuyện đã rồi", đành để hai gia đình tổ chức đám cưới cho 2 đứa trẻ. Lúc đó, Mẩy vừa bước sang tuổi 17 và mới học được nửa học kỳ của năm lớp 9.

Với những thiếu nữ dân tộc, lấy chồng có nghĩa là yên phận làm dâu, sinh con, làm lụng phụng sự nhà chồng, thế nên chuyện động viên cặp "vợ chồng mũi dãi" Kháy - Mẩy quay lại học tiếp còn "khó hơn cả leo hàng trăm ngọn núi". Đó là chưa kể đến chuyện sinh con đẻ cái, rồi miếng cơm manh áo ghì sát đất, cuộc sống của những đôi vợ chồng trẻ như thế này rất khó để thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, tăm tối.

Ở vùng đất biên viễn này, không chỉ riêng mình Mẩy lâm vào cảnh khốn cùng vì trót mang gánh nặng mưu sinh từ quá sớm, mà mẹ Mẩy, bà ngoại, bà cố ngoại Mẩy cũng đều như vậy. Trong số họ, không ai biết được chính xác phong tục lấy vợ, lấy chồng sớm có tự bao giờ. Đồng thời, họ cũng không hề biết Luật Hôn nhân - Gia đình ra sao, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình thế nào, bởi tập tục tảo hôn đã ăn sâu trong suy nghĩ của đồng bào đã quá lâu rồi. Thế nên, cứ đời nọ nối đời kia, con gái bản Mông mới thấc lên, chưa kịp làm dáng trước ánh mắt đàn ông đã vội vàng làm vợ.

Để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và cũng để cố gắng hạn chế nạn tảo hôn, trong nhiều năm qua, chính quyền, đoàn thể ở Mường Nhé đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhưng hủ tục này thi thoảng vẫn xảy ra, nhất là ở một số bản làng vùng sâu, vùng xa. Và, vì thế công cuộc "gieo chữ, trồng người" trên núi càng thêm gian khó...

Cứ thế, tháng này qua năm khác và dẫu phải đối mặt với trăm ngàn thiếu khó, những cô giáo như Hằng, như Huyền và rất nhiều thầy cô khác nữa đã và đang cần mẫn góp phần công sức của mình để làm thức dậy nhiều vùng đất thậm hoang vu. Đồng thời, họ cũng giúp những đồng bào đời đời sống sau nách núi ủ mây mù hoang lạnh kia nhận ra tình yêu với "cái chữ của Bác Hồ", để từ đó "giặc đói", "giặc dốt" cũng từng bước bị đẩy lùi.

Theo congly

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
16:27:43 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?

Sao châu á

23:30:13 15/11/2024
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nam idol Minhwan (F.T. Island) đang rao bán tòa nhà ở Seoul với giá 3,8 tỷ won (69 tỷ đồng).

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Diễn viên bắt đầu sự nghiệp bằng 15 chiếc xúc xích, đổi đời nhờ bom tấn 7.500 tỷ

Hậu trường phim

23:12:52 15/11/2024
Paul Mescal - nam diễn viên thủ vai chính trong bom tấn 7.500 tỷ chia sẻ câu chuyện được nhận vai chính trong Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) theo một cách điên rồ và kỳ quặc .

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

Thế giới

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.