Chuyện về những chiếc xe đạp nghĩa tình đầu năm học mới
Dù cách thức tổ chức quyên góp, trao tặng có phần khác nhau nhưng những chiếc xe đạp dù cũ hay mới đều rất quý giá với những học sinh nghèo hiếu học trên con đường gập ghềnh đi tìm con chữ.
Trong những ngày trước và sau khai giảng năm học mới 2018 – 2019, gần 100 chiếc xe đạp đã kịp thời được trao tặng cho học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Đại đức Thích Tâm Phương và đại diện chuyên trang An ninh Tiền tệ trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo.
Đó là tấm lòng đẹp đẽ và hành động nhân văn được lan tỏa từ Đại đức Thích Tâm Phương, trụ trì chùa Nhiễu Long, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Theo đó, nhà chùa đã phối hợp cùng Chuyên trang An ninh Tiền Tệ, báo điện tử Người Đưa Tin, kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay quyên góp, mua được 30 chiếc xe đạp mới trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hương Sơn.
Đại diện báo điện tử Người Đưa Tin cùng Đại đức Thích Tâm Phương trao xe đạp và quà cho 11 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường THPT Hương Sơn.
Tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), ngay trong buổi lễ khai giảng năm học mới này, cựu chiến binh Trần Đình Thực (69 tuổi) ngụ tại thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc cũng đã trao tặng 45 xe đạp cũ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 3 xã Mỹ Lộc, Sơn Lộc và Xuân Lộc.
Ông Thực cho biết, từ ngày rời chiến trường, ông gắn bó với nghề sửa xe đạp nên thấu hiểu rất rõ về sự vất vả của những học sinh nghèo và giá trị của chiếc xe đạp đối với học sinh trên đường đến trường.
Video đang HOT
Vì vậy, ông quyết định trích lương hàng tháng của mình thu mua những chiếc xe đạp cũ của người dân hoặc từ những nơi thu mua phế liệu về sơn sửa, thay thế phụ tùng, tạo thành chiếc xe tốt trao tặng cho học sinh nghèo.
CCB Trần Đình Thực trao tặng xe đạp cũ trong Lễ khai giảng tại trường Tiểu học Mỹ Lộc.
Mới đây nhất, ngày 8/9, CLB Tennis huyện Can Lộc đã tổ chức giải đấu truyền thống nhân 88 năm kỷ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh và quyên góp từ các thành viên CLB, các nhà hảo tâm được 25 chiếc xe đạp mới trao tặng cho học sinh THCS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Ông Võ Thúc Đồng, nguyên Phó Bí thư huyện ủy, Chủ nhiệm CLB cho biết: “Từ ngày nghỉ hưu rồi tham gia CLB, bằng sự thấu hiểu và đồng lòng của các thành viên, chúng tôi đã đóng góp và quyên góp trao tặng được 4 đợt với tổng cộng 108 chiếc xe đạp. Lần này, chúng tôi tiếp tục trao tặng 25 xe đạp cho học sinh nghèo đầu năm học mới”.
Thành viên CLB tennis va nhà hảo tâm trao tặng 25 xe đạp mới tại huyện Can Lộc
Nhận chiếc xe đạp từ chương trình, bà Võ Thị Hương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc rưng rưng nước mắt kể: “Tôi đã chở cháu ngoại là Trần Thị Ngọc Ly (lớp 6) xuống nhận xe. Thương cháu lắm. Bố bị tai nạn cụt chân, mẹ đi làm thuê ở miền Nam nên tôi đưa cháu về nuôi. Lâu nay muốn mua cho cháu chiếc xe đạp mà chưa có tiền. Giờ thì yên tâm phần nào khi cháu lên THCS lại có chiếc xe đạp mới để đi học”.
Bà Hương cùng cháu ngoại rất vui khi nhận được xe đạp
Mượn xe đạp hàng xóm chở con vượt quãng đường hơn 5km đến nhận xe đạp, chị Trần Thị Liên ở thôn Đông Kim, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc cũng bày tỏ niềm vui đến nghẹn ngào: “Tôi không có chồng, trời thương cho tôi được làm mẹ nhưng phận nghèo mà cứ rơi nước mắt từng đêm khi con lên lớp 7 rồi mà không mua nổi cho con chiếc xe. Được nhận xe, mẹ con tôi rất vui”.
Từ nay, chị Trần Thị Liên không còn phải mượn xe đạp hàng xóm cho con trai đến trường.
Dẫu cách thức quyên góp, trao tặng khác nhau nhưng những chiếc xe đạp dù cũ hay mới, đó đều là thứ rất quý giá đối với học sinh nghèo hiếu học trên con đường gập ghềnh đi tìm con chữ.
Theo antt.vn
Cô bé Ấn Độ rút tiền đút lợn bốn năm tặng nạn nhân vùng lũ
Mục đích tiết kiệm của Anupriya là mua một chiếc xe đạp, nhưng em quyết định tặng cho những người cần tiền hơn mình.
Anupriya (8 tuổi) ở huyện Viluppuram, bang Tamil Nadu, Ấn Độ đã tiết kiệm tiền bốn năm nay, theo India Today ngày 20/8. Mỗi ngày, em để dành 5 rupee (gần 2.000 đồng). Tuy nhiên, khi biết trận lũ lụt lịch sử vừa xảy ra ở Kerala trong tháng 8 khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải sơ tán, em quyết định rút hết tiền trong lợn đất để làm từ thiện.
"Em muốn mua một chiếc xe đạp nhân dịp sinh nhật em vào tháng 10. Em đã tiết kiệm tiền được bốn năm. Nhưng em quyết định tặng lại cho người dân Kerala sau khi xem cảnh lũ lụt trên TV. Em rất vui được giúp đỡ mọi người. Xe đạp em sẽ mua sau", Anupriya nói.
Anupriya quyết định rút tiền để làm việc ý nghĩa hơn mục đích ban đầu. Ảnh: India Today
Vài năm trước, bố Anupriya, Shanmuganathan đã giới thiệu với cô bé khái niệm về tiết kiệm. Với khoản tiền 8.246 rupee (khoảng 2,8 triệu đồng) trong lợn đất, bố em đã bù thêm để quyên góp tròn 9.000 rupee cho Quỹ cứu trợ thiên tai.
Cử chỉ ấm áp của nữ sinh lớp 2 được công ty sản xuất xe đạp Hero Cycles đánh giá cao. Trong một bài đăng trên Twitter, công ty tuyên bố tặng Anupriya một chiếc xe đạp mới.
Pankaj M Munjal, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty Hero Motors, cũng quyết định tặng Anupriya một chiếc xe đạp mỗi năm trong suốt cuộc đời.
"Tâm hồn em thật đáng quý, chúc em lan truyền những điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh", ông viết trên Twitter.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Cần Thơ: Trao 3,9 tỷ đồng học bổng cho học sinh nghèo ở ĐBSCL Nhân dịp đầu năm học mới, Báo Nhân Dân tổ chức chương trình trao học bổng "Quỹ Hạt Giống Việt" cho học sinh nghèo hiếu học, có thành tích học tập xuất sắc năm học 2017 - 2018. Số lượng trao tặng cho 13 tỉnh ĐBSCL, mỗi tỉnh 100 em học sinh... Quang cảnh buổi họp báo trao học bổng "Quỹ hạt giống...