Chuyện về người chép bài cho nữ sinh gãy tay
Phòng thi chỉ có một thí sinh nhưng hai giám thị phục vụ, một “thư ký” chép bài cộng với máy ghi âm luôn mở chế độ thu đặt sẵn trên bàn.
Đó là phòng thi đặc biệt mang số 0832 tại điểm thi trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, do Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM chủ trì.
Thí sinh đặc biệt đó là em Lê Ngọc Thanh Vy, sinh năm 1998, học sinh trường THPT Phú Nhuận, TPHCM. “Thư ký” là tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi Huỳnh Như Ngọc, sinh viên năm 2 ngành Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Cách đây 2 tuần, trên đường đi học về, Vy bị té xe. “Trong lúc ngã, em chống tay xuống đường, dẫn đến chấn thương. Bác sĩ dự kiến phải mất 1 tháng mới tháo bột ở tay”, Vy kể.
Nữ sinh cho biết, kỳ thi này, em đăng ký 5 môn gồm Toán, Văn, Anh văn, Hóa và Sinh học để xét tuyển khối B và D. Kết thúc năm học vừa qua, Vy đạt danh hiệu học sinh khá nên tâm lý cũng khá thoải mái.
Còn Huỳnh Như Ngọc, sau khi kết thúc kỳ thi, vẫn chưa hết bất ngờ về việc được làm “thư ký” chép bài cho thí sinh. Ngọc kể, trưa 30/6, khi đang ngồi trực ở điểm Tiếp sức mùa thi thì điện thoại của bạn đội trưởng reo lên. Sau đó, bạn ấy thông báo có thí sinh bị gãy tay, cần người viết chữ đẹp để chép bài cho nên Ngọc xung phong nhận lời.
Do bị gãy tay, Vy phải nhờ Ngọc làm “thư ký” chép bài trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Tiền Phong.
“Khi nhận nhiệm vụ, em vừa mừng vừa lo vì đây là lần đầu tiên làm việc đặc biệt thế này, một cảm giác như được thi lại đại học. Tối hôm đó, khi về phòng trọ, em còn phải lấy vở ra tập viết cho chữ tròn nét, rõ ràng”, Ngọc nói.
Sáng 1/7, buổi thi đầu tiên của kỳ thi là môn Toán, thời gian 180 phút. Vy và Ngọc được bố trí một phòng dự bị nằm ở tầng 2. Em vào phòng thi cùng hai giám thị và được bố trí ngồi ở giữa phòng, không khí khá tĩnh lặng so với những phòng thi khác.
Ngọc kể, do vào phòng thi muộn, nghe phổ biến quy chế “đặc biệt” của phòng thi nên hai người chỉ mới hỏi được nhau vài câu làm quen. Điều mà cả hai được các giám thị lưu ý nhất là tuyệt đối không được trao đổi, thảo luận. Vy đọc còn Ngọc chép.
Trống đánh, sau khi phát đề thi, giám thị bật máy ghi âm. “Môn Toán, Vy đọc em viết, vẽ đồ thị thì Vy dùng tay trái vẽ trên giấy nháp rồi em vẽ lại vào bài thi”, Ngọc kể.
Video đang HOT
Đến hai môn Anh văn và Ngữ văn, Ngọc không còn cảm giác run mà quen với không khí phòng thi. Đặc biệt môn Văn, Ngọc cho biết có nhiều cảm xúc.
“Nhiệm vụ của em là chỉ được chép theo lời của Vy, đoạn nào không hiểu hoặc nghe không kịp thì hỏi lại chứ tuyệt đối không được trao đổi nên nhiều lúc em rất khó chịu, cảm giác như muốn làm người đi thi chứ không muốn là người chép bài hộ”, Ngọc kể.
Nữ sinh cho biết nhiều lần muốn thốt lên câu “Vy ơi, cho Ngọc viết câu nhé!” bởi thật sự lúc ấy em như nhập tâm vào bài thi.
Tuy nhiên, cuối cùng Vy cũng kết thúc kỳ thi và Ngọc hoàn thành nhiệm vụ. Một nhiệm vụ có thể là “có một không hai” của Ngọc trong suốt hành trình làm sinh viên tình nguyện của mình.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
1.001 kiểu vạ vật chờ đợi sĩ tử
Mang chiếu theo, trải giấy báo, nằm luôn trên xe máy hoặc vạ vật ở các gốc cây, cột điện là hình ảnh vật vờ chờ đợi của người nhà thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia (từ 1 đến 4/7), người nhà đưa sĩ tử đi thi vạ vật chờ đợi trước cổng trường. Tại Đại học Thủy Lợi (Hà Nội), một phụ huynh trải báo ra nền vỉa hè nằm nghỉ.
Nhiều người từ xa về, ngại vào quán giải khát dễ tốn kém nên thường tranh thủ nằm, ngồi ngay tại cổng trường chờ thí sinh.
Hành trang của thí sinh là sách bút và kiến thức, còn hành trang của cha mẹ là quạt giấy, chai nước và tình yêu thương.
Kỳ thi diễn ra 4 ngày và 1 ngày làm thủ tục, khiến nhiều người mệt mỏi. Đến môn thi thứ tư, nhiều người mệt, ngủ ở các công viên, ven hồ, vườn hoa. Trong ảnh là khu vực ven hồ Giảng Võ, gần điểm thi THCS Giảng Võ và THPT Nguyễn Trãi. Đến ngày thứ hai, những bậc cha mẹ rút kinh nghiệm, mang chiếu theo trải ra nằm.
May mắn, trong những ngày này, thời tiết không quá nóng. Ít xuất hiện cảnh phụ huynh cởi trần quạt tay, mồ hôi ròng ròng như các kỳ thi trước.
Tại cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bất cứ chỗ nào sạch sẽ, có mặt phẳng đều được người nhà thí sinh tận dụng.
Một phụ nữ ngủ say ngay trên xe ở cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Một trong những biện pháp chống chói mắt.
Dịch vụ cho thuê và bán võng xuất hiện đáp ứng nhu cầu của đông đảo người nhà sĩ tử.
Nhiều người nằm không ngủ nổi vì lo lắng cho con.
Nỗi lo lắng dường như gây nên sự nóng bức. Mặc dù trời không nắng nhưng người đàn ông này vẫn phải quạt tay.
Có phụ huynh ngủ như làm xiếc, còn chiếc xe máy trở thành giường nằm.
Hai anh đưa em trai đi thi ở trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội). Những ngày này, các quán cà phê, trà đá quanh điểm thi hoạt động hết công suất.
Ngoài ra, cũng có nhiều phụ huynh thong thả chơi cờ tướng giết thời gian.
Theo Zing
Nữ sinh teo 2 chân tự tin sẽ đỗ đại học 12 năm liền, Nguyễn Thị Cẩm Vân đều đạt thành tích học sinh khá, giỏi. Cô gái nổi tiếng với tinh thần hiếu học này tự tin với kết quả làm bài các môn thi của mình. Ngày thi thứ 2, nhiều phụ huynh học sinh, các tình nguyện viên tại điểm thi THCS Bảo Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) đã quen...