Chuyện về ngôi làng nổi nhất mạng xã hội Trung Quốc: Khi cả làng chung nghề streamer
Không chỉ biến live stream trở thành một ngành nghề tập thể trong làng, những cư dân nổi bật tại đây thậm chí tự ý dựng biển đổi tên ngay đầu làng để thu hút thêm sự chú ý trên mạng xã hội.
Menkou Po, một ngôi làng ở Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây thời gian gần đây đã trở thành “ngôi làng nổi tiếng nhất trên mạng xã hội” ở Trung Quốc. Và điều khiến nó nổi tiếng bởi nơi đây thực sự đã phá vỡ tất cả hiểu biết trước đây của mọi người về các làng truyền thống.
Thông qua những gì được thể hiện trên mạng xã hội, người ta biết tới nơi đây như một ngôi làng với những cư dân thích mặc đồ đỏ, sở hữu những mái tóc kỳ lạ, suốt ngày nhảy nhót livestream, nơi mọi người thường hành động một cách điên cuồng hoặc vô cùng ngu ngốc tới kỳ quặc.
Phần đông dân làng ở đây đều là những người nổi tiếng trên các nền tảng phát sóng trực tuyến, với xu hướng theo đuổi khiếu thẩm mỹ độc nhất vô nhị. Để thu hút sự chú ý và phần thưởng từ người xem, bạn có thể thấy họ bò bằng bốn chân qua ruộng lúa ngập nước, hay nhảy múa ca hát hàng giờ liền, dù giọng ca khá “kén người nghe”.
Các video về làng Menkou Po thu hút sự quan tâm đặc biệt trên mạng xã hội.
Tại sao những người ở làng Menkou Po lại trở nên như vậy? Họ đã trải qua những gì?
Ngọn nguồn của câu chuyện bắt đầu từ một chàng trai trong làng, có tên Lê Mộc Quế. Đây cũng là “người nổi tiếng trên Internet” đầu tiên của làng, một nhân vật mang tính… huyền thoại.
Thanh niên 26 tuổi được biết đến nhiều hơn trên mạng Internet bởi biệt danh “Đông Phương bất bại” do chính anh tự đặt cho mình. “Trên đầu đội mũ nồi, mình là Đông phương bất bại” l à slogan do Mộc Quế sáng tạo trong một buổi phát sóng trực tiếp, sau đó dần đi theo anh suốt tháng ngày sau đó.
Streamer Lê Mộc Quế của làng Menkou Po.
Sự nghiệp nổi tiếng trên mạng của Lê Mộc Quế nhìn theo một góc độ nào đó, cũng khá “truyền cảm hứng”.
Cha Mộc Quế qua đời khi anh mới 14 tuổi, anh và mẹ sống nương tựa vào nhau. Anh cũng bỏ học sớm để đi làm vào năm đầu tiên của trung học cơ sở. Trong hai năm qua, Mộc Quế đã sớm cảm thấy thấy sức nóng của “phát sóng trực tiếp” và bắt đầu sự nghiệp nổi tiếng của riêng mình.
Để trở thành người nổi tiếng trên các nền tảng phát sóng, anh đi theo triết lý kết hợp giữa phong cách ăn mặc kỳ lạ, cùng những phát ngôn và việc làm kỳ quặc. Và dần dần, tên tuổi anh trở nên nổi tiếng trên mạng Internet. Ở thời kỳ đỉnh cao, Mộc Quế có hơn 200.000 người hâm mộ.
Video đang HOT
Và dựa vào “thành tích” làm streamer này, Lê Mộc Quế thậm chí còn cưới được một cô vợ có… bằng đại học. Trong mắt dân làng Menkou Po, đây chính là dấu hiệu của sự “thành công”.
Lê Mộc Quế và vợ.
Nhìn thấy Mộc Quế thành người nổi tiếng, cưới được vợ, lại có tiền bạc, thái độ của người dân trong làng đã dần thay đổi. Họ không ngờ rằng hóa ra những buổi phát sóng trực tiếp tưởng chừng như vớ vẩn này lại thực sự có thể kiếm tiền.
Kể từ đó, tổng cộng 8 thanh niên trong làng Menkou Po đã gia nhập đội phát sóng trực tiếp của Lê Mộc Quế, thành lập nên cái gọi là “Gia tộc Đông phương bất bại”.
Nội dung phát sóng trực tiếp hàng ngày của những người này ban đầu khá bình thường. Nhưng sau một thời gian, họ nhận thấy việc này không hiệu quả, khó thu hút được sự chú ý. Cuối cùng, mọi người đều thừa nhận triết lý của Mộc Quế là chính xác.
Đó cũng là khi các streamer của làng Menkou Po bắt đầu để tóc ba chỏm, ăn mặc trang phục đỏ đặc trưng, chấp nhận lăn lộn trong bùn, uống nước bẩn, ăn bột sống….
Họ nói: “Chỉ cần người xem vui vẻ và sẵn lòng tặng thưởng, có gì mà không sẵn lòng làm?”
Các streamer của làng Menkou Po
Và khi “Gia tộc Đông Phương bất bại” ngày càng nổi tiếng, việc phát sóng trực tiếp ở làng đã gây ra hiệu ứng lan truyền. Nhiều thanh niên từ các làng và thị trấn lân cận đã đến đây học hỏi, trầm trồ. Vào lúc cao điểm, có hơn 30 streamer tập trung tại biểu diễn ở khắp nơi làng mỗi ngày.
Để làm cho phong trào lớn mạnh và rực rỡ hơn, những người này thậm chí bỏ tiền ra thuê người làm bảng hiệu “làng của những người nổi tiếng mạng Internet” để dựng ngay tại lối vào cua ngôi làng.
Các streamer tự dựng biển tên mới cho làng của mình.
Tuy nhiên, quãng thời gian tốt đẹp không kéo dài lâu. Các buổi phát sóng trực tiếp được thực hiện hàng ngày tại làng Menkou Po nhanh chóng dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của cư dân mạng. Nhiều nền tảng phát sóng video ngắn như Douyin và Kuaishou sau đó đã phải có hành động, chặn các kênh phát sóng này.
Tấm biển dựng đầu làng Menkou Po cũng nhanh chóng bị chính quyền địa phương dỡ bỏ.
“Menkou Po không phải là một ngôi làng nổi tiếng trên Internet. Chúng tôi đã xử lý họ vài ngày trước, và biển tên về ‘làng nổi tiếng trên mạng’ này cũng đã bị tước bỏ. Làm những việc hạ cấp và thô tục này có ích lợi gì?”, đại diện chính quyền lên tiếng.
Tấm biển bị chính quyền dỡ bỏ.
Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, sau khi câu chuyện về ngôi làng nổi tiếng này bị “phanh phui” và tài khoản của những streamer hàng đầu đều bị khóa, các buổi phát sóng trực tiếp ở làng Menkou Po không những không dừng lại mà thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Theo đoạn video mới nhất được lan truyền trên mạng, một nhóm đàn ông mặc áo bệnh viện và cạo trọc đầu theo phong cách “âm dương cách biệt” đang hoạt động trở lại, với điện thoại di động và gậy tự sướng.
Hình ảnh về các streamer mới của ngôi làng.
Dường như, luôn có những người bất chấp đánh đổi tất cả để có được sự nổi tiếng trên mạng internet và tiền bạc. Không ai có thể biết trào lưu này sẽ kéo dài bao lâu, hay biến đổi thành các hình thức mới nào.
Nhưng chỉ cần có người muốn xem, sẽ luôn có những streamer sẵn sàng “cống hiến hết mình”.
Thợ Trung Quốc làm điện thoại Huawei nhái trong 5 phút
Một người bán điện thoại ở Trung Quốc có thể tự lắp một smartphone Huawei giả trong năm phút, sau đó bán trên các trang thương mại điện tử.
Chuông báo tin nhắn từ Taobao vang lên tại một ngôi làng nhỏ ở Quế Lâm, Quảng Tây: Khách hàng vừa đặt mua một chiếc smartphone Huawei. Sau khi xác nhận giao dịch, người đàn ông họ Vương lấy ra một đống phụ kiện trong các hộp nhựa và bắt đầu lắp ráp. 5 phút sau, một chiếc điện thoại Huawei đã sẵn sàng đóng gói để gửi đến khách hàng.
Tuy nhiên, tất cả logo, pin, đến con ốc của smartphone này đều là hàng giả.
Điện thoại "tậm tịt" chỉ sau một tháng
Sự việc bắt đầu vào tháng 6 năm nay khi đồn cảnh sát quận Tú Châu, thành phố Gia Hưng, tỉnh Triết Giang nhận được tin báo từ người dân: Trịnh Tiêu mua hai chiếc smartphone Huawei trên Internet nhưng liên tục bị lỗi, những người này nghi ngờ đây là điện thoại giả.
Sau khi nhận những chiếc điện thoại Huawei này, cảnh sát đã xem xét kiểu dáng, logo "Huawei" và phần mềm nhưng không thấy gì bất thường. Tuy nhiên, sau một thời gian dùng thử, cảnh sát bắt đầu thấy điện thoại thường xuyên bị giật dù mới mua chưa đầy một tháng.
"Cửa hàng này có danh tiếng tốt và doanh thu cao. Vì vậy tôi tin rằng ở đây sẽ không bán hàng giả" Trịnh Tiêu nói về lý do anh tin tưởng và chọn mua smartphone trên Taobao. Một lý do khác khiến anh chọn cửa hàng chuyên bán phụ kiện và smartphone Huawei này là giá ở đây rẻ hơn hàng chính hãng vài trăm nhân dân tệ. Khi anh tìm mua, trang bán hàng này đang khuyến mãi có thời hạn nên Trịnh đã nóng lòng đặt ngay hai đơn hàng.
Để xác minh hai chiếc smartphone này có phải thật không, cảnh sát đã gửi chúng đến trụ sở của Huawei để kiểm tra. Ngay sau đó, họ nhận được thông báo đấy là điện thoại nhái hoàn toàn từ trong ra ngoài.
Văn phòng cảnh sát quận Tú Châu lập tức thành lập đội đặc nhiệm để điều tra cửa hàng tên "Kỹ thuật số XX" này. Theo cảnh sát, chỉ riêng năm ngoái, doanh thu của cửa hàng đạt 2 triệu nhân dân tệ (6,7 tỷ đồng). Tất cả địa chỉ giao hàng đều xuất phát từ một ngôi làng nhỏ trên núi ở Quế Lâm, Quảng Tây.
5 phút "xuất xưởng" một chiếc smartphone
Khi tìm đến ngôi nhà của người đàn ông họ Vương, cảnh sát phát hiện ra ngôi nhà chất đống đủ loại linh kiện điện thoại di động. Màn hình máy tính trong phòng vẫn sáng, giao diện cửa hàng trực tuyến chính là nơi Trịnh Tiêu mua điện thoại. Trước khi cảnh sát ập đến, người đàn ông này đang trò chuyện với khách hàng và giới thiệu về các mẫu smartphone.
Người đàn ông họ Vương này 28 tuổi, từng học cách lắp ráp điện thoại khi làm việc tại Thẩm Quyến, nơi được ví như "Thung lũng Silicon" phiên bản Trung Quốc. Sau đó anh về quê, giúp người thân quản lý cửa hàng trực tuyến chuyên bán các sản phẩm điện tử. Tại đây, Vương được cung cấp các phụ kiện cần thiết để lắp ráp một chiếc smartphone. Với kỹ thuật của mình, anh có thể lắp một chiếc điện thoại trong 5 phút.
Trên trang thương mại điện tử, Vương rao bán mỗi máy khoảng 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng), nhưng thực tế giá trị của chúng chỉ khoảng 300 - 400 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng). Mặc dù có in logo thương hiệu, những phụ kiện kém chất lượng này không thể giúp chiếc điện thoại "nhái" vận hành mượt mà.
Cảnh giác với hàng giá rẻ
Ngày 21/8 vừa rồi, Vương bị bắt với tội danh làm giả nhãn hiệu đã đăng ký. Vụ việc tiếp tục được điều tra. Tuy nhiên, chi tiết gây nhiều tranh cãi nhất là làm sao người này có thể cài được phần mềm cho điện thoại. Một số người cho rằng Vương có thể chạy phần mềm trên máy tính, số khác nói hệ điều hành được tích hợp sẵn trong mainboard.
Bàn làm việc của Vương, nơi 5 phút cho thể "xuất xưởng" một chiếc smartphone Huawei. Ảnh: GXNews.
Thực tế, việc lắp ráp smartphone ở Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Năm ngoái, kênh YouTube Nikolay Tanev đã đến chợ công nghệ Thẩm Quyến, Trung Quốc để mua linh kiện, tự lắp ráp một chiếc iPhone X với giá 550 USD.
Ở Trung Quốc, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Để tránh bị lừa đảo như trên, cảnh sát khuyến cáo người dùng chỉ nên chọn các kênh mua sắm trực tuyến lớn, có cửa hàng trải nghiệm thật. Khi mua sắm, người mua cũng nên yêu cầu xuất hoá đơn. Nếu hàng hoá có giá thấp hơn so với giá thị trường, nên cảnh giác, không nên ham rẻ.
Trên Weibo, nhiều người cho biết họ từng mua phải những sản phẩm "nhái" tinh vi như vậy từ bút trình chiếu đến smartphone, TV. "Máy lắp ráp không thể so được với máy chính hãng. Người lắp đã mua bo mạch chủ của Huawei - loại này được bày bán rất nhiều tại các chợ công nghệ Thẩm Quyến. Tôi đã tự lắp ráp một chiếc iPhone 6 bằng các linh kiện mua ở đây. Chỉ cần có hiểu biết về điện thoại là có thể lắp được một chiếc smartphone. Thị trường linh kiện ở Trung Quốc rất phong phú. Đây có lẽ là mặt trái của công nghệ", Yaoge bình luận.
Nền tảng livestream nào mở ra cơ hội cho các streamer vừa và nhỏ? Khi thị trường game livestreaming phát triển, không ít nền tảng xuất hiện và tìm kiếm những streamer có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, đâu sẽ là cơ hội cho những streamer vừa và nhỏ? Nửa đầu năm nay, game livestreaming phát triển với những bước chạy lớn, khiến sự phổ biến của các gaming streamers ngày càng lan rộng. Sự thành công...