Chuyện về đại gia đình 15 F0 trong hẻm nhỏ ở TP.HCM chiến thắng Covid-19
Sau phút hoảng loạn ban đầu, đại gia đình 15 F0 ở một con hẻm nhỏ trên địa bàn quận 3, TP.HCM nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh, cùng động viên nhau điều trị để chiến thắng Covid-19.
Tai họa bất ngờ ập tới
Thường ngày con hẻm 239/93/23 Trần Văn Đang, phường 11, quận 3, nơi ở của đại gia đình gồm 3 thế hệ của chị Lê Thị Mai Thanh luôn chộn rộn tiếng cười, nói.
Từ ngày dịch bùng phát, cả 15 người lớn, bé đều ở yên trong nhà, con hẻm vắng lặng. Cả đại gia đình liên lạc, thông báo tình hình qua group chat, chứ không còn tụ tập nữa.
Con hẻm vào nhà chị Thanh đã được rào cứng
Thế nhưng, các con hẻm ở Trần Văn Đang bỗng chốc là ổ dịch, đâu đâu cũng có F0, nhà chị Thanh cũng không ngoại lệ. Ngày 26/8, chồng và anh rể chị bắt đầu có dấu hiệu mắc bệnh, cả nhà test nhanh thì hai người này đều dương tính với SARS-CoV-2.
Các thành viên trong gia đình chị Thanh khi chưa có dịch. Ảnh nhân vật cung cấp
Ngay lập tức, họ được đưa vào một phòng cách ly riêng. Khi đó các thành viên đều xác định khả năng lây nhiễm cao, nên vội chuẩn bị các loại thuốc, máy đo nồng độ oxy SpO2, bình oxy… để chuẩn bị phương án chiến đấu với con vi rút quái ác.
Đúng như dự đoán, 2 ngày sau thêm mẹ và dượng rồi dần dần số lượng mắc lên tới 13 người, chỉ còn chị Thanh và một người cháu là âm tính.
“Tôi lo nhất là mẹ và con trai, mẹ bị bệnh nền cao huyết áp, khớp còn con thì nhỏ quá, bé mới 8 tháng tuổi”, chị Thanh cho hay.
Lúc này, chị Thanh và cháu ở riêng một phòng. Chị chỉ có thể nhìn thấy gia đình, chồng và con trai qua camera an ninh hoặc gọi video.
Video đang HOT
“Gần như cả gia đình đã dương tính, tôi gọi điện báo cho Trung tâm y tế phường, nhưng có lẽ do quá tải nên phải 5 ngày sau mới có người xuống kiểm tra và phát cho 3 túi thuốc”, chị Thanh kể.
Để giữ an toàn, các thành viên cách ly với nhau tuyệt đối, chuyển đồ cho nhau thông qua ròng rọc. Ảnh nhân vật cung cấp
Thông cảm với sự quá tải của y tế, nhưng do gần như cả gia đình đã mắc bệnh nên không tránh khỏi hoảng loạn. Rất may, qua người bạn mách, gia đình chị Thanh đã nhờ các bác sĩ tư vấn online.
Sau khi nghe kể về tình hình bệnh của gia đình chị Thanh, bác sĩ khuyên cả nhà nên bình tĩnh, giữ tinh thần lạc quan, nên mọi người dần yên tâm hơn.
Khi xác định cả nhà sẽ phải cùng nhau chiến đấu với bệnh tật, mọi người tự phân công nhau làm việc nhà, người nấu ăn, người dọn dẹp, lúc rảnh rỗi thì cùng nhau tập thể dục, xông tinh dầu.
Đang nằm ngủ, cha chị Thanh đột nhiên khó thở, rất may trong nhà đã trữ sẵn bình oxy nên cha chị đã được cho thở oxy kịp thời. Ảnh nhân vật cung cấp
Chỉ một phút lơ là có thể mất người thân
Chị Thanh cho biết, 7 ngày đầu của giai đoạn bệnh là quan trọng nhất, lúc này ai có triệu chứng gì sẽ uống thuốc trị triệu chứng đó, như ho uống thuốc ho, sốt uống hạ sốt và lưu ý cần phải xúc miệng nước muối thường xuyên.
“Trong giai đoạn này mọi người cần phải chú ý tới oxy, tuột oxy kinh khủng lắm, nếu không biết cách xử lý chỉ vài phút thôi là có thể không giữ được người thân”, chị Thanh chia sẻ.
Dù hết sức cẩn thận, nhưng bất ngờ một đêm ba chị Thanh trở nặng, nồng độ oxy trong máu tụt nhanh, ông không thể thở được. Cả nhà rơi vào hoảng loạn, người chạy lấy bình oxy, người làm các biện pháp cấp cứu,… nên cha chị may mắn thoát khỏi nguy hiểm.
Các thành viên vui chơi để giữ tinh thần lạc quan. Ảnh nhân vật cung cấp
“Lúc đó tôi còn âm tính, nhìn cha qua camera mà tim thắt lại, lo lắng tột độ mà không biết phải làm sao. May mắn nhà tôi đã chuẩn bị oxy nếu không chắc cha tôi khó mà qua khỏi”, nhớ lại thời khắc đó, chị Thanh vẫn chưa hết hoảng hốt.
Về phần cậu con trai mới 8 tháng tuổi, may mắn bé chỉ bị dương tính 5 ngày, bỏ bú và hơi sốt, khiến chị yên tâm phần nào.
Tới ngày thứ 10 thì cả chị và người cháu còn lại cũng dương tính, nhưng do các thành viên trong gia đình đã dần khỏe trở lại nên chị cũng bình tĩnh điều trị.
Cùng nhau chiến đấu với bệnh tật, mọi thành viên trong nhà hàng ngày đều nhắn tin cổ vũ tinh thần, cùng nhau cố gắng.
Sau 20 ngày cả nhà chị Thanh đã hoàn toàn khỏi bệnh, tất cả 15 người đều có xét nghiệm âm tính,
“Nhà tôi đã chiến đấu kiên cường, ngoài vũ khí là thuốc và máy móc hỗ trợ được chuẩn bị sẵn. Chúng tôi còn có tinh thần thép mới có thể chiến thắng được con vi rút chết người này”, chị Thanh hào hứng nói.
Sau cơn thập tử nhất sinh vì Covid-19, cha chị Thanh đã khỏe lại và âm tính. Ảnh nhân vật cung cấp
Với kinh nghiệm đã trải qua trong những ngày chiến đấu với Covid-19, chị Thanh khuyên mọi người, nếu ai lỡ mắc bệnh thì cần phải lạc quan nhưng cũng không nên chủ quan, thường xuyên đo SpO2, để ý những người lớn tuổi trong nhà, nếu có dấu hiệu bất thường cần phải hỗ trợ ngay lập tức.
“Chỉ cần một phút lơ là, mất chủ quan là chúng ta có thể mất người thân”, chị Thanh cảnh báo.
Người từ vùng dịch cố tình khai gian dối khi đến khám ở Bệnh viện Ung Bướu
Từng điều trị tại Bệnh viện K, khi thấy khi cơ sở này bị phong tỏa, bệnh nhân di chuyển vào TPHCM thăm khám nhưng khai báo gian dối, che giấu lịch sử tiếp xúc của mình.
Sáng 13/5, Sở Y tế TPHCM thông tin nhanh về một trường hợp bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện K, tự ý chuyển vào Bệnh viện Ung bướu TPHCM để tiếp tục chữa bệnh. Bệnh nhân này không trung thực trong khai báo y tế dẫn tới nguy cơ xâm nhập, lây lan Covid-19.
Bệnh Viện Ung Bướu, nơi bệnh nhân đến khám và cố tình khai gian về lịch sử từng điều trị tại Bệnh viện K, Hà Nội.
Theo đó, 7 giờ 30 ngày 12/5, tại Bệnh viện Ung Bướu tiếp nhận bệnh nhân V.P.C (SN 1958) đi cùng gia đình đến cơ sở 1 ở 47 Nguyễn Huy Lượng, phường 14, quận Bình Thạnh đăng ký khám bệnh. Khi khai báo y tế, người bệnh và gia đình cung cấp thông tin cư ngụ tại Dĩ An, Bình Dương.
Các thông tin khai báo đều không có triệu chứng nên được hướng dẫn khám bệnh tại khoa Khám bệnh theo quy trình của bệnh viện.
8 giờ cùng ngày, người bệnh được mời vào buồng khám. Tại đây, bác sĩ đã khai thác kỹ thông tin của người bệnh, nhất là vùng dịch tễ và phát hiện người bệnh không phải ở Dĩ An, Bình Dương như thông tin khai báo y tế.
Trên thực tế, người bệnh đang cư ngụ tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là trường hợp được khám và điều trị tại Bệnh viện K (Hà Nội) với chẩn đoán theo dõi ung thư vòm hầu ngày 24/4.
Để chủ động phát hiện, ngăn chặn nguy cơ dịch xuất hiện trong bệnh viện, ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện hỏa tốc lấy mẫu toàn bộ nhân viên y tế và người bệnh điều trị nội trú.
Ngay lập tức, người bệnh cùng vợ và con được đưa vào khu cách ly của bệnh viện tại tầng 1, khu E, để lấy mẫu thực hiện xét nghiệm Covid-19 và điều trị ung thư. Kết quả xét nghiệm lần thứ nhất ghi nhận người bệnh và thân nhân âm tính với SARS-CoV-2.
Từ trường hợp trên, Sở Y tế nhận định, trong giai đoạn hiện nay, một số bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội bị phong tỏa do dịch Covid-19 lây lan trong bệnh viện, có khả năng một số người bệnh cùng gia đình sẽ tự di chuyển vào các bệnh viện chuyên khoa của TPHCM để được điều trị tiếp.
Sở Y tế khuyến cáo các bệnh viện, việc khai thác kỹ thông tin người bệnh, nhất là yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận để khám và điều trị rất quan trọng để kịp thời cách ly, xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Ngành y tế kêu gọi người bệnh và thân nhân khai báo y tế trung thực để hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện.
Đêm 12/5, TPHCM khẩn cấp xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân Trước tình trạng dịch Covid-19 tấn công nhiều bệnh viện, để chủ động phát hiện ngăn chặn nguy cơ, tối 12/5, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên và bệnh nhân nội trú. Theo đó, Sở Y tế TPHCM đề nghị các bệnh viện triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên...