Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi

Theo dõi VGT trên

Những vất vả của bố mẹ mỗi thời mỗi khác, đó có thể là vai áo chua nồng mồ hôi vất vả, hay mắt nhòe vì những deadline. Chỉ có một thứ mãi không thay đổi, đó là thứ tình yêu trong trẻo nhất dành cho con cái của mình.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 1

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 2

Mấy ngày hôm nay, ngập tràn trên mặt báo và mạng xã hội là thông tin về kỳ thi vào lớp 10. Các cô cậu nhóc vị thành niên đang ráo riết chạy đua ở một trong những mốc quan trọng trong sự nghiệp đèn sách của mình (dẫu rằng ở thành phố, nhiều đứa trẻ có khi đã bước vào cuộc chiến từ những năm mẫu giáo chứ chẳng đùa).

Hình ảnh những cô bé, cậu bé dáo dác trước cổng trường thi, đứa tươi cười, đứa căng thẳng như nhắc tôi nhớ hình ảnh của mình nhiều năm trước đây, cũng điên cuồng học, điên cuồng ôn, vì chỉ sợ nếu không thi được vào trường tốt ở cấp 3, có lẽ cuộc đời sẽ xuống dốc không phanh, sẽ trở thành tội đồ của dòng họ. Và bùm, tương lai sẽ mờ mịt như những lời lúc dọa nạt, lúc nhẹ nhàng khuyên lơn của ba mẹ.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 3

Nhưng thường, đôi mắt tôi hay dừng rất lâu ở các bức ảnh các ông bố, bà mẹ đứng chờ con trước cổng trường, bất chấp cái nắng nóng gay gắt của tháng 6. Chúng luôn khiến tôi dâng lên một niềm xúc động như thể chạm tay được về một miền ký ức xưa xa của những ngày cắp sách đến trường.

Gần 20 năm trước, khi tôi đi thi, phụ huynh cũng nườm nượp ngồi đợi trước cổng trường như vậy. Vẫn là những ánh mắt, gương mặt đón chờ con, ngóng ngóng sau dáng con bước vào cổng, thi thoảng nhấp nhổm ngó nghiêng bên trong; vẫn là những chai nước, chiếc khăn chực chờ lau mồ hôi trên trán con, những câu hỏi về đề thi khó hay dễ, con làm được bao nhiêu %… khi lũ trẻ kết thúc bài thi; Vẫn là lời động viên “Tốt rồi, cố nốt môn sau”, “Thôi khó là khó chung, chắc các bạn cũng không làm được”, “Môn sau cố gắng làm tốt gỡ điểm con ạ”…

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 4

20 năm sau, những cảnh tượng tương tự vẫn lặp lại, dù xã hội đã thay đổi nhiều. Bọn trẻ con cũng chẳng còn “dại khờ” như lũ trẻ ở thế hệ chúng tôi. Dịch vụ đón đưa công nghệ cũng tiện và rẻ. Xung quanh cổng trường bây giờ cũng đầy cửa hàng ăn uống, quán cafe. Thế nên việc phụ huynh vẫn “phải” đưa con đi thi, ngồi nắng nôi ngóng trước cổng, đi đi về về chen chúc cùng dòng người nườm nượp đã khiến nhiều người đặt câu hỏi:

Chẳng hiểu sao mấy chục năm rồi vẫn còn thế, tắc hết cả đường mà có giải quyết được cái gì đâu, vừa khổ mình vừa áp lực cho con. Thi xong mà nhỡ không làm bài được, ra cổng lại thấy bố mẹ mồ hôi mồ kê chạy nhào tới hỏi han, thật sự áp lực cho lũ trẻ. Thi vào lớp 10, chúng 15, 16 tuổi, cũng kha khá lớn rồi, đi xe ôm hay tự đi cũng được, hoặc bố mẹ đưa đến rồi về, cùng lắm là tấp vào quán xá nào đó ngồi đợi, thế có phải đỡ khổ không? Trường hợp học sinh quên giấy tờ, bút thước hay gặp rắc rối với quần áo, phải về nhà thay cũng hiếm thôi mà.

Những câu hỏi trên hợp lý vô cùng. Nhưng có một thứ khác cũng hợp lý chẳng kém, đó là tình yêu của bố mẹ dành cho con. Việc đưa đón con đi thi, ngồi đợi xem có biến gì xảy ra không (mà tốt nhất là không có gì), là người đầu tiên đón con khi ra khỏi trường thi ở một mốc quan trọng của cuộc đời có thể gây chút áp lực, nhưng đằng sau ấy là sự quan tâm chăm chút, là sự cố gắng có mặt nhiều nhất có thể trong cuộc đời con.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 5

Thứ tình yêu trong trẻo vô ngần, không gợn chút toan tính ấy, người ta có thể tìm ở đâu ngoài chính bố mẹ mình chứ? Và chính những điều “vô lý”, đôi khi “quá khích” trong sự thể hiện tình cảm của bố mẹ, tôi cam đoan với bạn, sẽ là thứ mà bạn nhớ nhất, thèm có lại nhất khi đã trưởng thành.

Như phần nhiều những đứa trẻ sinh ra từ vài chục năm về trước, tôi có bố mẹ là những người lao động bình thường, vất vả đổ mồ hôi, bán sức lao động để đổi lấy cơm ăn áo mặc, bút sách và những niềm vui cho con. Hồi tôi vào cấp 3, bố tôi là chủ xưởng hàn sắt một thành viên, vừa là phu khuân vác, vừa là thợ cả lành nghề, vừa là nhân viên marketing tiếp thị sản phẩm. Trang phục quen thuộc nhất bố hay mặc là bộ đồ bảo hộ dày cộp, vải thô, vai sờn rách, thủng lỗ chỗ hàng chục nốt. Mắt bố, dù có kính bảo hộ vẫn đỏ kè, lúc nào cũng ầng ậng nước, và mặt thì lem nhem bụi sắt.

Tôi, cũng như nhiều đứa trẻ 15 tuổi hồi ấy, tự lo được chuyện đi học mà không mấy khi phải có bố mẹ đón đưa. Nhưng có một buổi xe đạp hỏng, tôi đành nhờ bố đưa đến lớp học thêm, vào thời điểm ôn thi chuẩn bị vào lớp 10. Bố chở tôi trên chiếc xe máy ông vẫn thường chở máy hàn đi công trình, có cái khung rất to phía sau đuôi. Đôi phuộc nhún ọp ẹp kêu cót két qua từng cung đường, ì ạch lên dốc. Và đằng trước là bố tôi, bỏ dở công việc để đưa tôi đi học trong bộ đồ thủng lỗ chỗ vết hàn, nồng chua mùi mồ hôi.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 6

Video đang HOT

Bây giờ nhớ lại, tôi nhận ra đó là bộ đồ đẹp nhất của bố, đẹp hơn cả bộ vest bố tôi mặc trong lễ đường ngày cưới con. Nhưng bạn có biết không, hôm ấy, đứa trẻ 15 tuổi là tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi đỏ lựng mặt ngồi tụt thật xa mà không ôm bố, không nói chuyện với bố câu nào. Đến cách nhà cô giáo 50m, tôi bảo bố dừng lại và chạy vụt đi thật nhanh, không quay đầu lại vì sợ ai đó nhìn thấy bố mình trong bộ dạng lem nhem thế kia.

Hôm tôi thi lên cấp 3, bố gọi tôi dậy thật sớm, trên người là áo sơ mi, quần âu đóng thùng. Bố đi mượn ở đâu đó cái xe máy Future còn khá mới, chở tôi gần 20km đi thi. Giữa đường, bố ghé vào hàng phở ngon nhất quận, gọi một bát tái chín đặc biệt, 2 cái trứng chần cho tôi, một bát bình thường cho bố. Bố gắp thêm vài miếng thịt tái từ bát ông sang cho tôi, nhẹ nhàng bảo: “ Con ăn đi, không thi đến trưa lại đói“. Hôm ấy trời cũng nắng như hôm qua, bố tôi cũng ngồi ở cổng trường đợi tôi thi xong, với một chai nước suối ướp lạnh mà chắc ông mua ở quán cafe gần trường.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 7

Bố tôi hôm ấy cũng nhễ nhại mồ hôi. Vẫn là cái mùi hoi nồng của vất vả, chỉ khác là trong bộ quần áo khác, chiếc xe khác, mùi mồ hôi đã gửi gắm tôi vào cuộc đời. Tôi thoảng ngửi thấy mùi tương tự từ những phụ huynh các thí sinh cùng thi với tôi. Ai cũng mướt mải trong nắng trời tháng 6, cũng mang những vết hằn trên trán, những đường gân nổi gồ ghề trên tay, nhưng mắt ai cũng sáng lên khi thấy bóng con mình, cùng một niềm hy vọng rằng đời chúng sẽ khá hơn.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 8

Tôi năm ấy đỗ vào hai trường xịn nhất thành phố, đều cách xa nhà 20 cây số. Ngày tôi nhập học, mẹ nói nhiều lắm, dặn dò đủ điều. Còn bố, ông chỉ nói nhõn một câu: “ Thôi con cố mà học, lớn lên đi làm văn phòng cho nó nhàn hạ, không phải bán mồ hôi bán sức lấy tiền, không phải làm lao động vất vả như bố“.

Thực ra, hồi ấy tôi không xấu hổ vì bố làm nghề lao động tay chân, mà tôi giận vì ông vốn là phi công quân đội, là kỹ sư cấp cao được tu nghiệp ở nước ngoài, còn được mời đi làm chuyên gia giàn khoan, mức lương 20 triệu/tháng vào những năm 90, nhưng ông không nhận, vì không muốn xa vợ con 21 ngày/tháng. Tôi giận vì ông chọn việc trở thành chủ xưởng hàn tại gia, thu nhập cũng xoàng xĩnh mà lại đầu tắt mặt tối, chỉ để có nhiều thời gian ở bên tôi.

Bao năm trôi qua, cô nhóc 15 tuổi là tôi ngày ấy giờ đã có gia đình riêng, đã làm mẹ. Tôi, đúng như mong mỏi của bố, đã có một công việc văn phòng, sáng sáng đi làm thơm nức nước hoa, đi giày cao gót, ngồi phòng điều hòa. Đến cuối ngày làm việc, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp của mình còn chẳng rơi một giọt mồ hôi, thậm chí có người vẫn còn thoảng hương nước hoa đắt tiền, son đỏ mọng kiêu hãnh.

Chúng tôi, một thế hệ lớn lên bằng mùi mồ hôi chua nồng trên vai áo mẹ cha, được ăn học đàng hoàng với ước mơ lớn nhất là “đừng vất vả như bố mẹ”. Những đứa trẻ ngày nào được bố mẹ đợi ngoài cổng trường thi tháng 6 của thế hệ chúng tôi, có người đã trở thành ông nọ bà kia, làm sếp cơ quan, có người làm nhân viên văn phòng, làm kinh doanh, nhân sự… Chúng tôi bây giờ ít ai chọn, ít ai theo nghề lao động chân tay, có điều kiện để thoát khổ, thoát chân lấm tay bùn vì cầm cây bút ký hợp đồng, vì gõ bàn phím nhẹ nhàng hơn cầm cây cuốc, mỏ hàn, máy may…

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 9

Chúng tôi hiện đại hơn vì làm việc ở những tòa cao ốc, có khi từ sớm đến chiều muộn chẳng thấy ánh mặt trời vì đèn neon đã đủ sáng, có khi chẳng biết bên ngoài thời tiết ra sao vì điều hòa luôn ở mức tiêu chuẩn 28 độ, lại có cả bộ lọc không khí loại bỏ mùi khó chịu.

Chúng tôi, có thể nói là nhiều người đã sướng hơn thế hệ cha mẹ mình, đã vượt thoát khỏi cái nghèo, không phải trở thành một thế hệ vai áo sờn mồ hôi chua, không lặp lại lịch sử của “ngày xưa chúng tao nào có được sướng như bây giờ, ai cũng phải dậy sớm làm đồng, nếu không thì làm nhà máy, xoay xở kiếm tiền, miếng thịt bát cơm cũng phải dè sẻn, ăn hôm nay nghĩ ngày mai” như bố mẹ vẫn kể hoài trong những lần gặp gỡ.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 10

Nhưng chúng tôi mệt mỏi theo kiểu khác, kiểu của nước hoa và máy lạnh điều hòa. Thế hệ chúng tôi ít nghĩ về cơm áo theo kiểu chạy ăn từng bữa, nhưng căng đầu vì deadline, KPI. Tay gõ phím cũng mỏi nhừ, mắt cũng nhòa đi với số liệu, phần trăm, với những tăng trưởng dự án…

Đổi lấy những vất vả bộn bề ấy, hầu hết những ông bố, bà mẹ ở thế hệ X chúng tôi cũng đều để dành quả ngọt cho con. Rất nhiều chúng tôi dùng cách đầu tư phần lớn quỹ lương của mình để cho con học trường quốc tế, nói tiếng Anh trôi chảy hơn tiếng mẹ đẻ, với ước mơ con mình sẽ trở thành công dân toàn cầu…

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 11

Dường như chúng tôi cũng đang đi lại con đường của cha mẹ mình, theo những cách hiện đại và tốn kém hơn. Cũng như bố mẹ mình mong con được ăn học thành tài, thoát khỏi cái vất vả nắng mưa, chúng tôi cũng cố gắng mài chất xám của mình biến thành những tờ bạc nhiều màu trong ví, với khát vọng con mình sẽ được ăn đồ ngon nhất, đồ chơi xịn nhất, hưởng nền giáo dục tốt nhất trong khả năng chi trả của mình.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 12

Tình yêu của bố mẹ dành cho con, thời nào cũng vậy, không bao giờ hoàn hảo, thậm chí đôi lúc còn hơi phiền hà một chút. Những đứa trẻ thế hệ của tôi có thể tự hào, cũng có thể xấu hổ (sự xấu hổ vừa ngây thơ vừa đáng trách) vì những vai áo nồng chua của bố mẹ, có thể thấy ngượng và phiền khi bố mẹ quan tâm hỏi han quá nhiều, có thể trách thầm rằng mình đã “bị bỏ rơi” để tự chơi, tự lớn với nhau vì bố mẹ mải miết mưu sinh

Cũng như các con chúng tôi có thể so bì sao bạn này có bộ Lego hàng chục triệu mà con thì không, có thể dỗi hờn vì nghỉ hè chẳng được chơi với bố mẹ mà lại phải đi trại hè, đi học kỹ năng sống, có thể bì tị sao có bạn cùng lớp được sang Mỹ, Canada du học mà con thì không, có thể trốn kết bạn Facebook với bố mẹ “cho khỏi phiền”…

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 13

Nhưng rồi đến một ngày, bọn trẻ con của thế hệ chúng ta, cũng sẽ như chúng ta, nhận ra rằng bố mẹ đã yêu thương mình đến nhường nào, đã cố gắng nhường nào để con được hưởng thụ điều tốt nhất có thể, trong quỹ tài chính và thời gian bố mẹ có.

Một mùa hè, mùa thi đã trôi qua. Rồi sẽ đến một ngày, lũ trẻ của tôi trở thành thiếu niên, có thể chúng sẽ ẩm ương, nổi loạn y như tôi hồi ấy, chúng sẽ thả vào tôi một vài câu nói sát thương, như những bước chân tôi chạy xa chiếc xe máy chở sắt và bộ đồ bảo hộ lỗ chỗ nốt hàn của bố. Chúng sẽ chưa hiểu được ngay, việc bố mẹ đứng đợi ngoài trường thi nào phải để tạo áp lực gì, mà chỉ để đảm bảo con vẫn an toàn, để con thấy bố mẹ luôn ở bên.

Chuyện vai áo mồ hôi chua, mắt nhòe đi vì máy tính và những ngày nắng ngồi cổng trường đợi con thi - Hình 14

Ông bố trèo lên xe máy để tìm con giữa đám đông. (Ảnh: Huy Hoang)

Tôi hình dung ra ngày mình cũng giống những phụ huynh đợi con thi vào cấp 3 ngày hôm qua, trong một cuộc chiến cân não và mệt mỏi của mẹ và con để bước vào ngưỡng cửa trưởng thành. Tôi thấy một mùa hoa phượng lại nở, tôi lọc cọc đôi guốc cao, dang nắng đứng ở cổng trường, trên tay là chai nước ướp lạnh như bố tôi đã làm ngày nào, đợi con thi xong bước ra. Bởi tôi không muốn lỡ 1 phút giây nào quan trọng của cuộc đời con mình, thậm chí là giọt nước mắt con rơi nếu lỡ không làm được bài… Bởi chỉ có một lý do duy nhất: TÌNH YÊU.

Theo afamily

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với "resort ông bà ngoại" của phụ huynh chốn thành thị

Để "tống khứ" lũ nhóc nghịch ngợm về quê nghỉ hè sau khi hết năm học, các ông bố bà mẹ đã nghĩ ra cả 1.001 lý do từ chính đáng đến hài hước, khiến ai nghe xong cũng gật gù vì quá đúng!

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 1

Nghỉ hè - 2 từ thân thương mà đứa trẻ nào cũng thích, cũng mê mẩn hân hoan vì nghĩ đến chuyện được đi chơi đủ thứ. Nhưng riêng với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những ông bố bà mẹ công sở chốn thành thị, đó lại là 2 từ ác mộng vô cùng.

Kỳ nghỉ hè chưa chính thức bắt đầu, hội chị em đã lo sốt vó để tìm chỗ cho con chơi, cho con ăn ngủ khi bố mẹ đi làm vắng nhà. Nếu ở chung với ông bà nội hoặc có người giúp việc thì tốt, phương án ít tốn kém và an tâm nhất chính là gửi ông bà tiền để cùng các cháu đi chơi, đưa đón cháu tới lớp học hè.

Nhưng, nếu nhà chỉ có mỗi bố mẹ và con thì làm sao bây giờ? Cách duy nhất mà phụ huynh nào cũng nghĩ đến, chính là mau khăn gói quả mướp để "ship" thẳng lũ nhóc về quê! "Tour du lịch 2 chiều về quê" đích thị là chuyến đi mà nhiều bố mẹ lựa chọn nhất trong dịp hè để cả mình và con đều vui vẻ. Vì sao ư? Hãy cùng xem những lý do thú vị dưới đây để hiểu "về quê nghỉ hè" chính là cuộc cách mạng vĩ đại được vô số phụ huynh mong chờ.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 2

Lũ trẻ nghỉ hè tận mấy tháng, làm sao "cắp nách" chúng đến công ty làm việc được?

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 3

Tạm rời xa thành phố, chung cư, ngõ xóm chật chội, để về quê hít thở không khí trong mát nhiều cỏ cây, tốt cho sức khỏe của con mình lắm chứ đúng không các mẹ?

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 4

Xa ông bà ngoại, cô dì chú bác cả năm trời, về quê chắc chắn sẽ rất vui.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 5

Bố mẹ bận rộn đưa đón, chăm sóc con cả năm trời rồi, chẳng có khoảng thời gian riêng tư nào cho nhau nữa, thôi xin phép các con cho bố mẹ tự do mấy tuần, hâm nóng tình cảm tí nhé!

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 6

Con đi học về là cắm đầu vào tivi, điện thoại, máy tính, bố mẹ cũng bận rộn chẳng đưa đi đâu chơi được, nên để con về quê, trải nghiệm những trò chơi dân dã tuổi thơ cùng anh chị em bạn bè là điều tốt đẹp nhất.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 7

Cùng ông bà trồng rau nuôi gà, dậy sớm đi câu cá, đi chợ quê, cắt lúa, hái sen, tắm ao... Ở thành phố bê tông đường nhựa, người xe đông đúc, lấy đâu ra những niềm vui giản dị như thế cho trẻ thơ?

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 8

Để lũ trẻ được lớn lên một cách hồn nhiên, tận hưởng cuộc sống bình yên đúng nghĩa, không lo bị cận thị, gù lưng hay tiếp xúc văn hóa phẩm xấu, thì cho con nghỉ hè ở quê là lựa chọn tuyệt vời.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 9

Những đứa trẻ thế hệ 4.0 cũng cần nuôi dưỡng tình yêu thương với nơi chôn rau cắt rốn.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 10

Tuy bây giờ không phải đứa trẻ nào cũng thích rời thành phố về vùng quê tẻ nhạt, nhưng đã là trẻ con thì bất kể trai hay gái, chẳng nhóc nào không mê mẩn những ngày hè chạy nhảy giữa đồng quê bát ngát.

Muôn kiểu lý do để cứ nghỉ hè là cho con về với resort ông bà ngoại của phụ huynh chốn thành thị - Hình 11

Về làng quê, lũ trẻ sẽ biết rõ thế nào là con trâu con bò, thế nào là gà đẻ trứng, thế nào là bèo cho lợn ăn, bắt cào cào, châu chấu, dế mèn... chứ không còn là thứ được vẽ, chụp trong sách vở nữa.

Theo afamily

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái 32 tuổi bối rối khi được 3 người tỏ tình cùng lúc

Netizen

16:37:37 19/11/2024
Cô gái giọng chững chạc nhưng cũng không giấu được vẻ bối rối khi chia sẻ câu chuyện của mình. Năm nay cô 32 tuổi. Mấy năm nay, cô luôn bị người nhà hối thúc việc tìm hiểu, yêu đương, xây dựng gia đình.

Ghé thăm Zurich ngày cuối Thu

Du lịch

16:35:53 19/11/2024
Zurich - thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ hấp dẫn du khách nhờ không gian thanh bình, kiến trúc cổ kính và cảnh sắc ấn tượng vào mùa Thu.

Quốc gia hạnh phúc nhất Bhutan: trên bờ 'tan vỡ', đây mới là đời sống thật?

Tin nổi bật

16:30:53 19/11/2024
Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, và nằm trên dãy Himalaya, là Bhutan. Được biết đến là Vùng đất của Rồng Sấm, đây là một chế độ quân chủ Phật giáo với 700.000 cư dân.

Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc

Thế giới

16:27:04 19/11/2024
600.000 du khách, hơn 280 tỷ nhân dân tệ (38,7 tỷ USD) giá trị đơn đặt hàng là con số đơn vị tổ chức Triển lãm hàng không Chu Hải ghi nhận trong 5 ngày diễn ra chương trình, theo CCTV.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

Lạ vui

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.

Cậu con trai út hiếm hoi lộ diện và bí ẩn của Angelina Jolie và Brad Pitt

Sao âu mỹ

15:28:41 19/11/2024
Ngày 17/11, Angelina Jolie cùng con trai út Knox Jolie-Pitt (16 tuổi) gây chú ý khi tham dự lễ trao giải Governors Awards tại Los Angeles (Mỹ).

Huy Thanh Jewelry: Nơi trang sức kể câu chuyện về sự hoàn mỹ

Làm đẹp

15:25:54 19/11/2024
Trang sức không chỉ là phụ kiện tô điểm mà còn chứa đựng những câu chuyện tinh tế về nghệ thuật chế tác. Tại Huy Thanh Jewelry, từng món trang sức là kết tinh của sự sáng tạo, công nghệ hiện đại và tay nghề thủ công tinh xảo.

Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam

Tv show

15:23:42 19/11/2024
Trên sân khấu chương trình Bài hát của chúng ta , Thu Minh quăng chiếc mâm đạo cụ trước mặt diva Thanh Lam khiến khán giả cho rằng, cô thiếu tôn trọng, hỗn láo với đàn chị.

Báo động tình trạng của Rosé (BLACKPINK)

Sao châu á

15:21:02 19/11/2024
Nhiều người hâm mộ tỏ ra lo lắng cho Rosé. Fan sợ rằng cô ăn kiêng quá đà, tham công tiếc việc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

4 mỹ nhân Việt đăng quang tại đấu trường nhan sắc quốc tế

Sao việt

15:17:39 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Nguyễn Phương Khánh là 4 người đẹp Việt Nam đã giành vương miện tại những cuộc thi sắc đẹp lớn và danh giá trên thế giới.