Chuyện tử tế: Hai gia đình nghèo hiến đất xây trường
Hai gia đình ở thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, H.Sông Hinh (Phú Yên) đã hiến đất để xây 2 trường học khang trang nhất trong xã này.
Mẹ Hai (phải) và bà Bảy (trái) cùng Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông đến thăm trường – ĐỨC HUY
Từ mẹ hai bán bánh mì…
Về thôn Tân Lập, hỏi mẹ Hai (tên thật là Lê Thị Út, vợ của ông Nguyễn Xuân Định, thương binh đã qua đời) thì ai cũng biết. Mẹ Hai mở tủ bán bánh mì nhỏ ở ngay ngã tư QL29 để mưu sinh. Cái tủ bánh mì này đã nuôi sống bà và mẹ con người con gái khuyết tật của bà, dù cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Mỗi ngày, bà chỉ bán được khoảng hơn 80 ổ bánh mì; nhiều hôm bán không hết, cả nhà phải ăn bánh thay cơm.
Cuộc sống gia đình mẹ Hai khó khăn là vậy, thế nhưng khi chính quyền xã vận động thì gia đình bà đã hiến tặng hơn 1,1 ha đất sản xuất để xây Trường THCS Đức Bình Đông. Khu đất nằm ở vị trí đẹp, ngay ngã tư. Mẹ Hai bộc bạch: “ Hiến đất xây trường học là nguyện vọng của chồng tôi trước khi qua đời. Và đó cũng là nguyện vọng chung của gia đình. Nhìn ngôi trường khang trang là tôi vui lắm. Lũ trẻ đã có ngôi trường đàng hoàng để học”.
Video đang HOT
Sau khi hiến đất xây Trường THCS Đức Bình Đông, chính quyền xã tiếp tục vận động mẹ Hai hiến phần đất còn lại hơn 2.000 m2 liền kề với trường để xây Trường mầm non Đức Bình Đông. “Chính quyền đến tận nhà thuyết phục hiến đất, tui thấy mà tội vì đây cũng là việc chung. Tui nghĩ mình nên làm một việc có ý nghĩa nữa nên quyết định hiến phần đất còn lại cho chính quyền xây dựng trường mầm non”, mẹ Hai tâm sự.
Sau khi hiến đất xây trường, gia đình mẹ Hai chỉ còn tủ bánh mì mưu sinh. Thế nhưng bà vẫn vui dẫu biết rằng cuộc sống phía trước vẫn nhiều khó khăn, vất vả. Nụ cười vẫn tươi trên gương mặt khắc khổ mỗi khi bà đi ngang qua ngôi trường.
Trường mầm non Đức Bình Đông do gia đình mẹ Hai và gia đình bà Bảy hiến đất xây dựng
… đến bà bảy làm thuê làm mướn
Gia đình bà Lê Thị Bảy và ông Lê Văn Tài đến vùng đất thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, H.Sông Hinh lập nghiệp khá sớm nên đất đai tương đối nhiều. Những năm cây sắn, cây mía có giá thì cuộc sống tương đối ổn định. Nhưng một vài năm trở lại đây, sắn, mía rớt giá nên cuộc sống khó khăn, ông bà phải làm thuê làm mướn. Căn nhà duy nhất của vợ chồng bà Bảy bằng gỗ đã xuống cấp.
Vậy mà khi chính quyền xã Đức Bình Đông vận động gia đình bà hiến hơn 7.000 m2 đất để xây Trường mầm non Đức Bình Đông, vợ chồng bà Bảy không hề đắn đo vì nghĩ hiến đất xây trường cũng là để sau này con cháu có nơi học hành. “Lúc gia đình lên vùng kinh tế mới lập nghiệp, làm ăn kinh tế cũng khá giả. So với mọi người thì không bằng, nhưng cuộc sống bây giờ ổn định như vậy là mừng rồi. Vì thế, chính quyền vận động hiến đất là vợ chồng tôi đồng ý ngay. Hơn nữa, mình hiến đất xây trường cũng là để sau này con cháu mình có nơi để học tập đàng hoàng”, bà Bảy chia sẻ.
Ông Nông Văn Trình, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây, cho biết việc làm của gia đình mẹ Hai và bà Bảy rất có ý nghĩa. “Con cháu sau này sẽ luôn ghi nhớ tấm lòng của 2 gia đình này khi được học trong 2 ngôi trường khang trang”, ông Trình ghi nhận.
Theo Thanh niên
Ở "chảo lửa" Gia Lai: Cựu chiến binh giỏi làm ăn, hiến đất làm NTM
Không chỉ giỏi làm ăn, những cựu chiến binh ở huyện Krông Pa (nơi được mệnh danh là "chảo lửa" của tỉnh Gia Lai) còn tích cực làm đường, nạo vét kênh mương, hiến đất xây trường... cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Ngoài sở hữu 4ha điều, 2ha bạch đàn, hàng nghìn con gà được thả trên diện tích 1ha, ông Nguyễn Đình Long (59 tuổi, thôn Mê Linh, xã Chư Đrăng) còn mở xưởng sửa chữa ôtô và máy nông nghiệp. Là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, ông Long tích cực truyền đạt cho hội viên những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, tính toán cách làm ăn...
Còn ông Vũ Văn Thiệp (56 tuổi, buôn Dù, xã Ia Mlah) bắt đầu làm ăn với đồng vốn vay ngân hàng vào năm 2009, đến nay đã có 5ha đất trồng mì, thuốc lá, mè... và kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ông Vũ Văn Thiệp bên vườn bưởi da xanh. Ảnh: K.N
Không chỉ giỏi làm ăn, các cựu chiến binh vùng "chảo lửa" Krông Pa còn tích cực hiến đất xây trường, tham gia xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát cho người nghèo... Thấy các cháu mẫu giáo phải học nhờ tại điểm Trường Tiểu học số 2 của xã, cựu chiến binh Bùi Văn Vương (thôn Hưng Phú, xã Chư Đrăng) không ngần ngại hiến hơn 300m2 đất để xây trường học.
"Địa phương cần đất xây trường, mình có đất thì mình hiến thôi, muốn xây dựng nông thôn mới trường lớp phải khang trang" - ông Vương cho biết.
Ông Phạm Văn Bằng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Krông Pa cho hay: "Mặc dù hội viên đa số đã lớn tuổi, nhưng các cấp hội cựu chiến binh trên địa bàn huyện luôn làm nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước. Tính từ năm 2014 đến nay, Hội Cựu chiến binh huyện đã vận động hội viên và nhân dân tu sửa 12km đường giao thông nông thôn, nạo vét 15km mương thủy lợi, hiến hơn 3.000m2 đất, tham gia 1.500 ngày công để làm 1,8km đường bêtông, đóng góp cùng với địa phương 651 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới... Những việc làm ý nghĩa này đã góp phần cùng địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới".
Theo Danviet
Côn trùng lạ có mùi hôi tanh tấn công người dân đã được xác định danh tính Vài ngày trước, khu dân cư ở TT.Hai Riêng (H.Sông Hinh, Phú Yên) bị côn trùng lạ tấn công, khiến cuộc sống đảo lộn. Ngày 10.6, cơ quan chức năng xác định loại côn trùng có mùi hôi tanh này là bọ đậu đen. Côn trùng lạ được xác định là bọ đậu đen . VĂN THÙY Ngày 10.6, Th.S Lê Nguyễn Lanh...