Chuyện tử tế: Dạy sử miễn phí bằng âm nhạc
20 năm qua, nhiều thế hệ học sinh đã được ông Văn Đình Thanh (71 tuổi, cựu chiến binh xã Bình Thành, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) truyền đạt kiến thức về lịch sử dân tộc thông qua âm nhạc.
Giờ học lịch sử bằng âm nhạc do ông Thanh giảng dạy luôn làm trẻ em thích thú – DUY TÂN
Đến với lớp học đặc biệt này, điều làm cho học sinh cảm thấy thích thú là vừa được học vừa được hát. Mỗi buổi học, khi tiếng đàn mandolin của thầy giáo – cựu chiến binh Văn Đình Thanh vang lên thì hàng chục học sinh miệt vườn đồng thanh hát. Không khí lớp học luôn rộn rã, vui tươi.
Ông Thanh cho biết: “Sau khi xuất ngũ, tôi làm nhân viên cho một công ty, năm 1993 thì về hưu, và đến năm 2000 tôi cùng một số cựu chiến binh, cán bộ về hưu mở câu lạc bộ “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Nhận thấy nhiều cháu nhỏ ở quê chưa hiểu rõ về lịch sử dân tộc nên tôi quyết định mở lớp học tại nhà. Mong muốn của tôi là góp phần cùng ngành giáo dục giúp các em có đầy đủ kiến thức về quá trình dựng nước, giữ nước của cha ông, qua đó củng cố lòng yêu nước và tự hào dân tộc”.
Tận dụng khu đất trống bên hiên nhà, ông Thanh bỏ tiền túi mua bảng, in bài hát và đi vận động trẻ em trong xóm đến sinh hoạt, học tập. Ông còn dành số tiền lương hưu ít ỏi làm một phòng đọc sách nhỏ trong nhà với nhiều đầu sách thiếu nhi, lịch sử, văn hóa… để các em đến đọc, nâng cao hiểu biết.
Để học sinh không nhàm chán và dễ tiếp thu kiến thức, ông Thanh chịu khó dành thời gian nghiên cứu để phổ nhạc cho những câu chữ chứa đựng nội dung về các giai đoạn lịch sử, từ đó thu hút ngày càng nhiều trẻ đến học. Lớp học diễn ra chiều thứ bảy và chủ nhật hằng tuần. Số lượng học sinh trong lớp thường dao động từ 20 – 30 em, có em chỉ 4 – 5 tuổi, lớn nhất trên 10 tuổi. Không chỉ trẻ em địa phương mà nhiều phụ huynh ở các xã lân cận cũng đưa con đến xin học.
Video đang HOT
Việc học được ông Thanh tích hợp đầy đủ qua các bài hát theo từng giai đoạn lịch sử. Sau khi cho các trò hát, ông bắt đầu giảng giải chi tiết về nội dung bài. Đặc biệt, ông còn dạy theo chủ đề, tháng nào có sự kiện, mốc lịch sử quan trọng thì ông chú trọng dạy theo chủ đề của tháng đó. Ngoài ra, vào dịp lễ ông đều dành thời gian tổ chức cho các em vui chơi sinh hoạt, giao lưu với trường học, Đoàn thanh niên, thăm di tích lịch sử địa phương để linh động trong việc vừa học vừa chơi, nhằm tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Suốt 20 năm dạy học như vậy, ông Thanh đã mang tâm huyết của mình “truyền lửa” cho nhiều lứa học trò. “Giờ đây, nhiều em đã thành tài, trở thành quân nhân, giáo viên… Điều đó khiến tôi rất vui và có thêm động lực để tiếp tục với công việc này”, ông Thanh trải lòng.
Chị Đặng Lệ Trinh (30 tuổi), người trong vùng, chia sẻ: “Nhờ thầy Thanh mà trẻ em miệt vườn có thêm nhiều kiến thức lịch sử qua từng lời dạy, câu hát. Việc thầy giảng dạy miễn phí suốt 20 năm cho bao thế hệ học sinh khiến tôi vô cùng cảm kích”.
Độc đáo "Khu vườn đọc sách" của giáo viên vùng sâu
Cô chia sẻ rằng: "Trong giấc mơ mỗi ngày, tôi luôn thấy một khoảng sân trường với những bông hoa, hàng cây đẹp như trong cổ tích, và đâu đó, các em học sinh của tôi ngồi đọc sách. Giấc mơ đó cứ lớn dần lên, và bây giờ đã thành hiện thực"...
Một lần ghé trường Trường THPT Tân Long, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp như cổ tích của một khu vườn đọc sách. Đó là thành quả của cô giáo Lữ Ngọc Trân (dạy Văn) sau 2 năm ấp ủ ước mơ nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.
Cô Trân chia sẻ, nhiều lần cảm thấy xót xa khi hỏi học sinh không biết Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư là ai? Thậm chí có em chưa bao giờ đọc trọn vẹn "Dế Mèn phiêu lưu kí"... "Từ đó, tôi ấp ủ, khát khao phải mang sách đến cho các em, không thể để các em lãng quên sách như vậy. Trong giấc mơ tôi luôn liên tưởng một khoảng sân trường bên những khóm hoa mười giờ xanh đỏ, cùng hàng ghế đá, cái xích đu và đâu đó các em học sinh của tôi ngồi đọc sách...".
Lối vào khu vườn đọc sách. Ảnh: P.V.
Giấc mơ đó cứ ám ảnh cô Trân những ngày đến lớp, để rồi cô nảy ra ý tưởng xây dựng "khu vườn đọc sách". Khi bày tỏ nguyện vọng, cô được lãnh đạo nhà trường đồng ý, dành một khoảng sân để thực hiện. Các em học sinh thì hào hứng: "Cô ơi làm đi cô! Tụi em sẽ giúp cô".
Thế là cô trò cùng nhau đi xin lốp xe đem về sơn rồi trồng hoa và xin sách... Công việc này tốn cả tháng trời, chưa tính việc sắp xếp, bố trí chỗ ngồi, nơi đặt sách, trồng hoa. Để tạo hứng thú và thu hút học trò, Khu vườn đọc sách được thiết kế, bài trí rất độc đáo.
Rất đông các em học sinh tìm đến khu vườn đọc sách trong thời gian rãnh rỗi. Ảnh: P.V.
Tất cả không gian đọc sách đều mở, gần gũi với thiên nhiên và được cô trò trang trí hoa, cây xanh, xích đu, ghế đá, cầu bập bênh... Trước đây học trò phải vào thư viện, ngồi vào bàn, nghiêm túc đọc sách thì giờ đây các em đọc sách trong không gian thoải mái hơn, có thể cùng nhau trò chuyện, chia sẻ sách hay. "Thật sự nhìn các em ở đây bắt đầu chịu đọc sách là tôi vui rồi vì ở đây vùng sâu, điều kiện các em khó khăn lắm", cô Trân chia sẻ.
Các em học sinh say mê đọc sách bên không gian thoáng mát, được trang trí đẹp mắt. Ảnh: P.V.
Không dừng lại việc đọc sách, cô Trân còn hướng học trò đến giáo dục kỹ năng sống qua việc chăm sóc vườn hoa, biết sẻ chia, biết yêu lao động và yêu thiên nhiên. Đồng thời, giúp các em lao động tích, cực hạn chế game và nghiện mạng xã hội.
Em Trương Nhựt Phi, học lớp 12T5 thì nói rằng, khu vườn đọc sách thật ý nghĩa, chúng em cần những nơi như thế. Những hoạt động như thế này sẽ kích thích tinh thần của học sinh bởi vì không cảm thấy chán khi phải ngồi trong phòng thư viện chật hẹp. Ở đây không gian rộng rãi, thoáng mát với hoa lá, trò chơi. Thay vì thời gian rảnh rỗi em và các bạn uống trà sữa hay lướt facebook thì vào đọc sách, vừa nâng cao kiến thức, vừa giải trí sau thời gian học tập.
Cô Lữ Ngọc Trân (trái), người có ý tưởng tạo ra khu vườn đọc sách. Ảnh: P.V.
Theo thầy Trần Văn Ánh - Hiệu trưởng Trường THPT Tân Long: "Khu vườn đọc sách mang lại cho các em học sinh nhiều kiến thức, niềm vui trong cuộc sống. Với cách làm của cô Trân, nhà trường mong muốn tạo điều kiện tốt nhất giúp học sinh và thầy cô giáo nâng cao nguồn tri thức phục vụ việc học và nghiên cứu. Đó chính là mục tiêu mà nhà trường hướng tới để rèn luyện, tạo cho mọi người thói quen đọc sách, yêu quý sách và coi sách như người bạn thân thiết".
Từ lúc khu vườn đi vào hoạt động, có lúc đón gần 200 bạn đọc là học sinh của trường. Từ sau Tết đến nay, do trường nghỉ phòng dịch COVID-19 nên cô cùng các giáo viên tiến hành bảo quản sách và các vật dụng, chờ đến ngày học sinh đi học trở lại thì Khu vườn đọc sách rộng cửa đón các em.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ chính thức được triển khai trên cả nước đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021. Vì vậy, ngành giáo dục đã, đang nỗ lực xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo mà còn có tư duy đổi mới, sáng tạo trong phương pháp...