Chuyển trường miền núi từ công sang tư: Học sinh xin Bộ trưởng xem xét
Hàng trăm phụ huynh, học sinh và giáo viên tại huyện vùng cao Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh đang lo lắng trước chủ trương chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ trường công sang trường tư.
Trường THPT Tiên Yên có thể chuyển từ trường công sang trường dân lập
Trong học sinh chúng cháu, có nhiều bạn là gia đình thiểu số, gia đình rất khó khăn, nếu chuyển sang dân lập, các bạn ấy có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí
(Thư của HS Trường THPT Tiên Yên gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)
Ngày 26.1 vừa qua, một số học sinh (HS) Trường THPT Tiên Yên (H.Tiên Yên, Quảng Ninh) đã viết “tâm thư” gửi ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin dừng việc nghiên cứu đề án chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập.
Học sinh, giáo viên hoang mang
Trong bức thư viết tay dài 3 trang, HS viết về truyền thống 50 năm của nhà trường, về những thành tích học tập, đồng thời bày tỏ: “Trong HS chúng cháu, có nhiều bạn là gia đình thiểu số, gia đình rất khó khăn, nếu chuyển sang dân lập, các bạn ấy có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí”. Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cũng băn khoăn về việc một ngôi trường có truyền thống 50 năm đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” và chuyển vào tay doanh nghiệp (DN).
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Tân, Hiệu trưởng Trường THPT Tiên Yên, cho biết: “Những ngày qua, GV, HS của trường đều hoang mang, ảnh hưởng tới việc dạy và học. Chúng tôi cũng thăm dò trong GV thì đa số không đồng thuận. Trường tôi chưa xuống cấp đến mức nghiêm trọng, trong khi chất lượng giáo dục vẫn nằm trong tốp đầu”.
Video đang HOT
Một đoạn thư của học sinh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Cùng tâm trạng, cô N.T.V, GV Trường THPT Tiên Yên, nói: “Mô hình trường dân lập khó phù hợp với huyện miền núi, nghèo như Tiên Yên. DN đầu tư tất nhiên sẽ tính đến lợi nhuận, trong khi nhiều phụ huynh là hộ nghèo, còn phải nhận trợ cấp, thì việc cho con học trường tư thực sự sẽ rất khó khăn”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Duy, một người dân ở xã Đông Ngũ (H.Tiên Yên), cho biết: “Cả H.Tiên Yên chỉ có một trường THPT, nếu giao cho DN thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thì chúng tôi thấy rất băn khoăn, lo lắng cho chất lượng dạy và học của các cháu”.
Tiết kiệm được 80 tỉ đồng cho ngân sách tỉnh ?
Trước đó, vào tháng 12.2017, Công ty TNHH MTV Hợp Tiến (H.Tiên Yên) có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu đầu tư, chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập, trên cơ sở sáp nhập với Trường THPT Nguyễn Trãi – là trường dân lập trên địa bàn.
Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Duyên, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Tiên Yên, cho biết việc DN xin nghiên cứu đầu tư chuyển đổi mô hình Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập là theo chủ trương của T.Ư và tỉnh Quảng Ninh. “Việc DN xin đầu tư chuyển đổi mô hình trường công lập sang dân lập là đúng với chủ trương Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành T.Ư là các trường mầm non và THPT sẽ chuyển dần sang ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện và xã hội hóa tốt”, bà Duyên nói.
Ông Trương Công Ngàn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Tiên Yên, cho biết: “Ngân sách cho việc đầu tư, nâng cấp Trường THPT Tiên Yên hiện chưa có, nếu vận dụng được xã hội hóa thì sẽ tiết kiệm được khoảng 80 tỉ đồng để đầu tư cho các trường khác vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến nay DN mới chỉ nghiên cứu và xây dựng đề án, mọi việc vẫn chưa rõ ràng”.
Cũng theo ông Ngàn, H.Tiên Yên nhất trí quan điểm, tạo điều kiện cho DN nghiên cứu và chuyển đổi nếu đề án đưa ra giúp chất lượng dạy và học tốt lên, thu nhập GV cao hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của DN, nhà trường, người dân và tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.
Còn theo ông Phạm Văn Mạn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hợp Tiến, hiện nay Trường THPT Tiên Yên cơ sở vật chất đã xuống cấp, sử dụng chung quỹ đất cùng Trường THCS Tiên Yên với diện tích trên 1,1 ha. Để đảm bảo cho giảng dạy, học tập và để trường đạt chuẩn quốc gia, thì việc xây dựng mới Trường THPT Tiên Yên là phù hợp, cần thiết. “Chúng tôi đang phối hợp với UBND H.Tiên Yên để xây dựng đề án, dự kiến tháng 6.2018 sẽ xong để trình UBND tỉnh phê duyệt”, ông Mạn nói và cho biết nếu đề án được chấp thuận, DN này sẽ xây dựng trường mới to đẹp hơn, trên diện tích 5,6 ha với tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng.
Theo TNO
Những câu chuyện nóng về giáo dục năm 2017
Năm 2017 có nhiều sự kiện giáo dục sôi động diễn ra đến tận những ngày cuối năm. Bạn đọc hãy cùng báo nhìn lại một vài câu chuyện nóng.
Đề xuất cải tiến tiếng Việt gây xôn xao dư luận một thời gian dài
Cải tiến tiếng Việt gây "chấn động"
Ngay sau khi Báo đăng tải phần một (phần phụ âm) công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, về cải tiến tiếng Việt vào ngày 24.11.2017, một "làn sóng" tranh cãi, phản ứng gay gắt của xã hội về công trình này đã diễn ra mạnh mẽ. Sự kiện này lại tiếp tục gây "bão" trong dư luận khi ngày 26.12, PGS Hiền lại tiếp tục công bố đề xuất cải tiến phần nguyên âm.
Nhức nhối nạn bạo hành trẻ mầm non
Dư luận phẫn uất trước vụ việc bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bạo hành trẻ nhỏ.(Ảnh: cắt từ clip)
Cuối tháng 11, vụ bạo hành trẻ của các bảo mẫu tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP.HCM) đã khiến xã hội đồng loạt lên án. Theo đó, bảo mẫu ở đây đã có những hành vi đạp, tát vào đầu, vào mặt, dùng các vật dụng để đánh, thậm chí là dùng dao làm bếp đập vào đầu trẻ. Từ vụ việc này, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, chính quyền, tổ chức liên quan... đã có những hành động cụ thể nhằm hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em.
Báo động chất lượng ngành sư phạm
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Từ năm 2018 học sinh vào ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất" (Ảnh:Đào Ngọc Thạch)
Kỳ tuyển sinh vào các trường ĐH,CĐ năm 2017 cho thấy một sự mất cân đối giữa một bên là các trường y dược có người 29 điểm vẫn không trúng tuyển, một bên là nhiều trường sư phạm ở địa phương chuẩn đầu vào tổng 3 môn 9 điểm! Trước phản ứng của dư luận, Bộ GD-ĐT đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo mổ xẻ vấn đề. Những giải pháp đưa ra là phải quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm, xây dựng lại chỉ tiêu theo nhu cầu sử dụng và nâng điểm chuẩn đầu vào... Tháng cuối năm 2017, dư luận một lần nữa sôi động về đầu vào sư phạm khi nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét lại chủ trương miễn học phí cho sinh viên ngành này bởi chính sách này đã không còn thu hút được người giỏi vào học. Trong những ngày cuối năm, tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2018 chỉ tiêu ngành sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng của địa phương và học sinh vào học ngành sư phạm phải là học sinh ưu tú nhất.
Thủ khoa về nhà nuôi heo và vấn đề sử dụng người tài !
Bùi Thị Hà gây sốt với câu chuyện "Thủ khoa về nhà nuôi heo" (ảnh: Chụp màn hình)
Vào đầu tháng 10.2017, Bùi Thị Hà gây "sốt" mạng xã hội với câu chuyện "thủ khoa nuôi heo". Hà tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Hà nội 2 trở về Hà Giang. Sau hơn một năm vẫn chưa được đi dạy, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Có 2 luồng ý kiến xung quanh câu chuyện này. Thứ nhất, dư luận cảm thấy bức xúc vì đến một thủ khoa còn thất nghiệp. Tuy nhiên, luồng dư luận thứ 2 cho rằng, tại sao một thủ khoa lại không năng động tìm việc, lại lãng phí kiến thức 4 năm ĐH? Nhiều người cho rằng, Hà nên thay đổi suy nghĩ, dù là trường công hay trường tư, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước, miễn là có được việc làm thì bạn trẻ nên cống hiến hết sức mình, không nên chờ đợi lãng phí.
Câu chuyện này dấy lên trong dư luận những băn khoăn về vấn đề thu hút, sử dụng người tài. Việc thu hút nhân tài chỉ dựa vào bằng cấp, ít quan tâm tới năng lực thực tế cũng như nhu cầu địa phương khiến nhiều chính sách thu hút nhân tài gần như mang tính phong trào, không có hiệu quả thực tế. Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người nhìn nhận lại khái niệm thế nào là nhân tài.
Theo TNO
Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu? Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, các địa phương phải đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu phải bố trí việc làm cho sinh viên sự phạm Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm với sự tham dự...