Chuyển trường chạy lũ
Trên con đường gập ghềnh, bùn lầy của thôn Sơn Trà xã Bình Đông (huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi), những cánh tay, đôi vai nhỏ nhắn của các em học sinh lớp 3 đang vác những bộ bàn ghế, cùng các bậc phụ huynh chạy trường. Chủ Nhật này, các em phải vào học.
Chuyển trường theo lũ
Tiếng cười đùa xen lẫn tiếng bước chân của các em học sinh khi khuân bàn ghế từ ngôi trường sập về nơi học tạm. Không quen công việc, có lúc, em đi tới, em đi giật lùi, có lúc 4 em khiêng bàn ghế đi ngược về 2 hướng, dùng dằng giữa con đường lầy lội. Quãng đường từ ngôi trường tiểu học Sơn Trà đến nơi học tạm là 300 mét, nụ cười ngây thơ khiến nhiều em quên đi cái cảm giác đè nặng trên đôi vai.
“Đừng khiêng nữa, để cho phụ huynh và thầy cô” – mặc thầy giáo Ngô Thanh Tịnh phất tay và níu kéo, nhưng các em vẫn thoăn thoắt gồng gánh bàn ghế. Chưa thấu hiểu được nỗi vui buồn của người lớn, trong ánh mắt của các em ánh lên sự tò mò, khi nhìn ngôi trường mới tuềnh toàng như một nhà kho. Phía sau lưng của các em là làng Sơn Trà đang đổ nát. Cả làng Sơn Trà đang huy động mọi người ra chèn chống nhà cửa, đào đất đắp bờ. Bởi nếu những cơn mưa nặng hạt còn tiếp tục tái diễn, cả xóm làng này lại tiếp tục chìm vào trong cảnh tan hoang tiêu điều.
Cách đó không xa, người dân Sơn Trà, tất cả đều tất bật đóng cọc, dồn bao chống lũ. Ngôi trường tiểu học Sơn Trà nằm cạnh con sông Trà Bồng, cơn lũ vừa qua đã khoét sâu vào dưới móng trường, kéo ngôi trường này bị nứt nẻ và có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
Không quen công việc, đôi lúc các em khiêng bàn về 3 hướng
Đặt chiếc bàn học sinh xuống đất để nghỉ ngơi, ông Phạm Chất, phụ huynh học sinh lo lắng nhìn về ngôi trường mới: “ Ngày mai tổ chức ngày Đại đoàn kết của thôn Sơn Trà, Chủ Nhật là các cháu sẽ vào học bữa đầu tiên. Chỉ xin Nhà nước quan tâm cho 4 tấm bạt che chứ trường này trống trơn, mưa tạt ướt mấy cháu“.
Chỉ xin một cái rất đơn giản: “tấm bạt để che”, bởi phòng học mới của các em là nơi hội họp của thôn xóm, ngôi nhà cao nhưng xung quanh không có vách che. Chính vì vậy, nếu trời nắng các em sẽ phải ngồi trong cái nóng thiêu đốt, còn trời mưa thì nước sẽ hắt từ bốn phía.
Trường lớp tứ tán
Trường tiểu học Sơn Trà có 5 phòng, có 10 lớp học, chia làm 2 buổi. Sau lũ, học sinh từ lớp 4 đến lớp 5 sẽ được chuyển đến học tạm tại ngôi trường cách đây 3 km. Sợ các em qua đường nguy hiểm, nhà trường và các bậc phụ huynh bố trí cho các em từ lớp 1 đến lớp 3 đến học tập tại nhà sinh hoạt của thôn.
Video đang HOT
Ngôi trường cũ sắp đổ sập
Để ba mẹ khiêng bàn chớ, việc của người lớn mà? Nghe hỏi, em Huỳnh Tấn Nam, học sinh lớp 3A thỏ thẻ, giọng nói trong vắt: “ Cả nhà em hổng còn ai, ba mẹ đi đắp đất sửa nhà đổ cho mấy bác trong xóm. Thầy giáo biểu học ở đây trường sập. Học sinh lớp lớn thì tới trường tầng (cấp 2) học. Chỗ này gần nhà thì nhường cho mấy em nhỏ. Mấy em qua đường xe lớn nguy hiểm“.
Để có chỗ kê bàn bằng phẳng, Hội phụ nữ thôn và bộ đội đến đào đất và san phẳng nền lớp học. Các bậc phụ huynh tất bật đi mua vở, sách bút đã bị cát vùi lấp để con em có thể đến trường.
Vuốt mồ hôi, đặt càng chiếc xe bò chở cát xuống nền đất bùn, vợ chồng ông Huỳnh Ảnh cho biết: “ Mấy hôm lụt, cả làng nắm tay nhau để băng qua chỗ nước ngập tới ngang ngực để vô xóm giúp bà con. Bây giờ thì già trẻ gì cũng ráng làm để có nơi ở, nơi học. Hai vợ chồng chú mấy ngày nay bỏ nhà bỏ cửa vô xóm giúp bà con“.
Trên khuôn mặt đầy nỗi lo lắng, thầy Ngô Thanh Tịnh lo lắng: Lịch học sẽ bị đảo lộn, giờ giấc ngủ nghỉ và sinh hoạt của các em sẽ rất là mệt. Tổng cộng 3 lớp học với gần 100 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 sẽ phải học 3 ca mỗi ngày: Một lớp từ 7 đến 10 giờ, một lớp từ 10 đến 2h và một lớp từ 2 đến 5h”.
24H.COM.VN (Theo GDTĐ)
Bồng dân chạy lũ!
Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ... Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác.
Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi lại bị lũ chia cắt; miền Trung đã có tám người chết, một người bị thương vì mưa lũ. Sáng 16-11, nước sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) từ thượng nguồn chảy xối xả ra biển, huyện Bình Sơn lại tiếp tục chạy lũ.
Trước đó, nước lũ bắt đầu xuống, người dân chuẩn bị về nhà, dọn dẹp sau lũ. Thế nhưng, sáng 16-11, toàn huyện Bình Sơn lại bị nước lũ nhấn chìm.
Nước lên quá nhanh
Từ sáng sớm, nước đã tràn qua thị trấn Châu Ổ. Người dân dùng thuyền nan, thuyền bè chuối để vận chuyển người già, trẻ nhỏ, vận chuyển lương thực và gia súc đến nơi an toàn.
Ông Đỗ Thành Chơn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung, huyện Bình Sơn nói: "Chúng tôi phải huy động mọi lực lượng, phương tiện để di tản khẩn cấp 30 hộ dân tại các thôn Tây Thuận và Tiên Đào. Ngoài ra, hàng trăm người dân các vùng cô lập khác cũng được di chuyển lên cao. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập lũ trở lại".
Anh Huỳnh Ngọc Ảnh (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bế dân chạy lũ
Con đường độc đạo vào xã Bình Trung và Bình Dương hoàn toàn bị chia cắt. Nước vẫn liên tục đổ về, các thanh niên được bố trí di dời đồ đạc, kê tài sản và chèn chống nhà cửa...
Tại thôn Phú Lộc, cụ Đỗ Thị Thìn (72 tuổi) sống với đứa con trai bị tâm thần đưa tay cầu cứu: "Giúp tui ra khỏi đây với các chú. Nước ngập nhà rồi, tui không đi ra được nữa. Sợ lũ cuốn quá!". Anh Huỳnh Ngọc Ảnh, cán bộ tư pháp xã Bình Trung, đến bế cụ Thìn lên thuyền, đưa về nơi an toàn.
Ông Phạm Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết: "Các tuyến đường về các xã của huyện hoàn toàn bị tê liệt. Trong ngày, huyện đã di dời gần 5.000 dân và việc di dân vẫn được tiếp tục".
Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ... Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác.
Chiều 16-11, nước tràn quốc lộ 1A ở đoạn qua thị trấn Châu Ổ, xã Bình Hiệp (Bình Sơn) khiến giao thông nơi đây hoàn toàn bị ngưng trệ. Nhiều điểm ngập sâu 1-1,5m, hàng ngàn xe ôtô phải nằm nối dài trên quốc lộ 1A. Công an Quảng Ngãi đã chốt tại dốc Sỏi (phía bắc) và ngã ba Võ Văn Kiệt (phía nam) cấm xe lưu thông.
Nhanh chóng làm lễ cưới rồi hối hả chạy lũ
Vùng hạ du Thừa Thiên-Huế ngập sâu
Đến tối 16-11, mực nước sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu đều vượt báo động 3, tràn bờ, nhấn các khu dân cư vùng hạ lưu ngập sâu từ 1 đến 2m. Trong nội thành TP Huế, nước lũ từ sông Hương tràn vào khiến nhiều tuyến đường lớn bị ngập sâu 0,5-0,7m.
Tuyến đường Hồ Chí Minh bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn tại địa phận các xã A Roằng, Hồng Vân, giao thông bị cắt đứt hoàn toàn; quốc lộ 49B từ Mỹ Chánh đi Vân Trình đã bị ngập sâu 1,5m, giao thông bị cắt đứt.
Huyện Hương Trà, nước sông Bồ tràn bờ, chảy xốc vào làm ngập 100% nhà dân, nhiều nơi ngập sâu đến gần 2m. Tỉnh lộ 8B nối từ quốc lộ 1A đi qua xã Hương Toàn về thị trấn Sịa (Quảng Điền) bị ngập sâu 1,5m.
Hơn 10m đường nhựa qua khu vực đèo Nước Nóng thuộc xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân bị biến mất
Lũ đã cuốn trôi cống Lao Thừa Phủ nối liền hai xã Hương Bình và Bình Điền (huyện Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) làm một người bị thương.
Tối qua, tất cả hồ chứa thủy điện ở tỉnh này đều đã vượt cao trình đỉnh. Thủy điện Bình Điền, Hương Điền tiếp tục xả lũ lớn. vùng hạ du với hàng vạn người đang đối mặt với một trận lũ lớn và kéo dài nhất trong năm nay.
Hiện miền Trung tiếp tục bị lũ dữ đe dọa.
Mưa to từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ ngày 14 đến 16-11, các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Vùng Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi lượng mưa: 400-600mm. Một số nơi mưa lớn như Tà Lương (Thừa Thiên-Huế): 605mm, Trà My (Quảng Nam): 681mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi): 859mm. Lũ trên các sông tiếp tục lên cao. Hôm nay (17-11), nước sông Hương, sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Trà Bồng, sông Trà Khúc đều trên báo động 3.
Theo Pháp luật TP.HCM
Lũ cát chưa từng có tàn phá xóm làng Từ khuya ngày 8 đến rạng sáng 9/11, hàng trăm hộ dân thôn Xóm Cát hoảng hốt thấy từng đợt cát lớn từ rừng phi lao theo dòng nước cuồn cuộn đổ về. Ngay trong đêm, người dân phải hối hả dùng cành cây, bao cát be bờ ngăn cát chảy vào nhà. Chưa kịp hoàn hồn vì đợt mưa lũ kéo dài...