Chuyện tình đặc biệt với “combo quen, yêu và cách xa” trong mùa dịch của cô sinh viên và anh bác sĩ tuyến đầu
Quen nhau, yêu và xa cách trong mùa dịch. Bạn trai là bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch tuyến đầu nên cô gái này đã muốn gửi lời động viên và tình cảm tới anh…
Cao Khánh Huyền, 22 tuổi, sinh viên ngành sư phạm Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.
Bạn trai Đ. L, hiện đang là bác sĩ bệnh viện Nhiệt Đới TW.
Vì cùng là đồng hương Nghệ An nên bọn em quen nhau qua 1 số người bạn của anh, đó đúng là thời điểm đợt dịch bùng mạnh ở Hải Dương.
Tết 2021 vừa rồi cả 2 cũng đi chơi cùng nhau nhưng do cả 2 cũng kĩ tính nên chưa chắc chắn cho mối quan hệ yêu đương. Mồng 3 âm lịch Tết thì anh rời quê ra Hà Nội và tiếp tục đợt điều trị cho bệnh nhân COVID hơn 1 tháng. Mặc dù đang ở mức bạn bè nhưng bọn em cũng hay gọi điện và nhắn tin hỏi thăm, tâm sự với nhau.
Cũng may là duyên chưa lỡ. Tháng 3 vừa rồi anh ấy hoàn thành xong đợt cách ly và về nhà. Anh ấy hẹn gặp, bọn em chính thức yêu nhau từ đó.
Thời gian yêu nhau đến nay tuy chưa lâu, xa cách cũng nhiều vì anh đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch nơi tuyến đầu, nhưng tình cảm của chúng em rất gắn bó.
Sinh ra ở miền đất khó khăn nên khi chọn Hà Nội là nơi học tập và làm việc, anh và em luôn cố gắng và phấn đấu rất nhiều. Anh là một người hiền lành, lễ phép, kiệm lời, khá là nguyên tắc trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Đây là lần thứ hai bọn em xa nhau lâu đến như vậy. Từ ngày anh đi chống dịch, hầu như ngày nào cũng nhìn nhau qua video call. Em cũng bận học hành và đi làm, nên có những lần qua thăm anh chỉ có thể đứng ở cổng bệnh viện và nhìn nhau từ xa. Những lúc như thế chỉ muốn khóc vì thương và nhớ.
Thời gian yêu nhau chưa lâu lại thêm ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên thời gian gặp gỡ cũng chưa nhiều, thậm chí chúng em còn chưa chụp chung với nhau được chiếc ảnh nào.
Cao Khánh Huyền, sinh viên ĐH Giáo dục, ĐHQGHN.
Điều em ấn tượng ở anh là anh luôn biết cách quan tâm và lo lắng cho mọi người. Ngay cả khi ở bệnh viện. Mặc dù công việc cả ngày đã thấm mệt nhưng anh luôn tranh thủ dành thời gian vào nói chuyện cùng bệnh nhân. Động viên tinh thần của tất cả mọi người. Anh có bảo với em “mình khổ 1 thì bệnh nhân khổ 10″. Nên anh và đồng nghiệp luôn cố gắng hết sức để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân
Có 1 điều em hơi chạnh lòng là nhìn bạn bè anh ai cũng ổn định, ai cũng có một mái ấm gia đình riêng. Còn anh lại chọn đi cùng em khi em còn đang dang dở chuyện học hành. Đó cũng là một điều thiệt thòi với anh. Nhiều lúc cũng sợ anh ngại nhưng may mắn rằng anh luôn động viên em hoàn thành tốt việc học tập để sau này có nhau.
Cuộc gặp gỡ từ xa, sau lớp khẩu trang của cặp đôi.
Video đang HOT
Khi yêu 1 anh chàng bác sĩ, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng mới đầu em cũng thấy hơi thiệt thòi vì thời gian dành cho nhau rất ít. Nhưng chứng kiến sự vất vả của anh thì em đã dần quen và không còn thấy thiệt thòi nữa. Hơn hết em còn thấy rất tự hào về công việc của anh ấy.
Anh có kể với em về công việc của mình để em hiểu như thế này: “Công việc của anh mới đầu cũng rất căng thẳng, mọi người ăn rồi làm việc rồi trực và lăn ra ngủ. Hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, mọi người đều quay cuồng trong công việc điều trị bệnh nhân.
Anh nhớ những lần đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân khó tận 2 tiếng đồng hồ mà đặt xong tay anh run run, đến lúc ra chỉ muộn một chút là nằm lăn ra ngất. Nhớ những lần làm ECMO cho bệnh nhân xuyên đêm không quản ngại mệt nhọc, chỉ mong bệnh nhân sớm hồi phục.
Thời gian hầu như không có nên mỗi lần rảnh rỗi anh lại nhanh chóng điện cho em 1 chút, chỉ cần nhìn thấy em ổn là bao mệt nhọc tan biến, như lại có năng lượng truyền vào anh để tiếp tục cuộc chiến dài hơi này”.
Ở trong viện vất vả, nhớ gia đình, nên thỉnh thoảng em sẽ tự làm một số món ăn đơn giản và qua thăm bạn anh. Thỉnh thoảng em cũng hay viết thư để gửi cho anh đọc nữa. Dù mới chỉ tầm dăm bức thư, nhưng mỗi lần đọc thư xong anh luôn nói rằng: “Anh thấy đỡ căng thẳng và có tinh thần hơn để cố gắng tiếp tục công cuộc chống dịch”.
Bức thư của Cao Khánh Huyền gửi đến bạn trai bác sĩ đang chống dịch ở tuyến đầu. Trong thư có đoạn: “Hết dịch chắc việc đầu tiên của em là gặp anh và ôm anh thật lâu thôi. Đừng lo em thiệt thòi vì không được gặp nhau hay chở nhau đi chơi. Bọn mình còn rất rất nhiều cơ hội ở phía trước”.
Em muốn nhắn gửi đến anh và đồng nghiệp của anh, nhưng bác sĩ tuyến đầu: Mong mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe để có thể làm tốt trong cuộc chiến chống dịch COVID này. Mong dịch sớm qua đi để mọi người được về đoàn tụ với gia đình.
Hiện tại em vẫn luôn đặt mục tiêu cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập trước và sau đó sẽ tính chuyện lâu dài.
Những lúc nghiêm túc về chuyện lâu dài bọn em sẽ ngồi và trao đổi cùng nhau chứ không nhắn tin nhiều vì anh quá bận. “Cố gắng học tập, đừng quan tâm ai nói gì, miễn là anh chọn em và cuối cùng quyết định cũng là ở anh. Với anh, em là điểm dừng chân cuối của anh!”, anh nói câu đó em thấy vui lắm!
Hà Nội, ngày 4 tháng 8 năm 2021
Thư gửi Anh!
Anh luôn là niềm tự hào của cả nhà và của em. Dù vất vả hay khó khăn thì anh cũng phải mạnh mẽ lên nhé. Dịch sắp ổn rồi, chúng ta cũng sắp được về cạnh nhau rồi. em cũng nhớ anh nhiều lắm.
Hết dịch chắc việc đầu tiên của em là gặp anh và ôm anh thật lâu thôi. Đừng lo em thiệt thòi vì không được gặp nhau hay chở nhau đi chơi. Bọn mình còn rất rất nhiều cơ hội ở phía trước.
Thương em thì anh phải gắng ăn nhiều vào nhé, vậy mới có sức điều trị bệnh nhân thật tốt để họ khỏe mạnh về nhà.
Anh ở trong đấy gắng giữ gìn sức khỏe anh nha. Em sẽ giữ sức khỏe thật tốt để đợi anh ra.
Em cảm thấy may mắn vì chúng ta đã được ở bên và đi cùng nhau. Giai đoạn khó khăn này sẽ qua sớm thôi.
Thương yêu anh nhiều!
Cao Khánh Huyền
- Câu chuyện được ghi theo lời kể của nhân vật –
Cô giáo Vật lý lại khiến dân mạng 'ngẩn ngơ' vì quá xinh đẹp
Cô giáo dạy Vật Lý Thanh Nga đang là cái tên hút sự chú ý trên mạng xã hội chỉ qua một vài buổi livestream bởi gương mặt xinh xắn, phong cách giảng dạy cuốn hút.
Được biết, cô giáo "hiện tượng mạng" này tên thật là Trần Thanh Nga, sinh năm 1998, quê Hà Nội, tốt nghiệp loại Giỏi ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hiện, Nga đang làm giáo viên hợp đồng tại Trường THPT Việt Nam - Ba Lan (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Chia sẻ với VietNamNet , cô giáo trẻ cho hay, chỉ vừa mới có ý định livestream dạy học để nhiều bạn học sinh có thể tiếp cận được kiến thức môn Vật lý trong những ngày dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, khó lường.
Nga chia sẻ em rất bất ngờ khi được mọi người quan tâm nhiều qua buổi livestream đầu tiên với nhiều bình luận tích cực. Em cũng nhận được sự so sánh với một bạn trẻ khác cũng dạy Vật lý trực tuyến nổi tiếng thời gian gần đây (cô giáo Minh Thu) của một số cư dân mạng.
"Em nghĩ là không ai trong số chúng ta muốn bị đưa ra để so sánh với người khác cả, cho dù là tích cực hay tiêu cực. Chúng em đều có những công việc riêng và lựa chọn hướng phát triển riêng. Thế nên em cũng mong mọi người dừng việc so sánh chúng em với nhau và em nghĩ Minh Thu cũng như vậy".
Sau khi trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, Nga cho hay, cuộc sống của em có chút xáo trộn, song không nhiều.
"Có chăng lúc này, những lời mình nói hay những việc mình làm sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn và nhiều người biết đến hơn, do đó em luôn tự nhủ phải cẩn trọng và chỉn chu hơn trong những bài giảng và cả trong cuộc sống. Em sẽ cố gắng để xây dựng và giữ hình tượng một người giáo viên tốt", Nga nói.
Nga tâm sự, khi livestream cũng không ít lần bản thân gặp phải những lời trêu ghẹo hay bình luận những câu từ phản cảm, khiếm nhã.
"Cũng có nhiều anh chị, bạn bè đưa ra cho em những lời khuyên và mặc dù cũng đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng khi đọc được những bình luận trêu ghẹo, phản cảm và thậm chí là quấy rối, em cảm thấy rất khó chịu, bực mình và có cả chút sợ hãi. Cũng may là có các bạn học sinh và nhiều người ủng hộ, đặc biệt cũng có những người trực tiếp lên án những hành động đó. Thời gian tới, em cũng sẽ có những tiêu chuẩn nhất định trên kênh của mình và sẽ xóa hoặc chặn những bình luận như vậy. Em không cần quá nhiều người quan tâm hay theo dõi mà chỉ mong nhận được những bình luận "sạch" và có văn hóa" - cô giáo trẻ khẳng định.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống sư phạm nên từ bé Nga đã có ước muốn trở thành cô giáo. "Nhân vật truyền cảm hứng cho em là một nhân vật thầy giáo trong phim "Cao thủ học đường" của Hàn Quốc. Trong phim, người thầy đã rất tận tâm tận lực, bằng tình yêu thương của mình để có thể dạy dỗ những đứa trẻ hư nhất, kém nhất nên người".
Nga nhìn nhận, có trò ngoan và cả chưa ngoan và đôi khi là ương bướng nhưng mỗi học sinh sẽ có những câu chuyện riêng của mình.
"Vì vậy em luôn muốn dạy học sinh bằng sự cảm thông và tình yêu thương chứ không phải với những áp lực nặng nề", Nga chia sẻ.
Nói về quyết định trở thành giáo viên môn Vật lý, Nga cho hay lý do ban đầu có phần hơi... trẻ con.
"Hồi cấp THPT, trong một cuộc tranh luận, có một bạn nam tỏ ra coi thường chúng em khi cho rằng con gái thì sẽ không thể học tốt môn tự nhiên bằng con trai. Vì vậy, em quyết tâm chọn học khối tự nhiên để chứng tỏ bản thân và cho bạn ấy biết giới nữ hoàn toàn có thể học tốt. Càng học, càng tìm hiểu, em càng thấy môn Vật lý hay và hấp dẫn, bởi kiến thức môn học này giúp em lý giải được cách mà mọi thứ xung quanh ta vận hành ra sao, từ rất nhỏ như nguyên tử hay rất lớn như hệ mặt trời, vũ trụ, từ những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đến những cỗ máy phức tạp".
Theo Nga, điều quan trọng nhất để có thể học tốt môn học này chính là học bằng bản năng khám phá của con người, hiểu bản chất vật lý và liên hệ thực tiễn.
Nga có quan điểm rõ ràng trong dạy học và không muốn chỉ hướng học sinh luyện thi. Bởi nếu chỉ tập trung luyện thi thì đồng nghĩa học sinh có thể thi tốt, nhưng nếu dạy theo cách hiểu bản chất thì học sinh vừa có thể thi tốt mà vẫn có một nền tảng kiến thức vững chắc hơn để phát triển xa hơn.
Do đó, điều quan trọng là phương pháp và cách tiếp cận vấn đề.
"Kiến thức cơ bản là giống nhau nhưng mỗi giáo viên lại có cách dạy khác nhau. Em luôn đề cao việc liên hệ thực tế và dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi gợi mở. Em không áp đặt kiến thức mà cố gắng cho học sinh tự mình khám phá kiến thức. Điều này sẽ giúp các em học sinh hiểu bản chất vấn đề hơn, qua đó có hứng thú với môn học hơn và không cảm thấy khó.
Chia sẻ về dự định, Nga cho hay muốn tập trung tối đa để làm tốt những thứ mình đang xây dựng và chưa nghĩ đến việc dạy học thêm trên các nền tảng khác.
"Giờ đang là kỳ nghỉ hè nên em có khá nhiều thời gian, cộng thêm việc giãn cách xã hội nên em cũng muốn mang lại điều gì đó bổ ích cho các bạn học sinh. Vào năm học, có thể sẽ bận hơn nhưng em nghĩ với sự hỗ trợ của bạn bè và các anh chị đi trước về mặt chuyên môn, em vẫn có thể sắp xếp được việc dạy học trực tuyến", Nga nói.
Thêm một trường THPT ở Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 Chiều 24/6, gần 2.000 thí sinh dự thi vào trường THPT Khoa học giáo dục chính thức được công bố mức điểm trúng tuyển cũng như thời hạn đăng ký nhập học. Hạn chót nhập học lớp 10 trường THPT Khoa học Giáo dục, ĐHQGHN là 17h ngày 30/6 Chiều 24/6, trường THPT Khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐHQG HN đã...