Chuyển SV ĐH Hùng Vương TP.HCM sang ĐH ngoài công lập thi tốt nghiệp
Chiều tối 25-9, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký công văn gửi UBND TP.HCM đồng ý với đề xuất về việc chuyển sinh viên năm cuối Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM sang các trường ĐH khác trên địa bàn để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp.
Sở GD-ĐT TP.HCM trao công văn của UBND TP.HCM cho các thành viên hội đồng quản trị (hợp pháp) của Trường ĐH Hùng Vương chiều 10-9, không công nhận ông Nguyễn Đăng Dờn làm hiệu trưởng tạm quyền – Ảnh: Như Hùng
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện giúp Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM liên hệ với các trường ĐH có ngành đào tạo phù hợp với ngành học của sinh viên năm cuối của trường để tiếp nhận, tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp theo qui định.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết thêm, dự kiến các trường tiếp nhận sinh viên năm cuối Trường ĐH Hùng Vương là các trường ĐH ngoài công lập. Cụ thể trường nào bộ và các đơn vị liên quan sẽ bàn bạc và có quyết định trong thời gian sớm nhất .
Video đang HOT
Trước đó, sang 25-9, UBND TP.HCM đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ GD-ĐT chấp thuận và có ý kiến chỉ đạo cho một số trường ĐH có đào tạo các ngành, chuyên ngành phù hợp với ngành học của sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM được phối hợp với Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.
Theo thông tin từ Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, số lượng sinh viên đủ điều kiện thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm 2013 là 1406 sinh viên. Hiện số sinh viên đang theo học tại trường năm học 2013-2014 là 5079. Trong đó, số sinh viên đang theo học chủ yếu là sinh viên năm thứ ba và năm cuối với 3201 sinh viên và trên 300 sinh viên các khóa trước học trả nợ các học phần.
Theo TNO
Nhiều Đại học ngoài công lập mất uy tín
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội về vấn đề các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh năm 2013. Trong đó có nội dung nhiều trường không có sinh viên học và thực tế này đang dẫn đến nguy cơ sụp đổ hệ thống trường ngoài công lập và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên, giáo viên cũng như hệ thống giáo dục.
Thậm chí có trường mà không có sinh viên và thực tế này đang dẫn đến tình trạng nguy cơ sụp đổ hệ thống trường ngoài công lập và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên, giáo viên cũng như hệ thốnggiáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận cho biết, kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 của cả nước cho thấy không chỉ các trường ngoài công lập gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh, mà nhiều trường công lập cũng gặp phải khó khăn này. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung vẫn có nhiều trường ngoài công lập đạt được tỷ lệ tuyển sinh cao như Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ...
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận
Đây là những trường đã tạo được uy tín, hoạt động ổn định, chú trọng đầu tư chiều sâu, có chiến lược phát triển dài hạn, tập trung phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, vẫn có một số trường ngoài công lập chỉ tuyển được dưới 100 thí sinh.
"Đó là những trường chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa tạo được uy tín trong xã hội. Cá biệt, có một số trường nội bộ mất đoàn kết, mâu thuẫn kéo dài, làm mất môi trường sư phạm, không còn là gương sáng cho học sinh, sinh viên và xã hội", Bộ trưởng Luận nêu.
Bộ GD-ĐT cũng đề xuất Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng trong cả nước cho phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trình Thủ tướng ban hành quyết định về việc tháo gỡ khó khăn cho các trường ngoài công lập được hưởng về thuế thu nhập doanh; về việc miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập.
Đồng thời, Bộ GD điều chỉnh một số quy định trong tuyển sinh năm 2013 như: Rút ngắn thời gian tuyển sinh; quy định điểm xét tuyển tại mỗi trường ở đợt sau không được thấp hơn điểm xét tuyển đợt trước; nghiên cứu xem xét việc điều chỉnh kỹ thuật xác định điểm sàn. Đề nghị các trường ngoài công lập xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Nếu có được phương án khả thi, đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, không phát sinh khó khăn cho thí sinh, không tái diễn luyện thi, dạy thêm, học thêm tràn lan thì Bộ sẽ cho phép các trường thực hiện.
Theo TNO
Chuyển sinh viên ĐH Hùng Vương sang trường khác thi tốt nghiệp Theo nguồn tin của báo Thanh Niên, sáng 25.9, theo đề nghị của lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, UBND TP.HCM đã có ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT chấp thuận và chỉ đạo chuyển 1.460 sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương sang trường khác thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận. Lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM...