Chuyện sốc ở Sóc Sơn: Giáo viên giỏi cũng trượt viên chức
Trong số 256 giáo viên hợp đồng của huyện Sóc Sơn, Hà Nội có nguy cơ mất việc, có rất nhiều thầy cô là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Và bản thân họ cũng lo không thể qua được “ải” lần này vì có những người đã từng thi và từng trượt.
Nhiều giáo viên giỏi cũng lo trượt thi viên chức
Đánh đổi cả cuộc đời với một kỳ thi
Thầy Nguyễn Văn Hùng, giáo viên tiếng Anh trường THCS Phú Minh nói: “Chúng tôi là giáo viên tiếng Anh, nếu không tâm huyết với nghề, chúng tôi đã ra ngoài làm việc khác. Chúng tôi trụ đến giờ phút này là quá yêu nghề. Bản thân là giáo viên hợp đồng nên chúng tôi còn luôn tự nhủ phải cố gắng, thậm chí cố gắng đến 200% so với đồng nghiệp của mình. Đó là những minh chứng mà chúng tôi đạt được rất nhiều trong quá trình làm việc. Bản thân tôi, tôi đã đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền, tôi tham gia giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt giải nhất, giải ba cấp thành phố. Huyện tin tưởng giao cho đào tạo đội ngũ học sinh giỏi cấp thành phố. Năm nào cũng có học sinh giỏi cấp thành phố”.
Tuy nhiên, thầy Hùng cho rằng việc đánh giá giáo viên qua một kỳ thi hoàn toàn có thể may rủi, không thể chính xác bằng cả quá trình.
“Tôi thấy thất vọng bởi chúng tôi đã cống hiến từng đó năm, thậm chí thành phố cũng đã trao tặng những giải thưởng nhưng đến giờ phút này như trong tay không có gì cả. Nếu như trước kia khi còn trẻ thì chúng tôi có thể chuyển sang một ngành nghề khác để làm. Đánh đổi cả cuộc đời với một kỳ thi như thế này tôi nghĩ không hợp lý” – thầy Hùng bức xúc.
cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên dạy tiếng Anh Trường Tiểu học Thanh Xuân A chia sẻ, tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm, khi cô về công tác tại trường trong bối cảnh huyện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ. Chính vì vậy, nhà trường từng yêu cầu cô phải viết cam kết với trường.
Cô Hiền bật khóc
Giỏi thi viên chức cũng trượt
Theo cô Hiền, không phải vì thiếu giáo viên mà chất lượng giáo viên không tốt. Vì bản thân cô Hiền từng đoạt giải 3 trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm 2013, toàn thành phố phải rà soát toàn bộ giáo viên dạy ngoại ngữ theo chuẩn năng lực ngôn ngữ của khung tham chiếu châu Âu, cả huyện Sóc Sơn chỉ có duy nhất một giáo viên tiểu học đạt yêu cầu là cô Hiền. Cô đã 2 lần được chọn đi thi cô giáo tài năng duyên dáng, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua, nhưng 2 lần thi viên chức cô đều không đỗ.
Năm gần đây nhất cô Hiền dự thi tuyển viên chức vào trường THPT. Cô có rất nhiều lợi thế như bằng đại học loại giỏi được cộng 10 điểm; điểm soạn giáo án, giảng dạy đều đạt cao nhất, nhưng đến vòng phỏng vấn thì điểm lại thấp và bị trượt.
Video đang HOT
Nhìn những danh hiệu này, nên buồn hay nên vui?
Cô Hiền cho biết kỳ thi viên chức trở thành nỗi ám ảnh với cô, vì 20 năm trong nghề chứng minh được năng lực, nhiều giải thưởng, nhiều danh hiệu, nên nếu thi không đỗ sẽ cảm thấy rất xấu hổ với đồng nghiệp và học sinh, vì vậy lần này nếu phải thi nữa cô không đủ… can đảm.
“Thiết nghĩ thay vì trao cho chúng tôi những cái danh hiệu tài năng hay chiến sĩ thi đua thì hãy cho chúng tôi cơ hội để có thể được cống hiến khả năng tới các học sinh và ngành giáo dục huyện nhà”, cô Hiền tâm tư.
Cô Nguyễn Thị Thơm, trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn chia sẻ bản thân năm nào cũng có học sinh giỏi dự thi thành phố, nhận được nhiều bằng khen. “Chúng tôi nghĩ mình cũng có chuyên môn nhất định thể hiện qua những minh chứng đó chứ không phải nói suông. Nhưng với việc thi tuyển thì không ai tự tin”, cô Thơm cho hay.
Cô Thơm khẳng định thế vì từng tham gia dự thi 2 lần nhưng bị trượt. “Nhiều người đỗ về trường nhưng rồi nhiều việc vẫn phải về tay tôi làm, từ bồi dưỡng học sinh giỏi,… Thậm chí, hiệu trưởng còn bảo là hướng dẫn việc cho giáo viên mới trúng tuyển viên chức về trường. Như vậy tôi nghĩ bây giờ có đi thi thì 100% tôi lại vẫn sẽ trượt bởi tôi từng đi thi và chứng kiến” – cô Thơm nói rồi bật khóc.
Trong khi đó, cầm một tập bằng khen, giấy khen, các loại danh hiệu của các bạn đồng nghiệp đều là giáo viên hợp đồng trong trường, cô Đào Thị Nga buồn bã nói: “Nhìn những danh hiệu này, giáo viên chúng tôi không biết nên buồn hay nên vui”.
Tâm tư của 256 giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn đều muốn có chính sách phù hợp, nhân văn, hợp tình, hợp lý. Vì những năm tháng khó khăn của ngành giáo dục, họ chính là những người đưa vai ra gánh. Nên không thể nói, thi đỗ thì ở lại, thi trượt thì ra khỏi ngành. Trong số 256 giáo viên này, có 26 người có thâm niên trên 20 năm. Còn lại, rất nhiều giáo viên từ 10 – 20 năm. Có thể nói, họ đã giành cả thanh xuân cho ngành giáo dục.
Theo Tiền Phong
Tố cô giáo tát gãy răng học sinh: 'Răng lung lay sẵn'
Theo ông Khoa, qua lấy ý kiến ban đầu, cô chủ nhiệm cho biết, hôm đó cô T có tát học sinh bị thương ở miệng.
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo bị tố đánh, xúc phạm và đuổi học sinh khỏi lớp, ngày 16/11, trao đổi với báo Đất Việt, ông Đặng Văn Khoái - Phó phòng GD&ĐT huyện Ứng Hoà (TP Hà Nội) cho biết, huyện đã có chỉ đạo thành lập tổ xác minh để sớm có thông tin rõ ràng về sự việc.
"Bằng văn bản pháp lý thì hiện giờ Phòng GD&ĐT huyện chưa có nhưng qua điện thoại thì cơ bản chúng tôi cũng đã có thông tin ngay khi sự việc vừa xảy ra. Qua nắm bắt ban đầu thì những thông tin dư luận phản ánh và lời phụ huynh nói chỉ mang tính chất tham khảo thôi chứ chưa rõ ràng.
Cụ thể như việc nhặt vỏ hộp sữa, trong 1 gia đình cũng thế, nếu thấy vỏ hộp sữa vứt bừa bãi và chuyện nhắc nhặt lên để nhà cửa sạch sẽ là việc bình thường. Còn việc mua sách vở để tham khảo, cô giáo có thể hướng dẫn học sinh nên mua sách này sách khác chứ không phải bắt nhau. Trong 1 sự việc mà câu từ, lý luận khác nhau cũng sẽ làm cho tính chất vụ việc bị thay đổi", ông Khoái nói.
Em học sinh bị cô giáo T. đánh gây thương tích. Ảnh: GĐVN
Về tin tố cô giáo tát gãy răng học sinh, ông Khoái cho rằng, hiện cơ quan chức năng và các phòng chuyên môn đã vào cuộc để làm rõ thông tin này.
Nói về cô giáo N.T.T. (giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân và Ngữ Văn, Trường THCS thị trấn Vân Đình, cô giáo bị tố tát học sinh gãy răng-PV), vị phó phòng này cho rằng: "Hiện tại cô T vẫn đi dạy bình thường. Gia đình cô T. có truyền thống trong ngành giáo dục, bản thân cô T cũng là giáo viên dạy giỏi và tham gia 1 số phong trào của huyện rất tích cực, không phải giáo viên mới".
Cũng theo vị phó phòng này, chỉ khi nào có số liệu và kết luận chính thống mới có thể tìm ra sự thật.
Trong khi đó, cùng ngày, theo thông tin trên báo Zing.vn, ông Vương Đăng Tuyến, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vân Đình cho rằng, vụ việc này cả hai bên đều có lỗi. Học sinh cũng vô lễ với giáo viên, gây ảnh hưởng học tập của lớp trong giờ học.
Phương pháp sư phạm của giáo viên hạn chế khi đuổi học sinh khỏi lớp. Cô T. bị khiển trách, hạ điểm thi đua một bậc trong một tháng, thông báo trước hội đồng sư phạm của nhà trường.
Ông Tuyến nêu quan điểm giáo dục là cảm hóa con người, tùy đối tượng để có phương pháp hợp lý.
Trường THCS Thị trấn Vân Đình. Ảnh: Zing.vn
Còn trên báo Dân Trí, ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vân Đình cho biết, qua lấy ý kiến ban đầu, cô T. cho rằng, hành động tát đó là để dọa học sinh.
"Trong 3 học sinh có liên quan đến sự việc, có một em được người tố cho rằng, cô giáo T. đánh em này gãy răng. Chúng tôi đã gặp gia đình, ông cháu có cho biết, thực ra cháu này có 2 răng lung lay sẵn nên khi cô giáo cầm quyển sách cuộn lại và đánh vào má nên răng gãy.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xác minh ban đầu, cô giáo nói chỉ đuổi một giờ nhưng tôi cho rằng, kể cả một giờ cũng sai. Còn lại hai giờ khác, học sinh sợ nên không dám vào học", ông Khoa cho biết.
Trước đó, phụ huynh em T.T.N.L. (lớp 8 Trường THCS thị trấn Vân Đình) phản ánh, con gái chị bị cô T. không cho vào lớp học thời gian 3 tuần với lý do không chính đáng.
Bên cạnh đó, cô giáo này còn bị phụ huynh tố có những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của gia đình chị.
Không những vậy, phụ huynh này còn tố cô T. bắt học sinh ở những lớp mình dạy mua thêm sách tham khảo về danh ngôn. Nhiều em không mua, mượn của bạn lớp khác, nữ giáo viên yêu cầu các em (cho mượn và đi mượn) phải mua 5 quyển nộp cho cô, nếu không sẽ không được vào lớp.
Ngoài ra, theo phản ánh của một phụ huynh khác cho biết: "Cháu tôi học lớp 6, hiện đang ở với ông bà để tiện đi học. Chỉ vì quên không mang sách vở mà bị cô T. tát bị thương ở miệng.
Trong khi một em khác tại lớp 8B cũng bị cô giáo tát đến gãy một răng. Phát hiện sự việc, cháu này không dám nói bị cô giáo đánh mà chỉ nói là chơi đùa với các bạn bị thương".
Theo baodatviet.vn
Đang có một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các trường Không ít giáo viên bức xúc "thao giảng kiểu này chẳng học được gì chỉ cái tổ cãi nhau mệt người". LTS: Cho rằng, đã đến lúc cần chấm dứt ngay kiểu dự giờ vô bổ như nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang thực hiện, tác giả Băng Thanh đã có bài viết chia sẻ. Tòa soạn trân trọng gửi đến...