Chuyển sang kiểm soát ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong do COVID-19
Chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; Định hướng căn cứ tình hình dịch bệnh chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B…
Đây là 2 trong số 6 điểm mới của Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được đại diện Bộ Y tế thông tin tại giao ban báo chí.
Theo đó, căn cứ ý kiến chỉ đạo, góp ý, Bộ Y tế đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị quyết số 38/BQ-CP ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19.
Chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc COVID-19 sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong
Mục tiêu tổng quát của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.
Các mục tiêu cụ thể là:
Video đang HOT
Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyếnBảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịchBảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống của nhân dân
Chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 – 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Chương trình có 11 điểm mới là:
Chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.
Định hướng căn cứ tình hình dịch bệnh chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;Xác định tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là tiêm chủng vaccine toàn dân, miễn phí; giao Bộ Y tế xây dựng cơ chế xã hội hóa thuốc, vaccine trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Đưa ra các định hướng, giải pháp đáp ứng cho mọi tình huống dịch kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
Xác định chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn.
Xác định các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện về phòng, chống dịch bao gồm lãnh đạo, chỉ đạo; y tế; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; an sinh xã hội; tài chính, hậu cần; bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống của người dân; vận động và huy động xã hội; truyền thông, công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; triển khai các kịch bản theo tình huống dịch COVID-19.
Quy định việc ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư vào công tác phòng, chống dịch COVID-19.Quy định thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19.
Định hướng nâng cao năng lực của y tế dự phòng, y tế cơ sở, trong đó bao gồm việc áp dụng mức phụ cấp 100% đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở.Quy định việc huy động cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng, chống dịch.
Quy định rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19
Cứu sống nữ bệnh nhân bị tắc đường mật hiếm gặp
Nữ bệnh nhân bị tắc đường mật ngoài gan hiếm gặp vừa được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cứu sống.
Ngày 19.3, nguồn tin từ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết y, bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống nữ bệnh nhân bị tắc đường mật ngoài gan hiếm gặp.
Theo đó, khoảng 10 giờ ngày 16.3, bệnh nhân T.T.S.B (56 tuổi, ngụ TX.Vĩnh Châu, Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng vàng da, đau bụng nhiều ở vùng hạ sườn phải. Người nhà cho biết bà N. đau bụng khoảng 1 tuần trước đó, khi phát hiện da bị vàng nên đưa đến bệnh viện chữa trị.
Nữ bệnh nhân T.T.S.B đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Qua thăm khám sàng lọc và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ BVĐK Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật đường ngoài gan, do khối u đường mật rốn gan (U Klaskin) ác tính. Đây là một loại ung thư đường mật vùng rốn gan hiếm gặp, không thể phẫu thuật triệt căn.
Sau hội chẩn liên chuyên khoa, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 16.3, bác sĩ Nguyễn Phương Thúy đã tiến hành can thiệp đặt Stent dẫn lưu đường mật nhằm tái lưu thông đường mật cho bệnh nhân trở lại bình thường. Ca thủ thuật diễn ra trong vòng 60 phút đã thành công, cứu sống được bệnh nhân. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn, được chăm sóc phục hồi tích cực.
Bác sĩ Dương Hải Minh, Trưởng khoa ngoại Lồng ngực - Mạch máu và Tổng quát, BVĐK Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, cho biết đây là ca bệnh nặng, hiếm gặp, bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 2% ung thư đường tiêu hóa. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn đến tắc mật hoàn toàn do suy gan cấp, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, dẫn đến tử vong. Hiện tại, đường mật đã được lưu thông, dự kiến người bệnh sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Cũng theo bác sĩ Minh, thủ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) dẫn lưu đường mật để điều trị ung thư đường mật vùng rốn gan là một trong những thủ thuật khó, chuyên sâu vì khi u đường mật xâm lấn nhiều sẽ gây hẹp ống mật dễ gây tai biến trong lúc can thiệp. Do đó, thủ thuật này nên được thực hiện ở những cơ sở y tế có đội ngũ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị y khoa hiện đại.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Minh đưa ra khuyến cáo đối với bệnh nhân ung thư đường mật là bệnh lý ác tính của hệ thống đường mật, có thể phát sinh từ đường mật trong gan hay ngoài gan. Căn bệnh này ở giai đoạn đầu gần như không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Khi xuất hiện những triệu chứng như vàng da, đau kéo dài ở vùng bụng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đa số bệnh nhân chỉ sống sót được 6 tháng.
Vì vậy, người dân cần phải kiểm tra khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ ho kéo dài: Nhận biết nguyên nhân, cách xử lý và chăm sóc tại nhà Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan với các bệnh đường hô hấp trên. Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho kéo dài lại là một quá trình nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nhận biết nguyên nhân gây ho để chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng. 1. Nguyên...