Chuyện phân luồng hướng nghiệp cho học sinh
Mặc dù năm học mới 2019-2020 vừa bắt đầu nhưng ngành giáo dục TP HCM đã tổ chức tuyên truyền, định hướng để phân luồng đối với học sinh lớp 9 ngay từ bây giờ.
Theo đó, các em học sinh được khuyến cáo để học nghề, trường đào tạo nghề phù hợp với bản thân mình. Mục đích của việc này nhằm hạn chế tình trạng hàng chục ngàn thí sinh tốt nghiệp THCS nhưng lại không thể tiếp tục theo học lớp bậc THPT công lập như mấy năm vừa qua.
Ảnh minh họa
Với thực tế nhiều năm qua ở TP HCM nói riêng cũng như cả nước nói chung, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề nhưng lại thừa thãi nguồn lao động tốt nghiệp ĐH đã khiến cơ quan chức năng đau đầu. Việc học sinh và phụ huynh coi lựa chọn theo học vào trường nghề như ưu tiên cuối cùng đã khiến cho các trường nghề luôn khó khăn tuyển sinh, dù tỷ lệ có việc làm ở đây cao gấp nhiều lần các trường ĐH. Đặc biệt, không chỉ khiến nguồn cung lao động cho xã hội bị ảnh hưởng, tình trạng học sinh không mặn mà với học nghề cũng khiến cho tỷ lệ thất nghiệp, nhất là thất nghiệp trình độ cao (ĐH) luôn ở mức cao. Vì thế, ngành giáo dục TP HCM đã quyết liệt ngay từ khi học sinh mới bắt đầu năm học lớp 9. Mục đích rõ ràng là định hướng các em có học lực phù hợp lựa chọn phương án học nghề. Ngoài ra, ngành giáo dục thành phố còn cho biết, hiện có nhiều trường nghề, trung tâm dạy nghề có liên hệ với doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi học nghề, các em có thể có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Đây được cho là một trong các xu hướng có thể thu hút nhiều học sinh lựa chọn các trường nghề trong thời gian tới.
Dù có nhiều ưu đãi cũng như ưu điểm so với học ĐH, CĐ là dễ có việc làm, nhanh ra trường đi làm nhưng nhiều năm qua, học sinh ở TP HCM sau khi tốt nghiệp bậc THCS vẫn không chịu đi học nghề. Nếu không thể chen chân vào các trường THPT công lập, các em thường chọn lựa các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tư thục, bán công… để tiếp tục theo học. Điều này không chỉ khiến cho áp lực các bậc học THPT ở thành phố ngày một cao mà ngay cả bậc ĐH, CĐ cũng rất lớn.
Mặc dù là một chủ trương tốt nhưng hiện nay, việc phân luồng học sinh theo học các trường nghề chỉ dừng lại mức định hướng, chưa có phương án phân luồng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh theo học trường nghề vẫn ở mức rất thấp.
Video đang HOT
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Phân luồng học sinh sau THCS: Nhiều tín hiệu vui
Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Có khoảng 25% học sinh đã chọn học nghề thay vì vào học tại các trường THPT.
Học sinh lớp trung cấp điện tử, Trường cao đẳng cơ giới và thủy lợi trong giờ học lý thuyết. Ảnh: H.Yến
Sau 3 năm học (cả chương trình văn hóa), các em hoàn toàn có khả năng tìm được việc làm ổn định, đúng ngành nghề đào tạo ngay sau khi ra trường.
* Phân luồng tốt nhờ... phụ huynh
Năm học 2018-2019, Trường THCS Tân Tiến (TP.Biên Hòa) có 94/356 học sinh đã tham gia học nghề sau khi hoàn thành chương trình lớp 9 (chiếm tỷ lệ 26,4%). Năm trước nữa, tỷ lệ học sinh của trường chọn học nghề cũng đạt trên 25%. Ngoài trung cấp nghề, nhiều học sinh của trường còn học nghề tự do tại các trung tâm với những nghề như: làm tóc, cắt may, trang điểm...
Năm học 2018-2019, Đồng Nai có 70% học sinh THCS tiếp tục học THPT; khoảng 25% học sinh chọn học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng; hơn 4% học chương trình giáo dục thường xuyên.
Hiệu trưởng Trường THCS Tân Tiến Nguyễn Thị Hoàng Lan cho hay, xu hướng học sinh chuyển sang học nghề sau khi tốt nghiệp THCS trở nên nhiều hơn trong 2 năm gần đây. Điều này cho thấy nhận thức của phụ huynh, học sinh về việc học hành, lựa chọn ngành nghề đã có nhiều thay đổi. Để có được kết quả này, Trường THCS Tân Tiến đã tích cực làm công tác định hướng phân luồng học sinh sau THCS với chính các phụ huynh. Việc này được tiến hành thường xuyên trong các lần họp phụ huynh. Cùng với đó, giáo viên chủ nhiệm liên tục tác động đến phụ huynh thông qua quá trình trao đổi, liên lạc hằng ngày.
"Muốn phân luồng tốt thì đối tượng cần tác động nhiều nhất chính là phụ huynh, bởi đa số cha mẹ hiện đang thay con quyết định việc học, nhất là với đối tượng học sinh nhỏ tuổi. Tôi biết có những trường hợp học sinh không muốn tham gia thi tuyển sinh lớp 10 nhưng vẫn bị phụ huynh ép thi. Kết quả là nhiều em vẫn đến phòng thi nhưng nộp giấy trắng chứ không làm bài. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm lại có nhiều bài thi bị điểm 0" - cô Lan chia sẻ.
Cô Hoàng Lan cho biết thêm, ngoài tác động phụ huynh, nhà trường còn chú trọng tuyên truyền cho học sinh nhằm giúp các em định hướng được nghề nghiệp tương lai, hiểu được bản thân yêu thích và có khả năng làm công việc gì. Từ đó, chính các em thuyết phục cha mẹ cho phép đi học nghề.
* Số lượng tuyển sinh tăng vọt
Ông Nguyễn Hữu Khánh Linh, Phó trưởng phòng đào tạo - dạy nghề (Sở Lao động - thương binh và xã hội) cho rằng, so với các tỉnh, thành khác, công tác tuyển sinh cả hệ trung cấp và cao đẳng nghề ở Đồng Nai không còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhận thức về bằng cấp, nghề nghiệp của các bậc phụ huynh đã có nhiều chuyển biến.
Trong những năm trở lại đây, số lượng tuyển sinh trung cấp sau phân luồng THCS tại Đồng Nai tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2014, Đồng Nai chỉ tuyển được hơn 4 ngàn học sinh trung cấp thì năm 2016, con số này tăng lên gần 7 ngàn. Năm 2017 ghi dấu sự tăng vọt trong tuyển sinh trung cấp với gần 11.800 chỉ tiêu; năm 2018 là gần 11.900 chỉ tiêu. Tuy chưa có số liệu chính xác nhưng số lượng tuyển sinh năm 2019 ước đạt 12 ngàn chỉ tiêu.
Ngoài Trường cao đẳng y tế Đồng Nai, mỗi năm, các trường cao đẳng (có đào tạo hệ trung cấp) đóng trên địa bàn tỉnh đều được giao tuyển sinh từ 1-1,5 ngàn chỉ tiêu hệ trung cấp. Hầu hết các trường đều tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. Không chỉ học sinh Đồng Nai, nhiều học sinh từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước cũng "đổ" về Đồng Nai để học tập. Tỷ lệ học sinh theo học khá ổn, không có nhiều học sinh bỏ học giữa chừng.
TS.Nguyễn Văn Chương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng cơ giới và thủy lợi (huyện Trảng Bom) cho biết, phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp trung cấp đều lựa chọn đi làm chứ không học liên thông lên đại học ngay, đặc biệt là học sinh các nghề như: may thời trang, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, điện tử. Những nghề này đang có nhu cầu tuyển dụng lao động cao và chủ yếu cần trình độ trung cấp. Sau khi đi làm vài năm, nhiều em mới quay trở lại trường để học liên thông.
Em Nguyễn Thông Mỹ, học viên trung cấp nghề điện tử, Trường cao đẳng cơ giới và thủy lợi cho biết: "Em học văn hóa hơi yếu nên không thi vào trường THPT mà chọn đi học trung cấp nghề kết hợp với học văn hóa chương trình bổ túc. Em nghĩ rằng học như vậy sau này sẽ dễ kiếm việc làm hơn".
Hải Yến
Theo baodongnai
Quảng Trị: Trung tâm GDNN-GDTX nhiều năm không tuyển được học viên Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 9 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), trong đó, 4 trung tâm có số lượng trên 70 học viên GDTX cấp THPT, 3 trung tâm có số lượng dưới 40 học sinh, 2 trung tâm nhiều năm không tuyển được học viên. Ảnh minh họa/internet Thông tin này được đưa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
Thế giới
15:42:32 24/04/2025
Toàn cảnh vụ án đất hiếm trước ngày xét xử cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc
Pháp luật
15:35:54 24/04/2025
Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin
Tin nổi bật
15:33:32 24/04/2025
Phim của Tống Tổ Nhi dài dòng, gây tranh cãi
Phim châu á
15:27:32 24/04/2025
'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ
Phim âu mỹ
15:24:33 24/04/2025
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
Sao việt
15:17:51 24/04/2025
Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight
Nhạc quốc tế
15:14:37 24/04/2025
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
Nhạc việt
15:10:24 24/04/2025
Mỹ nhân làng bóng đá ở nhà mặc đồ như "bà thím", ra ngoài với chồng cầu thủ lại sexy, quyến rũ ngỡ ngàng
Sao thể thao
15:03:23 24/04/2025
Mẹ biển - Tập 29: Hai Thơ 'ngã ngửa' khi gặp lại Đại sau 20 năm xa cách
Phim việt
15:02:31 24/04/2025