Chuyện ở lớp học xoa bóp: ‘Sao tay cái của thầy có 3 đốt?’
Đó là một câu chuyện vui tại Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng cho người mù (Hà Nội) được thầy giáo Đỗ Như Tuấn, tổ trưởng tổ xoa bóp chia sẻ.
Khi chúng tôi đến thăm lớp, như thường lệ, 7h30 sáng, lớp xoa bóp của thầy Tuấn đã đông đủ và sẵn sàng cho giờ học mới. Có một điều khác với những lớp học thường, là trước đó, để vào lớp thì các học viên sẽ phải lần tay lên những ký tự chữ nổi ngoài lớp học để chắc rắng mình không vào nhầm lớp.
Chúng tôi may mắn khi đến trung tâm đúng vào ngày có giờ thực hành của lớp xoa bóp. Trái với hình dung của tôi, lớp học của những người khiếm thị nhưng vẫn rộn rã tiếng cười.
Chia sẻ nhiều kỷ niệm trong nghiệp dạy học của mình nhưng câu chuyện mà thầy Tuấn ấn tượng nhất là trong một tiết hướng dẫn phần giải phẫu cho học viên. “Bởi vốn cả thầy và trò đều không nhìn thấy. Giảng đến đoạn về các đốt của ngón tay cái cho cả lớp thì có học viên vừa nghe vừa sờ ngón tay mình, rồi thắc mắc: “Ơ thầy ơi, sao ngón cái của thầy lại có tới 3 đốt?”
Mình nghe hỏi thế cũng thấy lạ, nhưng rõ ràng lúc ấy mình đang sờ tay mình nhưng không thấy có tay bạn nào ở ngón cái cả. Hóa ra, vì không nhìn thấy nên bạn ấy sờ nhầm sang ngón trỏ mà không biết. Thế là cả lớp được trận cười vỡ bụng”.
Làm việc ở trung tâm từ năm 1997, đến nay đã là tổ trưởng tổ xoa bóp của trung tâm, bản thân là người khiếm thị nên biết được khó khăn của những người khiếm khuyết, thầy giáo Đỗ Như Tuấn tâm niệm không có cách nào hợp lý hơn là làm nghề giáo để cống hiến sức lực, khả năng của mình giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.
Thấy thích thú và thấy công việc xoa bóp rất thích hợp với những người khiếm thị nên thầy Tuấn đã đi học quyết tâm theo và đến với nghề này ngay từ khi học ở trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu.
Theo thầy Tuấn, thầy thực sự thích với bộ môn này bởi xoa bóp là một phương pháp không dùng thuốc mà chỉ dùng đôi bàn tay tác động lên cơ thể. Người khiếm thị thì gần như đã mất đi đôi mắt rồi nhưng bù lại đôi tay của họ lại rất nhạy cảm.
Khó khăn lớn đối với người khiếm thị vẫn là trong những giờ thực hành, và lớp xoa bóp của thầy Tuấn cũng không phải là ngoại lệ.
“Với người mắt sáng thì thầy giáo chỉ làm mẫu một lần thì cả lớp cùng nhìn được rồi làm theo. Nhưng người mù chỉ có thể nghe thầy nói được thôi, vì vậy người thầy phải hướng dẫn lại nhiều lần, có thể nói phải đi từ đầu đến cuối lớp để hướng dẫn từng em một. Cái khó nhất khi học về giải phẫu cơ xương khớp, nhiều chỗ phải hình dung như hình học không gian. Có những nét khuất cho nên rất khó để chỉ được một cách chi tiết, người mắt sáng học hình học không gian đã khó, người mù thì khó khăn lại gấp bội phần”, thầy Tuấn nói.
Video đang HOT
Yêu cầu với nghề này, ngoài trí tuệ và tư duy, học viên cần phải có sức khỏe khá bởi nghề này cũng cần dùng đến nhiều sức lực. Một điểm nữa là, bàn tay phải không đổ mồ hôi. Một số người tay mồ hôi quá nhiều thì khi học sẽ gặp rất nhiều hạn chế bởi khi tác động trực tiếp vào da của người ta sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, tuyệt đối không được để móng tay bởi có những lúc vô tình sẽ làm rách da khi tiếp xúc.
Theo thầy Tuấn, một khóa học ở trung tâm sẽ kéo dài 3 tháng. Điều đáng mừng là sau khi kết thúc các khóa học, học viên không phải lo về đầu ra, thậm chí học đến nửa thời gian khóa học đã có người đến hỏi. Có những khóa mà khi các trung tâm khác đến liên hệ thì chả còn người nào.
Thầy Tuấn chia sẻ: “Sự nghiệp trồng người nên mong các thầy cô tiếp tục yêu nghề, có tâm huyết và luôn trau dồi học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ để chắp cánh cho những học sinh thân yêu của mình. Riêng với các bạn có hoàn cảnh không may mắn, người tàn tật để làm được hay học được một cái gì đó là rất khó vì thế mà các bạn cần nghị lực hơn. Bởi tinh thần tương thân tương ái luôn có trong xã hội, nếu chúng ta có nghị lực quyết tâm thì chúng ta sẽ có những tương lai tốt đẹp hơn”.
Một số hình ảnh tại lớp học xoa bóp của thầy Tuấn:
Theo Thanh Hùng/Báo Infonet
Những lớp học dạy khôn
Khuôn mặt sáng sủa, gặp người lạ ở xuôi lên khi buổi học chiều đã kết thúc, Hoa hào hứng kể chuyện đi diễn văn nghệ dưới huyện, với vở kịch mà mình đóng vai Nam Tào.
Chuyện ở trường rẻo cao
Ở lớp 5 trường tiểu học Nậm Cắn 1, Hoa là Chủ tịch hội đồng tự quản. Làm thủ lĩnh, không chỉ phụ trách các hoạt động học tập, văn nghệ trên lớp, Hoa còn cùng thầy cô đi vận động bạn bè tới trường.
Nằm trên rẻo cao huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cách thành phố Vinh 300 km, thầy trò trường Nậm Cắn 1 đang bận rộn với không khí học tập của mô hình trường học mới.
Tại một buổi học chiều, thầy giáo Trần Văn Tuyến đang hướng dẫn học sinh lớp 3A bài học "Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?".
Học sinh lớp 3A, trường tiểu học Nậm Cắn trong giờ học tiếng Việt.
Lớp học có 20 em, bàn ghế được kê thành 4 nhóm. Sau màn chào hỏi, các nhóm trưởng nhanh nhẹn đi về góc học tập, mang sách vở của nhóm ra bàn học, từng tốp 4 - 5 em chúi đầu vào thảo luận. Thầy Truyền lúc dừng lại ở nhóm này để nghe trò đọc tiếng Việt, lúc lại di chuyển về nhóm kia để xem các trò đáp xung quanh nội dung bài học, như bạn ở nhà đã làm gì, từ này viết thế nào mới đúng chính tả... Các nhóm trưởng không cố định theo năm, theo học kỳ mà được thay đổi để tạo điều kiện cho các em được thể hiện mình, bớt đi nhút nhát.
Học sinh ở đây chủ yếu là người Mông, khi đi học chưa thành thạo tiếng Việt, khá rụt rè trong giao tiếp. Dạy học ở Kỳ Sơn được 10 năm, mấy năm nay, thầy Truyền thấy học sinh của mình đã khác. Các em thích tới lớp hơn, thầy cô ít phải tới nhà vận động đến trường như trước. Trong lớp, bạn bè chịu khó đùa nghịch và bắt chuyện với người lớn.
Lầu Thị Hoa khoe với khách năm nay có kế hoạch đi thi học sinh giỏi toán dưới huyện. Cuối năm học, Hoa sẽ ra trường. Cô Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng nhà trường còn nhớ mãi ấn tượng về "điều chưa từng có trước đây". Đó là chuyện các học sinh khối 5 năm ngoái đã tự tay tổ chức lễ chia tay nhà trường, tự chuẩn bị hoa quả bánh kẹo, trang trí khung cảnh và mời khách.
Anh Lầu Bá Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn chia sẻ, điều anh thấy rõ nhất ở những đứa trẻ là thay đổi thái độ từ rụt rè đến tích cực. Gần nhà anh có mấy cháu, trước đây có gặp thì cũng cắm mặt đi, không chào. Bây giờ thì biết chào hỏi và trả lời bằng tiếng phổ thông, chứ không dùng tiếng địa phương như trước.Theo ông Nguyễn Hồng Hoa, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn, cả huyện có 3 trường tổ chức dạy hoc theo cách mới. Thấy cái mới, Kỳ Sơn cũng hào hứng, nhưng khi làm thì phải chọn hiệu trưởng cứng tay bởi không dễ thay đổi nếp dạy truyền thống của giáo viên, và nhất là nhận thức của người dân trong xã. Sau 3 năm thực hiện, chất lượng giáo dục những nơi này tnhúc nhích đổi thay. Như trường tiểu học Nậm Cắn 1, HS giỏi tăng từ 14% lên 18%, HS loại trung bình giảm đi.
"Học sinh được nói nhiều, vốn tiếng Việt tăng lên. Trước đây, khi đến làm việc tại các trường, HS cứ im lặng cắm cúi vào sách vở. Bây giờ, vào lớp, các em mạnh dạn hẳn" - ông Hoa vui vẻ.
Lăn lộn nhiều với giáo dục vùng cao và gắn bó với tiểu học hơn 20 năm, ông Trần Thế Sơn, trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Nghệ An) chia sẻ: "Khi đến Nậm Cắn 1, nhiều anh em thốt lên vì trẻ con lớn nhanh và khôn ra hẳn".
Ông Trần Thế Sơn kiểm tra vở học sinh Trường tiểu học Làng Sen (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
73 trường tham gia
Nậm Cắn 1 là 1 trong số 73 trường ở Nghệ An tham gia tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN). Ông Sơn vẫn còn nhớ, những ngày đầu triển khai cách dạy học theo tinh thần "thầy thiết kế, trò thi công" như thế này, nhiều cô giáo không dám đi giầy cao gót vì hay phải di chuyển trong lớp. HS chuyển từ tư thế ngồi đẹp (ngồi khoanh tay, hướng mặt lên bục giảng) sang ngồi thành từng nhóm, quay mặt vào nhau. Nhưng cái khó hơn cả là sự nghi ngại của phụ huynh. Một chuyên viên ở phòng giáo dục thành phố Vinh cho biết, trong năm đầu, chị thường xuyên tiếp nhận thắc mắc, rồi thuyết phục phụ huynh không cho con chuyển lớp.
Là 2 trong số 63 trưởng phòng giáo duc tiểu học trong toàn quốc đi tham khảo mô hình ở Columbia, ông Sơn cho biết, thực sự để triển khai có hiệu quả, mô hình này có kế thừa những kết quả của nhiều giải pháp giáo dục trước đó, như: lớp ghép song ngữ, giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn, SEQUEP. Những tiền khác gồm có: học 2 buổi/ngày, HS phải có kỹ năng đọc hiểu (hiện nay 9% trường học ở Nghệ An đang sử dụng phương pháp Công nghệ giáo dục để dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1).
Cảm nhận rõ những khác biệt mà không khí các lớp học theo chương trình mới mang lại như tác phong tự tin trong giao tiếp, cách diễn đạt rõ ràng, khúc triết, năng lực làm việc theo nhóm được khai mở, ông Sơn cũng cho biết thêm: "Chúng tôi chỉ mở rộng những gì hiệu quả". Theo ông, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận cho phụ huynh, giáo viên và học sinh là những điều cần lưu tâm. Quan trọng hơn cả là quá trình làm mới đội ngũ giáo viên.
Theo Hạ Anh/Báo Vietnamnet
Lớp học trên đỉnh Trường Sơn Nậm Cắn là một xã rẻo cao nằm sát đường biên giới Việt - Lào, cách thành phố Vinh gần 300 km, dân cư chủ yếu người Mông. Lớp học sôi nổi Chiếc xe chở đoàn công tác của Sở GD&ĐT Nghệ An xuất phát từ thành phố Vinh lúc hơn 5h sáng, lên đến trường Tiểu học Nậm Cắn 1 thì buổi...