Chuyện nữ sinh người Ma Coong đầu tiên học đại học và ước mơ lớn từ bản nhỏ
Thoát khỏi suy nghĩ sẽ ở nhà, lấy chồng, làm rẫy, loanh quanh với cái đói, cái nghèo, Y Hát đã chọn con đường học tập để trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Chính những khát khao đó đã đưa cô gái đầu tiên của đồng bào Ma Coong bước vào giảng đường đại học.
Nữ sinh đại học đầu tiên của người Ma Coong
Y Hát (SN 2000), là một người con của đồng bào Ma Coong, trú tại bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Cũng như bao người dân khác nơi bản làng này, Y Hát sinh ra và lớn lên trong khó khăn, cái đói, cái nghèo luôn bủa vây.
Với bạn bè cùng trang lứa của Y Hát, ở tuổi em đều đã có gia đình, thậm chí là vài ba đứa con. Thế nhưng riêng Y Hát, em sớm thoát khỏi cái suy nghĩ lấy chồng, làm rẫy.
Em nhận ra rằng con đường học tập sẽ đưa em đi xa hơn, tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, và còn có thể giúp đỡ bản làng “thay da, đổi thịt” trong tương lai không xa.
Y Hát, cô nữ sinh người Ma Coong.
Với khát khao đó, cô gái nhỏ nhắn người Ma Coong này đã không ngừng học tập, vượt qua mọi khó khăn để hiện thực hoá giấc mơ của mình. Những nỗ lực đó đã đưa Y Hát vào giảng đường đại học. Vào đầu năm học vừa qua, Y Hát chính thức trở thành sinh viên của khoa Khoa học – Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình, chuyên ngành Địa lý du lịch. Là nữ sinh đại học đầu tiên của đồng bào Ma Coong.
“Vào đại học là ước mơ từ lâu của em rồi, em biết, chỉ có học mới có nhiều kiến thức, mới về xây dựng bản làng được. Ở bản em, nhiều bạn cùng tuổi không đi học mà ở nhà lấy chồng, đẻ con. Công việc cũng chỉ làm nương, làm rẫy vất vả mà không thoát nghèo được. Em muốn đi học để sau này làm được nhiều việc hơn”, Y Hát chia sẻ.
Video đang HOT
Với đồng bào Ma Coong giữa đại ngàn Trường Sơn, có những người con được đi học, bước vào cánh cửa đại học là một niềm tự hào. Trước đó, cũng đã có hai nam sinh khác người Ma Coong đã hoàn thành chương trình đại học và trở thành những giáo viên và bây giờ là Y Hát. Đây cũng chính động lực để có thêm nhiều cô học trò Ma Coong khác theo đuổi con chữ, sớm thoát khỏi vòng luẩn quẩn tảo hôn, đói nghèo.
Những nỗ lực đã đưa cô gái người dân tộc đến với giảng đường đại học.
Ước mơ lớn từ bản nhỏ
Là một cô gái dân tộc thiểu số với vóc người nhỏ nhắn, da ngăm đen nhưng Y Hát luôn gây ấn tượng với chúng tôi bởi cách nói chuyện rất có duyên. Y Hát có năng khiếu văn nghệ và rất năng động. Ngay từ những ngày đầu vào đại học, cô gái Ma Coong này đã tham gia hầu hết các hoạt động của khoa của trường. Cũng bởi vậy mà Y Hát đã được bầu làm cán bộ văn thể mỹ của lớp.
Nói về ước mơ của mình, Y Hát cho biết em muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, em theo đuổi ngành học này cũng bởi lẽ qua tìm hiểu, em biết được Quảng Bình có tiềm năng về du lịch rất lớn, là điểm tựa để em vươn lên. Để trở thành hướng dẫn viên du lịch cũng đòi hỏi Y Hát phải am hiểu nhiều hơn.
Bởi vậy mà Y Hát luôn tận dụng mọi cơ hội để học tập, trên lớp có gì không hiểu, em hỏi thêm bạn bè, thầy cô rồi thường xuyên đến thư viện của trường để tìm sách đọc, mở mang kiến thức.
Y Hát muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch để muốn giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng của đồng bào các dân tộc tại Quảng Bình
Y Hát nói rằng, quê em là một vùng đất xa xôi, hẻo lánh, nhưng có tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều nét văn hóa cần được bảo tồn và phát huy, như: lễ hội đập trống, những chiếc nhà sàn bằng gỗ, trang phục dân tộc, hay tiếng nói của người Ma Coong.
“Học xong đại học, em muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Trước hết thì cũng sẽ có em một công việc, thoả với đam mê của mình. Xa hơn, em muốn giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng của đồng bào các dân tộc tại Quảng Bình. Em muốn bản Cà Roòng của em cũng như nhiều bản khác ở Thượng Trạch sẽ trở thành những địa chỉ thu hút đông đảo khách du lịch”, Y Hát nói.
Hành trình mới bắt đầu, mong Y Hát sẽ cố gắng thật nhiều để vươn tới những ước mơ của mình. Góp phần giúp đồng bào Ma Coong sớm thoát nghèo đi lên. Và cũng mong giấc mơ lớn đưa những bản làng xa xôi của Quảng Bình trở thành điểm du lịch của cô gái nhỏ Y Hát sẽ sớm trở thành hiện thực.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Trường ĐH Mở TPHCM chào đón 3.650 tân sinh viên
Ngày 19/10, tại Nhà thi đấu Quân khu 7, Trường ĐH Mở TPHCM đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019 và Lễ Hội truyền thống The Open Day 2018.
Không khí khai giảng năm học mới của Trường ĐH Mở TPHCM diễn ra rộn ràng, đầy màu sắc
Lễ Hội truyền thống The Open Day nhằm giới thiệu về trường giúp sinh viên và phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường, tự hào về nơi mình học tập và trưởng thành.
Đối với sinh viên khoá trước, chương trình là cơ hội giúp các bạn nhìn lại năm học đã qua, tự đánh giá để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn trong năm học mới.
Đối với tân sinh viên, buổi lễ như một lời chào của năm học mới, mở ra một tương lai tươi sáng ở giảng đường đại học.
Một tiết mục văn nghệ của sinh viên
Năm học 2018 -2019, Trường ĐH Mở TPHCM có 3.650 sinh viên trúng tuyển học tập tại 11 khoa với nhiều ngành đào tạo. Hướng đến năm học thứ 29, trường thường xuyên cải tiến, trang bị cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có những điều kiện tốt nhất để học tập.
Đặc biệt trường đã mở rộng hợp tác liên kết với nước ngoài, liên kết đào tạo với các đơn vị trong nước; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên; tạo cơ hội cho sinh viên giao lưu và tham gia các hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội.
Tự hào là thành viên ICDE - Hội đồng quốc tế về giáo dục mở và từ xa; Trường Đại học Mở TPHCM trong năm học 2017 - 2018 đã có những dấu ấn tiêu biểu và là niềm tự hào của các thế hệ sinh viên, giảng viên, viên chức từng tham gia đóng góp cho sự thành công hôm nay.
Được biết, trong năm học vừa qua, chất lượng đào tạo của Trường ĐH Mở TPHCM tiếp tục được đánh giá cao khi 95% sinh viên ra trường có việc làm.
Với các bậc đào tạo Tiến sĩ, Thạc Sĩ, Đại học hiện tại trường có 27 ngành đào tạo, với hơn 1.000 học viên cao học, hơn 11.000 sinh viên đại học và gần 20.000 học viên học từ xa...
Anh Tú
Theo giaoducthoidai
Đỗ đại học, nữ sinh nhiễm chất độc da cam chưa thể đến trường vì nhà nghèo Thi đỗ vào Đại học Tài chính - Ngân hàng nhưng nữ sinh nhiễm chất độc da cam Phạm Thị Hoài Thương (Quảng Ninh) vẫn chưa thể đến trường nhập học vì gia đình không đủ tiền đóng học phí. Đại diện Báo Thanh Niên trao tiền bạn đọc hỗ trợ nữ sinh Phạm Thị Hoài Thương - ẢNH THANH TÂM Ngày 10.10,...