Chuyện những giáo viên cắm bản gieo chữ ở biên giới Việt – Lào

Theo dõi VGT trên

Họ là những giáo viên khắp các huyện, thành thị của tỉnh Nghệ An lên đây cắm bản và gieo chữ nơi biên giới Việt – Lào.

Nhiều cô giáo chấp nhận thiệt thòi trong cuộc sống cá nhân, gia đình để mang “cái chữ” đến với học trò vùng biên ải.

Để hoàn thành nhiệm vụ, vận động học sinh đến trường, để các em “đọc thông, viết thạo và biết làm phép tính” thì các thầy giáo, cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBTTHCS) xã biên giới Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An) phải biết đến rất nhiều việc khác, ngoài dạy chữ.

Chuyện những giáo viên cắm bản gieo chữ ở biên giới Việt - Lào - Hình 1

Các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Tam Hợp

Đam mê lửa nghề

Trường PTDTBTTHCS Tam Hợp, xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An – nơi có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ. Họ đến đây từ nhiều địa phương khác nhau, mỗi người có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng. Nhưng ở họ một điểm chung đó là yêu nghề, yêu trẻ. Họ coi nhau như anh em, coi mái trường này là tổ ấm, là gia đình của họ.

“Ngày em mới chân ướt chân ráo lên đây cảm giác hụt hẫng, vì không biết tiếng dân tộc”- cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (40 tuổi), giáo viên dạy môn Sinh – Hóa, không dấu nổi xúc động nhớ lại ngày đầu chập chững bước vào nghề dạy học.

Cô Nguyễn Thị Hiếu, quê tận Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Vinh năm 2004, cô quyết định nộp đơn xin việc làm ở huyện miền núi Tương Dương để công tác. Sau 1 năm chờ đợi, năm 2005 cô đã có quyết định tuyển dụng và được phân công vào dạy học ở Trường phổ thông cơ sở Tam Hợp.

“Em vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được đi dạy học, cái nghề mà mình hằng mơ ước từ tấm bé. Nhưng lo vì nghe người ta nói Tam Hợp là xã cực Nam của huyện Tương Dương, còn rất nhiều khó khăn, tuy không xa nhưng đường khó đi lắm”, cô Nguyễn Thị Hiếu chia sẻ.

Đường xá, phương tiện đi lại khó khăn, nhưng cái đáng ngại nhất đối với cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hiếu lúc bấy giờ là sự bất đồng về ngôn ngữ với học sinh. Cô Hiếu cho hay, ở đây có 3 dân tộc chủ yếu là Thái, Mông và Tày Poọng, 100% các em học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc.

Cô Hiếu bộc bạch: “Nhớ ngày đầu muốn đến gần các em hỏi han và làm quen nhưng vô cùng khó, bởi có hỏi, có nói chuyện các em cũng chỉ biết ngước mắt nhìn cô ngơ ngác rồi lắc đầu “bỏ hủ”, “chi pâu” (không biết)”.

Chuyện những giáo viên cắm bản gieo chữ ở biên giới Việt - Lào - Hình 2

Cô Hiếu trong một giờ lên lớp

Dạy học được 2 năm, cô Hiếu bén duyên với thầy giáo Hồ Đình Kỷ dạy cùng trường. Cô tâm sự: “Anh ấy ra trường trước em 1 năm, đã từng dạy học ở Trường phổ thông cơ sở Luân Mai (xã Nhôn Mai) trước khi chuyển vào đây công tác. Là người anh, là đồng nghiệp lại cùng quê Nam Đàn nên bọn em thường xuyên chia sẻ nỗi niềm riêng tư và em đã nhận lời khi anh ấy ngỏ lời yêu thương”.

“Sinh nghề tử nghiệp”… gửi con về quê

Bây giờ vợ chồng cô Hiếu, thầy Kỷ đã có 2 con. Đứa con trai đầu được vợ chồng cô Hiếu gửi về ở với bà ngoại ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn), còn cháu thứ 2 thì theo mẹ, hiện cháu đang học lớp 4, Trường Tiểu học Tam Hợp.

“Bố tôi và bố mẹ anh Kỷ đều mất cả rồi, nên việc chăm con bọn em đều nhờ cậy bà ngoại ở quê thôi. Nhưng bà năm nay cũng đã 87 tuổi, già yếu rồi, vợ chồng chúng tôi cũng chỉ biết nhờ trông giúp cháu đầu, còn đưa thứ hai đành phải theo mẹ lên đây. Năm ngoái anh Kỷ lại được phân công lên dạy học ở xã ốc đảo lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, xã Hữu Khuông. Bây giờ, vợ chồng, con cái mỗi người một nơi nên tôi cũng khá vất vả”, cô Hiếu chia sẻ thêm.

Cùng chung cảnh ngộ cô Hiếu, thầy Kỷ, cô Nguyễn Thị Tố Loan – giáo viên dạy Ngữ văn và Lịch sử quê ở xã Hưng Chính, thành phố Vinh. Ra trường trước cô Hiếu 5 năm và đã từng dạy học ở các xã Yên Na, Tam Đình, Nhôn Mai trước khi vào dạy học ở Trường PTDTBTTHCS Tam Hợp.

Video đang HOT

“Nhiều đồng nghiệp nói với bọn tôi vì đồng lương mà chấp nhận vào dạy học ở nơi khỉ ho cò gáy này. Nhưng tôi đâu phải vì tiền, mà vì học sinh đấy chứ. Là nhà giáo, ai mà chẳng mong muốn dạy học ở nơi có điều kiện tốt, học sinh chăm chỉ học hành… Nhưng mình phải chấp nhận sự phân công của tổ chức thôi”, cô Loan giãi bày.

Hoàn cảnh của cô Loan cũng khó khăn chẳng kém gì cô Hiếu. Hai vợ chồng có với nhau hai mặt con, chồng cô làm nghề xây dựng. Cháu trai đầu đang học Đại học Vinh, chuyên ngành xây dựng, còn đứa thứ 2 học lớp 5.

Trước đây vợ chồng cô Loan đều đi làm xa nên 2 cháu ở với bà nội ở quê cũng đã già yếu. Vài năm trước anh ấy bị tai nạn, sức khỏe yếu đi rất nhiều, không đi làm được việc nặng nhọc, anh chỉ biết quanh quẩn ở nhà chăm con, thu nhập của gia đình cũng giảm đi, chủ yếu chờ vào đồng lương của cô Loan.

Sống xa gia đình, có nhiều lúc nhớ nhà, nhớ các con quá, cô Hiếu, cô Loan liền chạy sang khu ký túc xá học sinh, hướng dẫn các em học bài hoặc nô đùa với các em, cũng có lúc lại vào nhà ăn xem các em ăn như thế nào, có đứa nào bỏ bữa không…cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà, nhớ con.

“Ban giám hiệu cũng chia sẻ và thông cảm cho hoàn cảnh của chúng tôi, nên chỉ bố trí thời khóa biểu dạy học đến thứ 6. Hết tiết 5, chẳng kịp ăn cơm trưa, vội bắt xe lai vượt hơn 30km từ trường ra quốc lộ đứng đón xe để về với các con. Thời gian về nhà thăm con, thăm chồng, ông bà cũng chỉ vỏn vẹn được 1 ngày. Và trưa Chủ nhật lại đón xe ngược bản làng về trường để còn kịp đầu tuần lên lớp”, cô Loan bùi ngùi tâm sự.

Còn với cô Lê Thị Nga – giáo viên dạy môn Văn và Giáo dục công dân cũng thế. Cô Nga quê ở xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, lên huyện miền núi biên giới Tương Dương dạy học từ năm 1999. Lên đây công tác được ít năm, cô lấy chồng và định cư ở làng Khe Bố, xã Tam Quang (huyện Tương Dương).

Chuyện những giáo viên cắm bản gieo chữ ở biên giới Việt - Lào - Hình 3

Cô giáo Lê Thị Nga đi dạy học và định cư ở làng Khe Bố, xã Tam Quang (huyện Tương Dương)

“Khi mới lên đây tôi dạy học ở Trường Phổ thông cơ sở Kim Tiến. Kim Tiến lúc đó là một xã thuộc lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Sau đó không lâu, thủy điện Bản Vẽ tích nước, xã Kim Tiến di dời dân, xóa sổ hàng loạt bản làng ở đây. Từ đó, các em học sinh ở nơi đây cũng theo bố mẹ, ông bà đi tái định cư.

Hai năm sau, tôi chuyển về Trường Phổ thông cơ sở Tam Quang dạy học. Năm học 2016-2017, tôi chuyển vào Trường PTDTBT THCS Tam Hợp dạy cho đến tận bây giờ”, cô Nga bộc bạch.

Còn thầy Nguyễn Thạc Hồng (ở Xuân Lâm, Nam Đàn), giáo viên dạy tiếng Anh, ra trường năm 2003 vào làm việc ở Bình Dương. Đến năm 2004, thầy Hồng nộp hồ sơ xin việc làm ở Tương Dương và được phân công vào dạy Tam Hợp, rồi bén duyên với một cô gái dân tộc Thái, công tác tại UBND xã Tam Hợp.

Chuyện những giáo viên cắm bản gieo chữ ở biên giới Việt - Lào - Hình 4

Các giáo viên Trường PTDTBT THCS Tam Hợp phấn chấn trong ngày Nhà giáo Việt Nam

“Tôi kết hôn năm 2007 với một người con gái bản ở đây. Sau khi lập gia đình, tôi và vợ dựng một ngôi nhà nhỏ ở gần trường để thuận tiện cho sinh hoạt, công tác. Năm nay, vợ em lại có quyết định thuyên chuyển ra công tác ở xã Tam Thái nên việc quản lý, chăm sóc bọn trẻ hàng ngày đều do tôi”, thầy Hồng chia sẻ.

Nhìn các em học sinh đang tập thể dục giữa giờ, thầy Hồng cho biết thêm: “Học sinh ở đây chỉ được cái ngoan, còn học hành thì yếu lắm, nhiều em chưa nói thạo tiếng Việt, chứ nói gì học tiếng Anh”.

Với những giáo viên ở miền xuôi lên gieo chữ ở miền ngược luôn đau đáu bao nỗi gian truân. Nhưng tất cả, với họ vì sự nghiệp trăm năm trồng người họ đều yêu học sinh, con trẻ như chính những đứa con của mình vậy.

Những người 'gánh chữ' lên non vùng biên ải

Để giúp các em đọc thông, viết thạo và biết làm phép tính, thầy giáo cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã biên giới Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) 'gánh chữ' lên non đến học trò vùng biên ải.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 1

Giờ thể dục giữa giờ của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tam Hợp, Tương Dương (Nghệ An).

Mỗi thầy cô mỗi hoàn cảnh và nỗi niềm riêng

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Tam Hợp có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ. Họ đến đây từ nhiều địa phương khác nhau, mỗi người đều có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng. Nhưng ở họ có một điểm chung đó là yêu nghề, yêu trẻ. Họ coi nhau như anh em, coi mái trường này là tổ ấm, là gia đình của họ.

"Ngày em mới chân ướt chân ráo lên đây cảm giác hụt hẫng, vì không biết tiếng dân tộc. Em vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được đi dạy học, cái nghề mà mình hằng mơ ước từ tấm bé, nhưng lo vì nghe người ta nói Tam Hợp là xã "cực Nam" của huyện Tương Dương, còn rất nhiều khó khăn, tuy không xa nhưng đường khó đi lắm" - cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (40 tuổi), giáo viên dạy môn Sinh - Hóa, không giấu nổi xúc động nhớ lại ngày đầu chập chững bước vào nghề dạy học.

Cô Nguyễn Thị Hiếu quê ở Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh năm 2004, cô quyết định nộp đơn xin việc làm ở huyện miền núi Tương Dương. Sau 1 năm chờ đợi, năm 2005 cô đã có quyết định tuyển dụng và được phân công vào dạy học ở Trường phổ thông cơ sở Tam Hợp. Tuy đường sá, phương tiện đi lại ở đây khó khăn, nhưng cái đáng ngại nhất đối với cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hiếu lúc bấy giờ là sự bất đồng về ngôn ngữ với học sinh.

Cô Hiếu cho hay, ở đây có 3 dân tộc chủ yếu là Thái, Mông và Poọng, 100% các em học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc. Cô Hiếu bộc bạch: "Nhớ ngày đầu muốn đến gần các em hỏi han và làm quen nhưng vô cùng khó, bởi có hỏi, có nói chuyện các em cũng chỉ biết ngước mắt nhìn cô ngơ ngác rồi lắc đầu "bỏ hủ", "chi pâu" (không biết), những lúc như thế em chỉ muốn khóc thôi".

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 2

Một tiết dạy của cô giáo Nguyễn Thị Hiếu.

Dạy học được 2 năm, cô Hiếu bén duyên với thầy giáo Hồ Đình Kỷ. Cô tâm sự cùng chúng tôi: "Anh ấy ra trường trước em 1 năm, đã từng dạy học ở Trường Phổ thông cơ sở Luân Mai (Tương Dương) trước khi chuyển vào đây công tác. Là người anh, là đồng nghiệp lại cùng quê Nam Đàn nên bọn em thường xuyên chia sẻ nỗi niềm riêng tư và em đã nhận lời khi anh ấy ngỏ lời yêu thương".

Bây giờ vợ chồng cô Hiếu, thầy Kỷ đã có 2 con, cháu trai đầu ở với bà ngoại (tại Xuân Hòa, Nam Đàn), còn cháu thứ 2 thì theo mẹ, hiện cháu đang học lớp 4, Trường Tiểu học Tam Hợp. "Vì bố em và bố mẹ anh Kỷ đều mất cả rồi, nên việc chăm con cái bọn em đều nhờ cậy vào bà ngoại ở quê thôi. Nhưng bà năm nay cũng đã 87 tuổi, già yếu rồi, vợ chồng chúng em cũng chỉ nhờ trông giúp cháu đầu, còn đưa thứ hai đành phải theo mẹ lên đây. Năm ngoái anh Kỷ lại được phân công lên dạy học ở xã ốc đảo Hữu Khuông, vợ chồng, con cái mỗi người một nơi nên bọn em cũng khá vất vả".

Còn cô Nguyễn Thị Tố Loan - giáo viên dạy Ngữ văn và Lịch sử chia sẻ cùng chúng tôi: "Em quê ở Hưng Chính, thành phố Vinh (Nghệ An), ra trường trước cô Hiếu 5 năm và đã từng dạy học ở các xã Yên Na, Tam Đình, Nhôn Mai Tương Dương, (Nghệ An) trước khi vào đây dạy học. Nhiều đồng nghiệp nói với bọn em vì đồng lương mà chấp nhận vào dạy học ở nơi "khỉ ho cò gáy" này. Nhưng bọn em đâu phải vì tiền, mà vì học sinh đấy chứ. Là nhà giáo, ai mà chẳng mong muốn dạy học ở nơi có điều kiện tốt, học sinh chăm chỉ học hành... Nhưng mình phải chấp nhận sự phân công của tổ chức thôi".

Hoàn cảnh của cô Loan cũng khó khăn chẳng kém gì cô Hiếu. Chồng làm nghề xây dựng, hai vợ chồng đã có 2 con. Cháu trai đầu đang học Đại học Vinh, chuyên ngành xây dựng, còn đứa thứ 2 học lớp 5. Trước đây vợ chồng cô Loan đều đi làm xa nên 2 cháu ở với bà nội cũng đã già yếu. Vài năm trước anh ấy bị tai nạn, sức khỏe yếu đi rất nhiều, không đi làm được nữa, chỉ biết quanh quẩn ở nhà chăm con, thu nhập của gia đình cũng giảm đi, chủ yếu chờ vào đồng lương nhà giáo của cô Loan.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 3

Cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (áo dài đỏ) và cô Nguyễn Thị Tố Loan (áo dài xanh, đeo kính) đang trò chuyện với học sinh.

Sống xa gia đình, có nhiều lúc nhớ nhà, nhớ các con quá, cô Hiếu, cô Loan liền chạy sang khu ký túc xá học sinh, hướng dẫn các em học bài hoặc nô đùa với các em, cũng có lúc lại vào nhà ăn xem các em ăn như thế nào, có đứa nào bỏ bữa không... cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà, nhớ con.

"Ban giám hiệu cũng chia sẻ và thông cảm cho hoàn cảnh của chúng em, nên chỉ bố trí thời khóa biểu cho chúng em dạy học đến ngày thứ Sáu. Hết tiết 5, chẳng kịp ăn cơm trưa, vội bắt xe máy ra đường 7 đón xe về với con, trưa chủ nhật lại đón xe lên Tương Dương để vào trường cho kịp sáng thứ 2 lên lớp" - các cô tâm sự.

Thầy Nguyễn Thạc Hồng (ở Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An), giáo viên dạy tiếng Anh, ra trường năm 2003 vào làm việc ở Bình Dương, đến năm 2004 thì nộp hồ sơ xin việc làm ở Tương Dương và được phân công vào dạy ở Tam Hợp, rồi bén duyên với một cô gái dân tộc Thái, công tác tại UBND xã Tam Hợp.

"Bọn em kết hôn năm 2007, và dựng một ngôi nhà nhỏ ở gần trường để thuận tiện cho sinh hoạt và công tác. Năm nay, vợ em lại có quyết định thuyên chuyển ra công tác ở xã Tam Thái nên việc quản lý, chăm sóc bọn trẻ hàng ngày đều do em đảm nhiệm" - thầy Hồng chia sẻ.

Nhìn các em học sinh đang tập thể dục giữa giờ, thầy Hồng cho biết thêm: "Học sinh ở đây chỉ được cái ngoan, còn học hành thì vẫn còn yếu lắm, nhiều em chưa nói thạo tiếng Việt, chứ nói gì học tiếng Anh".

Yêu nghề, vượt khó, bám trụ để "gieo chữ"

Không chỉ cô Hiếu, cô Loan, thầy Hồng mà vẫn còn bao câu chuyện khác của 18 thầy, cô giáo nơi đây. Mỗi thầy cô giáo, mỗi gia đình, mỗi cặp đôi mỗi hoàn cảnh nhưng họ giống nhau ở tình yêu nghề và quyết tâm vượt khó, bám trụ "gieo chữ" nơi biên cương của Tổ quốc.

"Khi đi theo nghề dạy học và bước chân vào mảnh đất biên giới này, chúng tôi tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng và nỗ lực hết mình để các em học sinh nơi đây có môi trường học tập tốt hơn. Ai cũng bảo nhau sẽ tạo ra những gì ấn tượng nhất cho các em, để các em thích đi học, thích đến trường. Tất cả các thầy cô giáo ở đây đều thầm hứa với lương tâm mình là sẽ cống hiến hết tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục ở nơi biên cương này" - đó là tâm niệm của cô Lê Thị Nga và cũng chính là tâm niệm của 18 thầy, cô giáo trường PTDTBT THCS Tam Hợp.

Cô Lương Thị Luyện, Hiệu trưởng PTDTBT THCS Tam Hợp cho biết: "Trường còn thiếu nhiều giáo viên bộ môn như Tin học, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục công dân... nên một số thầy cô ở đây phải dạy 2 môn như cô Hiếu, cô Loan, hay cô Nga... Chưa hết, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì nhà trường còn thiếu rất nhiều trang thiết bị. Các em học sinh nội trú chưa có nhà ăn, hàng ngày các em phải ngồi ăn trong ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng, không an toàn tý nào".

Qua trò chuyện với các thầy cô giáo, chúng tôi được biết, phần lớn các em học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà. Hầu hết phụ huynh ở đây rất ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì vậy, các em bỏ học như cơm bữa, không có ngày nào không có học sinh vắng học. Có đủ thứ lý do các em đưa ra, nào là đau chân, nào là ông bà rủ lên nương gặt lúa... có những em không ở bán trú, trưa đi học không có cơm ăn, nằm nhịn, ngày hôm sau không thèm đến lớp nữa...

Nhiều em học sinh dân tộc Mông ở tận bản Huồi Sơn, Phá Lỏm không có bố mẹ đưa đón phải đi bộ vượt qua chặng đường dài trên 10 cây số. "Nhiều khi thấy thương học trò quá, các thầy lại làm xe ôm đưa đón các em đến trường học chữ. Nếu các thầy không cố gắng như vậy thì nhiều em về nhà cuối tuần là nghỉ luôn, không đi học nữa. Có em thì về nghỉ đến tận giữa tuần mới quay lại lớp", thầy Vi Văn Hiềm cho biết.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 4

Các thầy giáo đi đón học sinh đến trường học.

Qua những câu chuyện của các thầy cô ở đây kể lại, chúng tôi hiểu rằng, chỉ có các thầy, các cô ở đây mới biết được con đường đến trường của những học trò nghèo ở chốn biên thùy này vất vả ra sao.

Là trường PTDTBT cho nên việc lo chuyện học hành, lo việc ăn uống và giấc ngủ cho các em cũng đủ làm cho thầy cô ở đây thấm mệt. Hơn 100 em ăn ở nội trú, mỗi em một tính, mỗi em một sở thích ăn uống, chẳng ai giống ai.

Theo chế độ quy định đối với học sinh các trường PTDTBT được hưởng 596.000 đồng, chia ra mỗi ngày một học sinh ăn ở bán trú được hưởng hơn 19.000 đồng, chia cho 3 bữa sáng, trưa, tối. Mỗi bữa ăn của các em chỉ khoảng 6.000 đồng?! Với số tiền ấy, thầy cô và nhà bếp phải cố gắng lắm mới có thể đảm bảo cho các em ăn no.

"Có em chẳng thích ăn trứng, em thì không thích cá biển... Một số em bỏ bữa vì món ăn không hợp sở thích, thầy cô lại phải dỗ dành, nhiều hôm bỏ tiền túi ra để mua cơm cho các em ăn" - Thầy Lương Gia Bảo cho chúng tôi hay.

Để cải thiện bữa ăn cho các em và giảm khoản tiền chi phí mua rau, thầy cô phải tự làm vườn, để có rau xanh cho các em ăn hàng ngày. Cũng có những đêm soạn bài xong các thầy rủ nhau đi bắt cá để ngày mai các em có cá ăn. Khi màn đêm buông xuống, tiếng trống học ban đêm đã điểm, các thầy cô lại xuống từng phòng để kèm cặp các em học, hết giờ lại thay nhau canh cho các em ngủ.

Sớm mai thức dậy lại đến từng phòng nhắc nhở các em xếp chăn màn thật gọn gàng, quét dọn phòng ở cho sạch sẽ. Để giảm bớt chi phí của nhà trường và phụ huynh, cô Lương Thị Luyện, Hiệu trưởng đã đưa các em học sinh về nhà mình, ăn ở. Tình cờ, có một em học sinh không may làm ướt quần, cô giáo đem đi sấy cho kịp khô để em có quần áo đi thi, bỗng phát hiện chiếc quần đã bị rách nhiều chỗ, cô đành tìm kim chỉ khâu, vá lại cho học trò.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 5

Bữa ăn của học sinh nội trú Trường PTDTBT THCS Tam Hợp, Tương Dương.

Còn bao câu chuyện thẫm đẫm tình yêu thương của thầy cô dành cho các em học sinh của mình. Nếu ai đó có dịp đến với trường PTDTBT THCS Tam Hợp thì hãy dành đôi phút nắm lấy đôi bàn tay của các thầy cô giáo nơi đây, chắc chắn sẽ cảm nhận được những điều rất đặc biệt. Đôi bàn tay ấy không mềm mại như thông thường mà lại nhiều những vết chai sần, bởi ngoài việc cầm phấn giảng dạy trên lớp, họ còn phải lao động, phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc.

Tuy nhiên, thật hạnh phúc khi tại chính nơi đây, những bàn tay ấy đã tìm đến nhau khi trái tim hòa chung nhịp đập. Họ đã nắm lấy tay nhau, tiếp thêm nghị lực để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng mái trường này trở thành ngôi trường hạnh phúc, để cho các em học sinh thân yêu của mình thấm thía câu nói "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", mà không chỉ vui thôi đâu mà còn phải no đủ nữa.

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Và họ, những người đã lựa chọn gắn bó với miền biên viễn để giờ đây vùng đất Tam Hợp này đã hóa tâm hồn, hóa thành quê hương thứ 2 của họ. Ở nơi ấy, bằng tình yêu nghề, yêu trò và tình vợ, tình chồng, tình đồng nghiệp, họ đã xây nên ngôi trường hạnh phúc ở nơi biên cương này.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 6

Cô giáo Lương Thị Luyện - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Tam Hợp (trang phục Thái) và cô Lê Thị Nga (áo dài) cùng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.

Với các thầy, cô giáo, cuộc sống nơi đây còn thiếu thốn đủ thứ nhưng có một thứ luôn đủ đầy, đó là sự lạc quan và hạnh phúc. Chia tay thầy và trò Trường PTDTBT THCS Tam Hợp, chúng tôi tin các thầy, cô giáo sẽ luôn vượt qua khó khăn, thiếu thốn, không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức nhà giáo, kỹ năng và phương pháp sư phạm, tiếp tục "gieo chữ" giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước thêm kiến thức, kỹ năng sống và lập nghiệp, chung sức xây dựng vùng biên cương Tổ quốc ngày càng phát triển bền vững và ổn định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Về quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việcVề quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việc
20:29:15 19/01/2025
Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!
18:54:38 19/01/2025
3 sao nam Vbiz đột ngột đồng loạt đăng bài rời khỏi tổ đội SpaceSpeakers3 sao nam Vbiz đột ngột đồng loạt đăng bài rời khỏi tổ đội SpaceSpeakers
18:44:32 19/01/2025
Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"
21:46:55 19/01/2025
Đại hội khui quà Tết của sao Cbiz: Dương Mịch dùng cả bao đồ xa xỉ so kè Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh tặng 1 thứ nghe xong ai cũng nểĐại hội khui quà Tết của sao Cbiz: Dương Mịch dùng cả bao đồ xa xỉ so kè Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh tặng 1 thứ nghe xong ai cũng nể
18:30:16 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?
21:19:44 19/01/2025
Thiên An bất ngờ công khai đã làm mẹ 3 lần giữa tâm điểm chuyện quá khứ với Jack dậy sóngThiên An bất ngờ công khai đã làm mẹ 3 lần giữa tâm điểm chuyện quá khứ với Jack dậy sóng
18:52:09 19/01/2025
Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?
19:40:14 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Phim châu á

23:23:15 19/01/2025
When The Stars Gossip dù nhận vô số kỳ vọng trước khi lên sóng lại bị chê bai khắp mạng xã hội, gặp thất bại thảm hại trên mặt trận rating.
1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Hậu trường phim

23:19:24 19/01/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ, đương kim Hoa hậu International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến công chứng trầm trồ với khí chất nổi bật sang chảnh, nhan sắc tựa thần tiên tỷ tỷ.
5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?

5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?

Sao việt

23:13:07 19/01/2025
Dàn á hậu Việt từng tham gia Hoa hậu Quốc tế là Thúy Vân, Thùy Dung, Tường San, Phương Anh và Phương Nhi khiến công chúng chú ý khi lần lượt kết hôn với những thiếu gia, doanh nhân xuất thân giàu có.
Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Tv show

22:49:22 19/01/2025
Có màn trình diễn bùng nổ trong đêm bán kết Bước nhảy hoàn vũ , Quỳnh Nga và bạn diễn vỡ òa khi nhận điểm tuyệt đối từ các giám khảo.
Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Sao châu á

22:40:07 19/01/2025
Theo truyền thông Hàn Quốc, Kim Min Hee đang mang thai đứa con đầu lòng với đạo diễn Hong Sang Soo. Cặp đôi đã gắn bó 9 năm bất chấp sự phản đối của người thân và người hâm mộ.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

Sáng tạo

22:37:08 19/01/2025
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

Nhạc việt

22:17:49 19/01/2025
Tối 18/1, SpaceSpeakers Label chính thức trình làng MV Người Việt, có sự tham gia của SOOBIN, Hà Lê, Lil Wuyn, 16 Typh và KIMLONG.
Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Pháp luật

22:17:36 19/01/2025
Vũ Văn Vương bị khởi tố sau khi có hành vi giết mẹ, vợ và 2 con tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn vào Vũng Tàu.
Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Sao thể thao

22:15:26 19/01/2025
Sự bùng nổ khó tin xung quanh tiền đạo Liam Delap của Ipswich đang tăng lên khi anh đối mặt với CLB đã nuôi dưỡng và loại bỏ anh là Man City ở vòng đấu này.
Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Nhạc quốc tế

22:15:19 19/01/2025
Buổi hòa nhạc FireAid dự kiến diễn ra vào ngày 30/1. Buổi hoà nhạc này sẽ gây quỹ cho những người bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở California.
Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát trong chuyến thăm Ukraine năm 2023

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát trong chuyến thăm Ukraine năm 2023

Thế giới

22:11:35 19/01/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình MSNBC, ông Biden cho biết ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra âm mưu ám sát khi tới thăm Ukraine năm 2023.