Chuyện những bà mẹ nuôi con đỗ Harvard: Điều phi thường được tạo nên nhờ phương pháp giáo dục lạ kỳ đi ngược thế giới
Nhờ phương pháp giáo dục đầy sáng tạo, những bà mẹ này đã nuôi con mình thành Tiến sĩ, Thạc sĩ Harvard mặc dù trước đó ai cũng khuyên ngăn và bảo không thể.
Người mẹ nuôi con bại não đỗ đại học Harvard
Ding sinh năm 1988, nhưng từ khi sinh ra cậu đã gần như ngộp thở do biến chứng khi sinh và bị bại não. Các bác sĩ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thậm chí cả cha Dinh, người thân đều gợi ý bà Hongyan là mẹ của Ding nên từ bỏ đứa trẻ. Họ nói rằng nếu sống sót, Ding chắc chắn sẽ lớn lên với những khuyết tật, trí tuệ kém và trở thành gánh nặng cho gia đình suốt cuộc đời. Nhưng bà Hongyan vẫn kiên quyết cứu sống đứa con của mình mặc dù phải ly hôn.
Bà Hongyan đã làm thêm rất nhiều để nuôi gia đình cũng như nuôi Ding. Ngoài công việc toàn thời gian ở trường cao đẳng Vũ Hán, bà còn làm các công việc bán thời gian như lễ tân, đào tạo, bán bảo hiểm.
Bà Hongyan cũng sắp xếp thời gian để đưa con trai tới các buổi trị liệu, phục hồi chức năng bất kể thời tiết mưa hay nắng, hướng dẫn con chơi các trò giải câu đố để nâng cao trí thông minh.
Câu chuyện của mẹ con Ding chứng minh rằng chẳng ai có thể ngăn cản được ước mơ của bạn nếu bạn quyết tâm thực hiện nó
Bà Hongyan tâm sự: “Nếu Ding là người duy nhất không thể dùng đũa trên bàn ăn, những người khác sẽ tò mò và rồi Ding sẽ phải giải thích về tình trạng bại não, khuyết tật của bản thân. Tôi không muốn Ding xấu hổ vì những vấn đề thể chất này. Vì vậy tôi đặt tiêu chuẩn cho con trai cao hơn, tôi đã rất nghiêm khắc rèn luyện để Ding khắc phục khó khăn và bắt kịp người khác”.
Ding cũng nói rằng chưa bao giờ dám nộp đơn vào Đại học Harvard, nhưng mẹ đã khuyến khích cậu thử sức. Bất cứ khi nào Ding do dự, mẹ luôn là người động viên, hướng dẫn.
Năm 2011, Ding tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Khoa học môi trường và kỹ thuật Bắc Kin. Sau đó, anh đăng ký học Thạc sĩ tại trường Luật Quốc tế và tốt nghiệp năm 2015. Dinh bắt đầu chương trình học nâng cao hơn tại Đại học Harvard vào năm 2017.
Bà mẹ có 6 con thành tiến sĩ Đại học Harvard và Đại học Yale
Video đang HOT
Gần đây, xuất hiện một bà mẹ Hàn được New York Times so sánh là “một gia đình xứng tầm với gia đình nổi tiếng của tổng thống Kennedy trong lịch sử Mỹ”.
Phương pháp giáo dục 6 người con của bà mẹ Hàn Quốc Hesung Chun Koh đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Gia đình của họ cũng được Bộ giáo dục Mỹ bầu chọn là “Đối tượng nghiên cứu giáo dục gia đình người Mỹ gốc Á”.
6 người con của bà Hesung Chun Koh đều là tiến sĩ tại Đại học Harvard và Đại học Yale, trở thành giảng viên, hiệu trưởng và chủ tịch của các trường đại học danh tiếng.
Bà Hesung Chun Koh và 6 người con thạc sĩ, tiến sĩ Harvard, Yale của mình
Bà Hesung Chun là cựu sinh viên khoa tiếng Anh, Đại học nữ sinh Ewha tại Hàn Quốc. Sau đó bà nhận được học bổng sang Mỹ học tiến sĩ chuyên ngành Nhân học xã hội tại Đại học Boston khi là sinh viên năm 2. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Yale, bà đã gặp và kết hôn với chồng mình là tiến sĩ Kwang Lim Koh. Cặp vợ chồng này được xác nhận là những giáo sư châu Á đầu tiên giảng dạy tại Đại học Yale. Sau này, chồng bà đã có cơ hội trở thành đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ trong những năm 1960.
Chân dung người phụ nữ phi thường Hesung Chun Koh
Dưới đây là những triết lý giáo dục của bà Hesung Chun Koh:
- Khi mang thai con đầu lòng, tôi không biết mình sẽ phải chăm sóc và nuôi dạy con như thế nào cho đúng cách và có ích cho xã hội. Tôi đã nghĩ về cách bố mẹ mình đã dạy mình. Họ là tấm gương tiêu biểu cho việc bố mẹ không nhất thiết hi sinh vô điều kiện vì con cái nhưng con cái vẫn luôn đạt được những thành tựu và sống có ích.
Bố mẹ tôi luôn cố gắng học tập, mở rộng con đường sự nghiệp, làm giàu vốn sống của bản thân dù ở độ tuổi nào. Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi rất nhiều sau này. Tôi cũng đã áp dụng cách giáo dục này khi dạy các con mình. Tôi không cho chúng tất cả mà chỉ cho những gì thuộc khả năng của mình.
- Khi con vào trung học, tôi phải đối mặt với lựa chọn hoặc tiếp tục đi làm hoặc ở nhà làm nội trợ. Cuối cùng, tôi vẫn chọn công việc. Nhưng, ở thời điểm đó, lựa chọn công việc đồng nghĩa với việc tôi phải cố gắng 200%. Tôi luôn phải sắp xếp thời gian khéo léo để không vì công việc mà bỏ quên con cái. Ở độ tuổi ấy, con trẻ cần tới những lời khuyên của bố mẹ hơn cả. Vì thế, khi con gặp các vấn đề ở trường và cần trò chuyện, tôi chọn ở bên cạnh con.
- Khi chúng tôi mới cưới, gia đình chỉ có duy nhất một chiếc bàn học nhưng kích thước quá nhỏ, chỉ đủ cho một người làm việc trên đó. Vì điều kiện kinh tế lúc đó vẫn còn khó khăn, căn hộ chúng tôi còn đi thuê nên chưa có điều kiện mua thêm bàn học. Bất cứ khi nào rảnh, chồng tôi lại tới cửa hàng đồ cũ để tìm và sau cùng, anh ấy cũng mua được một chiếc vừa ý. Bàn học có ý nghĩa quan trọng trong gia đình tôi. Chúng tôi luôn đặt học tập là một ưu tiên lớn trong cuộc sống nên nếu bố mẹ ngồi vào học, con cái cũng sẽ có thói quen đó.
Bà Hesung Chun Koh rất tự hào vì con cái bà sau này ngoài thành đạt trong công việc thì đều tham gia rất nhiều hoạt động vì cộng đồng: gây quỹ cho các gia đình là nạn nhân sóng thần, hỗ trợ bệnh nhân AIDS, xây nhà cho người nghèo, tư vấn pháp lý cho những nhóm yếu thế…
Nguồn tham khảo: New York Times, SCMP
Nhà giàu nước Mỹ chạy trường cho con: Vũ khí bí mật
Bộ Giáo dục Mỹ ngày 25-3 tuyên bố mở cuộc điều tra nhắm vào 8 trường đại học, trong đó có Yale, Stanford...
Vào một buổi sáng tháng 2, người đàn ông tóc vàng, da rám nắng làm việc ở trường dự bị ĐH từ Florida tiến về phía Trung tâm khảo thí Tây Hollywood với nhiệm vụ giúp đỡ con gái một nữ doanh nhân ở California, Mỹ đạt điểm cao trong kỳ thi đầu vào ĐH (ACT).
Quân bài chốt
Mark Riddell, 36 tuổi, từng tốt nghiệp ĐH Harvard lừng danh, xuất hiện khi một thí sinh "được gửi gắm" đã làm xong bài thi ACT và rời khỏi phòng. Anh ta sửa lại các câu trả lời trong bài thi để bảo đảm thí sinh này đạt điểm số từ 33 đến 35, mấp mé điểm tuyệt đối 36.
Cựu sinh viên Harvard nói trên nằm trong số 50 người bị truy tố hôm 12-3 trong đường dây chạy suất vào ĐH với phí tổn hàng chục triệu USD. Vụ bê bối gây rúng động này liên quan tới nhiều phụ huynh lắm tiền nhiều của, bị cáo buộc hối lộ các chuyên gia luyện thi để giúp con em họ gian lận trong các cuộc thi chuẩn hóa và bảo đảm một suất trong các trường ĐH hàng đầu nước Mỹ.
Theo các công tố viên liên bang, với trí tuệ hơn người, Riddell có thể đạt được bất cứ điểm số nào theo yêu cầu và là một vũ khí bí mật trong đường dây chạy trường đang khiến cả nước Mỹ phẫn nộ. "Anh ta không hề có thông tin nội bộ về các đáp án chính xác nhưng đủ thông minh để sửa các bài thi đạt điểm số gần như tuyệt đối" - công tố viên liên bang phụ trách Massachusetts, Andrew Lelling, cho biết.
Dù người cầm đầu đường dây gian lận tuyển sinh này được xác định là William Rick Singer - một doanh nhân kiêm chuyên gia tư vấn đầu vào ĐH ở Newport Beach-nhưng Riddell mới thực sự được xem là quân bài chốt của đường dây gian lận tuyển sinh ĐH lớn nhất từng bị truy tố ở Mỹ. Riddell có khả năng "phù phép" điểm số cho con cái của nhiều nhà giàu Mỹ rộng đường tới cánh cửa các trường ĐH danh giá.
Các công tố viên cho biết từ năm 2011 - 2018, hàng chục phụ huynh đã trả tổng cộng hơn 25 triệu USD cho Singer để tìm cách nâng điểm hoặc hối lộ để các huấn luyện viên đội thể thao đánh giá chất lượng cao vào hồ sơ của con em họ. Singer đã thừa nhận 4 tội danh hôm 12-3. Trong khi đó, hồ sơ tòa án cho thấy Riddell đã nhận tội gian lận thư từ và một cáo buộc khác liên quan tới rửa tiền. Phiên tòa của tên này đã được lên lịch vào tháng 4 ở Boston.
Đại học Stanford, một trong những đại học hàng đầu của Mỹ, nơi mơ ước của nhiều học sinh. Ảnh: AP
Theo các công tố viên, hoạt động gian lận điểm thi trong đường dây của Singer đã diễn ra ít nhất 30 lần, từ năm 2011. Trong số 33 phụ huynh bị buộc tội ngày 12-3, ít nhất 16 người có dính líu tới Riddell. Kẻ được mệnh danh là "vũ khí bí mật" của đường dây này đã hợp tác với các nhà điều tra từ tháng 2 với hy vọng được hưởng khoan hồng.
Hồ sơ tòa án cho thấy trong một trường hợp, lịch thi đã phải lùi ngày vì nhà Riddell chào đón một nhóc tì. Một lần khác, Riddell dùng giấy tờ giả để "vào vai" một sinh viên. Trường hợp khác, Riddell nhận lời sửa bài thi cho một thí sinh ở Los Angeles, bang California, thế nhưng người này bị viêm amidan và không thể gặp Riddell tại địa điểm thi ở Houston. Riddell sau đó đã xin mẫu chữ viết tay và thay thí sinh này làm bài thi ACT, đạt 35/36 điểm.
Mất niềm tin
Sau khi nhận cáo trạng hôm 12-3, Riddell ra thông cáo xin lỗi về những tổn hại và bất bình mà bản thân đã gây ra. "Tôi hiểu mọi hành động của tôi đã gây mất niềm tin vào quá trình tuyển sinh như thế nào" - Riddell hối lỗi.
Theo The Los Angeles Times, Riddell từng là sinh viên Học viện IMG, một trường dự bị ĐH ở bang Florida chuyên bồi dưỡng cho các tài năng thể thao trung học. Theo ghi nhận của trang Wall Street Journal, học phí nội trú của một học sinh trong ngôi trường này trong năm nay lên tới 77.650 USD. Sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Riddell trở lại Học viện IMG và trở thành giám đốc luyện thi ĐH ở trường cũ - nơi trở thành lò đào tạo hàng loạt thế hệ vận động viên trẻ ở nhiều môn thể thao như: bóng chày, golf, bóng chuyền và bóng vợt. IMG hiện đã đình chỉ vị trí nói trên của cựu sinh viên này.
Mark Riddell, nhân vật nòng cốt trong đường dây chạy suất vào đại học hàng đầu của Mỹ Ảnh: IMG ACADEMY
Trước khi các cáo buộc bị phanh phui, trên trang web của mình, IMG mô tả Riddell là một tài năng quần vợt chuyên nghiệp, một cựu sinh viên Harvard đã trợ giúp hàng ngàn học sinh đến với các trường ĐH tốp đầu của Mỹ: Stanford, Duke, Columbia,...
Theo hồ sơ tòa án, Singer luôn bảo đảm với những phụ huynh tìm tới đường dây của ông ta về khả năng đạt bao nhiêu điểm tùy thích của Riddell. "Bất cứ điểm số nào chúng ta muốn có, anh ta (Riddell) đều có thể đạt được" - đó là lời của Singer giới thiệu với bà Michelle Janavs - một người mẹ ở Newport Coast, đồng thời là cựu giám đốc điều hành một hãng sản xuất thực phẩm lớn. Với mỗi bài thi trót lọt, Riddell thường nhận 10 ngàn USD từ Singer.
Cáo trạng cho thấy vào năm 2011, doanh nhân đồng thời là nhà hảo tâm người Canada David Sidoo đã trả cho Singer 100.000 USD để Riddell làm bài thi đánh giá năng lực trung học (SAT) thay cho con trai lớn của mình. Nhận chỉ đạo không được đạt điểm quá cao, Riddell chỉ giành 1.670/2.400 điểm. Anh ta cũng thi hộ kỳ thi tốt nghiệp trung học Canada cho cậu cả nhà giàu nói trên và sau đó tiếp tục nhận tiền để thi hộ bài thi SAT cho một người con trai khác của nhà Sidoo. Vị doanh nhân này đã phải từ chức giám đốc điều hành của Công ty East West Petroleum Corp. Ra tòa ở Boston hôm 15-3, ông Sidoo nhất quyết không nhận tội.
Không bất ngờ
Nếu bị kết tội, Riddell đối mặt với án phạt 20 năm tù, cùng khoảng 3 năm quản thúc và nộp phạt 250.000 USD. Một số chuyên gia nghiên cứu về thể thao ĐH nói rằng họ không bất ngờ khi hay tin về những hành động của Riddell. "Nếu hệ thống của IMG và các cơ chế tuyển sinh ĐH nói chung không được thiết lập để tận dụng tiền bạc của người giàu thì điều này đã không xảy ra" - giáo sư Richard M. Southall, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thể thao ĐH thuộc ĐH Nam Carolina nói và nhận định: "Những người có tiền và đặc quyền sẽ làm bất cứ điều gì họ muốn để đưa con cái vào trường danh giá".
Khai trương trung tâm Toán tư duy Mỹ Mathnasium thứ 21 tại TP HCM Mathnasium mở rộng hệ thống tại Việt Nam bằng việc khai trương trung tâm tại 98 Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, TP HCM vào ngày 23/3. Trong buổi khai trương, học viên sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động như kiểm tra năng lực tư duy miễn phí, chuỗi hoạt động trải nghiệm buổi học thử và cơ hội nhận...