Chuyện người mẫu gốc Á bị chế giễu
Nhiều người mẫu châu Á cho biết họ thường xuyên bị quấy rối tình dục, miệt thị ngoại hình, phải nghe những biệt danh thô tục dành cho mình.
Năm 2020, có nhiều câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người châu Á, đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 nổ ra. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến nhiều người mẫu gốc Á, theo Teen Vogue.
Trong khi một số khác trải qua những nghịch cảnh như quấy rối tình dục, bóc lột tài chính, người mẫu châu Á lại phải đối mặt với thách thức riêng. Ngay cả khi nhiều người mẫu châu Á thành công trên sàn diễn và làm việc cho các thương hiệu lớn như Victorias Secret, sự phân biệt chủng tộc vẫn không hề suy giảm.
Những kỷ niệm đáng quên
“Tôi là người mẫu châu Á nhỏ nhắn với những đường cong. Do đó, nhiều người từng nhận xét tôi trông giống ngôi sao khiêu dâm”, Fiffany Luu – người mẫu tự do sống tại thành phố New York, Mỹ – chia sẻ.
Luu đã xuất hiện trong các chiến dịch cho Fenty của Rihanna và tạp chí iD. Trong khi đó, cô cho biết người mẫu có nước da trắng với vòng một lớn được coi là sexy và hấp dẫn.
Fiffany Luu từng nhận về nhiều lời nhận xét thô tục. Ảnh: G, Fiffany Luu.
Trong cuộc sống hàng ngày, Luu thường nghĩ mình có lẽ đã quá nhạy cảm khi trải qua những chuyện không hay. Tuy nhiên, khi nhận thấy những người mẫu châu Á khác cũng nhận được sự đối xử tương tự, cô hiểu đó là một kiểu phân biệt chủng tộc.
Luu nhớ lại buổi chụp hình cho một thương hiệu làm đẹp lớn. Khi đó, nhiếp ảnh gia đã gọi cô và những người mẫu châu Á khác trên phim trường là “hi-yah!” – một thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong luyện tập karate.
Theo tác giả Shivani Persad, dù việc những vi phạm Luu và những người gốc Á khác phải đối mặt hàng ngày thường bị bỏ qua, nó có thể dẫn đến tội ác thù hận khi được “ghim” lâu.
Yumi Nu là người mẫu áo tắm ngoại cỡ châu Á đầu tiên của Sports Illustrated. Cô cũng từng bị vướng vào vòng xoáy bị phân biệt chủng tộc sau khi nổi tiếng. Nu cho biết nhiều người đã bình luận châm chọc chủng tộc, gọi cô bằng biệt danh thô tục hoặc nói “những người châu Á bẩn thỉu hãy trở về đất nước của bạn”.
Yumi Nu là người mẫu ngoại cỡ gốc Á đầu tiên lên bìa Sports Illustrated. Ảnh: Yumi Nu.
Ngoài nạn phân biệt chủng tộc, người mẫu châu Á còn phải chịu những định kiến như “con ong thợ”, chỉ biết lao đầu vào làm việc. Nhiều người cho rằng khuôn mẫu này ám chỉ sự phục tùng, cộng đồng người châu Á sẽ không chống trả.
Video đang HOT
Tiffany Hirth – người mẫu ở New York – cho biết cô bị một nhiếp ảnh gia quấy rối tình dục trong lúc làm việc. Cô đã được nhiều người cảnh báo rằng tay ảnh này có hứng thú với phụ nữ châu Á. Tuy nhiên, cô vẫn không tin vì thấy người này nhiệt tình tìm việc cho mình.
Những câu chuyện kể trên có thể cho thấy góc khuất trong ngành công nghiệp người mẫu. Đặc biệt là khi những người mẫu gốc Á phải chịu nhiều tổn thương do bị xúc phạm, kỳ thị. Theo các chuyên gia, điều này càng kéo dài có thể khiến nhiều người mẫu bị bệnh tâm lý.
Nơi nào an toàn cho người mẫu gốc Á?
Để giải quyết vấn đề này, Model Alliance (liên minh người mẫu) – tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào nghiên cứu, chính sách cho người mẫu và những cá nhân khác làm việc trong ngành thời trang – đã được thành lập ở Mỹ. Tổ chức này nhiều lần đề xuất những luật ứng xử mới trong ngành công nghiệp nhưng chưa được thông qua. Dù vậy, họ vẫn đấu tranh không ngừng.
Vào năm 2018, họ đã tạo ra chương trình mang tên RESPECT. Nó được xem như thỏa thuận ràng buộc pháp lý đầu tiên với quy tắc ứng xử có hiệu lực để bảo vệ người lao động trong ngành thời trang.
Hiện tại, tổ chức này cũng đang làm việc với nhiều thương hiệu, đại lý và các bên liên quan khác trong ngành để ký kết chương trình, quản lý các hậu quả lạm dụng ở lĩnh vực thời trang. Đó là lý do khiến Kai Braden – diễn viên kiêm người mẫu của Wilhelmina Models – quyết định tham gia vào Model Alliance.
Nam người mẫu Kai Braden cũng bị quấy rối tình dục. Ảnh: Behance.
Anh kể mình đã bị một nhiếp ảnh gia tấn công tình dục trong buổi chụp thử ở thành phố New York khi 18 tuổi. “Là một người mẫu châu Á, thật khó để phá bỏ định kiến về việc bị giới tính hóa. Đặc biệt trong quá trình tuyển chọn, tôi nhận thấy nhãn hàng thường miễn cưỡng bám theo xu hướng đa dạng bằng cách chỉ tuyển một người châu Á”, anh nói.
Braden hy vọng định kiến rõ ràng như vậy sẽ thay đổi khi có nhiều người đăng ký tham gia chương trình.
Trong khi đó, Luu cho rằng những người mẫu gốc Á có thể xem xét các công ty đang tiếp cận sự đa dạng như Fenty. Với kinh nghiệm làm việc với họ, Luu xác nhận nhiều cá nhân làm việc ở hậu trường là người da màu và điều đó tạo nên sự khác biệt lớn.
Cô tin với việc nhiều người châu Á ngày càng khẳng định tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang, vẫn đề phân biệt sẽ biến mất.
Làng mẫu thế giới đang thay đổi quan điểm về cái đẹp
Ngành công nghiệp thời trang đang dần đạt được những bước tiến để hòa nhập, tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn.
Sự ra đời của phong trào toàn cầu đã thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng. Họ nhận thức rõ hơn về tác hại môi trường do ngành thời trang gây ra. Tuy nhiên, một khía cạnh của sự phát triển ý thức này vẫn bị bỏ quên một cách đáng tiếc. Theo Forbes , đó là mối quan hệ của thời trang với sự đa dạng.
Xét cho cùng, một ngành thực sự bền vững là khi nó được tạo thành từ những người có nguồn gốc khác nhau, mang trên mình bản sắc riêng. Tính đa dạng cho phép người mẫu thể hiện bản thân đồng thời họ có thể cảm thấy thoải mái.
Đa dạng về sắc tộc
Trong nhiều năm, thế giới người mẫu là nơi dành cho những người phụ nữ và đàn ông có vẻ ngoài hấp dẫn, đậm chất truyền thống phương Tây. Họ là biểu tượng cho tiêu chuẩn kép, như cao, trẻ và gầy. Ví dụ, ở thế kỷ XX, người mẫu trở nên gầy đến mức được ví như que củi, da bọc xương. Đặc điểm quen thuộc của người mẫu là chân tay dài, hông hẹp, khuôn mặt đối xứng, sẵn sàng đi giày có độ cao chóng mặt. Và chủ yếu họ là người da trắng.
Phương Oanh trình diễn tại Tuần lễ thời trang Milan. Ảnh: Vogue.
Song hàng ngũ người mẫu đã có sự khác biệt lũy tiến từ từ. Sự đa dạng trong ngành công nghiệp thời trang đã phát triển trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào người mẫu da màu, nhiều kích cỡ...
Tại Tuần lễ thời trang Milan (Italy) mùa Xuân - Hè 2022, người mẫu Phương Oanh ghi dấu ấn khi trình diễn cho các nhà mốt lớn như Maison Margiela, Dolce & Gabbana. Trong khi đó ở Tuần lễ thời trang London, nhiều người mẫu Ấn Độ được tỏa sáng tại các show như Kiko Kostadinov, Osman Yousefzada, Noor...
Ngoài ra, nhà thiết kế Claudia Li từng tạo động thái đột phá tại Tuần lễ thời trang New York (Mỹ). Show diễn Xuân 2019 của cô giới thiệu 35 người mẫu châu Á, khiến bộ sưu tập trở nên sống động hơn. Thời trang là thứ ngôn ngữ chung.
Do vậy, Claudia Li tận dụng nó để phá bỏ rào cản đối với phụ nữ châu Á, cũng như cách xã hội nhìn nhận họ.
Những người mẫu gốc Á khác như Liu Wen, Park Soo Joo, Kiko Mizuhara... từng cộng tác với các nhà mốt danh tiếng như Chanel, Dior, Giorgio Armani... Họ được LOfficiel vinh danh là những người mẫu châu Á hàng đầu thế giới, thay đổi ngành công nghiệp thời trang.
Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn cũng "chọn mặt gửi vàng" nơi những người mẫu da màu như Anok Yai, Adut Akech, Ajok Madel... Đặc biệt, Naomi Campbell là cái tên khó có thể bỏ qua, là "siêu mẫu thống trị giới người mẫu".
Liu Wen (trái) và Park Soo Joo trên sàn diễn quốc tế. Ảnh: China Daily, PopSugar UK.
Vẻ ngoài phi truyền thống
Thời trang cũng cho thấy những sự chuyển mình khác. Vóc dáng, tuổi tác hay show diễn cho người khuyết tật...
Savage X Fenty là một trong những lá cờ tiên phong cho sự đa dạng thời trang. Thương hiệu của Rihanna từng tuyên bố: "Chúng tôi tôn vinh mọi cơ thể". Hãng cũng đề cao sự không sợ hãi, tự tin và hòa nhập. Khi mới thành lập, nhãn hiệu nội y giới thiệu loạt sản phẩm với nhiều màu sắc, kích cỡ.
Ở show diễn đầu, Rihanna giối thiệu loạt người mẫu với đa dạng vóc dáng. Thậm chí, nữ ca sĩ không ngại đưa lên sàn diễn người mẫu đang mang bầu. Trong buổi trình diễn thứ hai, thương hiệu còn hướng đến đối tượng khách hàng là nam giới. Tại đây, Rihanna tiếp tục ghi điểm với người hâm mộ bằng cách làm việc với mẫu nam ngoại cỡ. Nhiều đàn ông có vóc dáng tròn trịa cảm thấy được chú ý và có thêm sự lựa chọn hơn.
Việc làm này của Rihanna giúp cô thu hút thêm một bộ phận khách hàng. Đồng thời nó cũng như "đòn tấn công" vào ngách mẫu nam ngoại cỡ. Đây là thị trường người mẫu bị nhiều thương hiệu ngó lơ.
Nhận thức về mẫu ngoại cỡ đang thay đổi, theo chiều hướng tích cực. Điều này được minh chứng qua những lần Ashley Graham, Robyn Lawley hay Precious Lee... hợp tác với các thương hiệu lớn. Họ là những người tạo nên dấu ấn trong lịch sử thời trang.
Tất nhiên, Savage X Fenty không phải nhãn hiệu duy nhất thúc đẩy sự phong phú. Skims của Kim Kardashian hay Victorias Secret cũng có động thái ủng hộ sự đa dạng về kích thước.
Thương hiệu của Kim Kardashian ra mắt sản phẩm cho phụ nữ ngoại cỡ. Ảnh: E! Online.
Trước kia, nhiều người cảm thấy dè chừng vì vẻ ngoài đi ngược tiêu chuẩn của làng thời trang. Đây là một phần lý do ngăn cản họ đến với nghề mẫu. Song giờ những mối lo ngại đó không còn là vấn đề. Winnie Harlow, Slick Woods, Valentina Sampaio... là những người mẫu được các nhà mốt săn đón nhờ vẻ ngoài lệch chuẩn. Chính sự khác biệt này tạo nên dấu ấn, nét cá tính riêng.
Mặt khác, với một số nhà mốt, tuổi tác không ngăn cản họ tạo nên sự hấp dẫn cho show diễn. Vivienne Westwood thu hút sự chú ý khi là người kết thúc buổi giới thiệu bộ sưu tập Xuân - Hè 18 của mình. Rihanna cũng từng đưa người mẫu lớn tuổi lên sàn diễn thời trang.
Winnie Harlow nổi bật với làn da bạch biến. Trong khi đó, Slick Woods được chú ý vì có răng thưa. Ảnh: People, Allure.
Ngoài ra, những người khuyết tật từ lâu đã chiến đấu trên con đường của họ vào thế giới thời trang. Nhà thiết kế Alexander McQueen từng lấy cảm hứng từ vận động viên Paralympic Aimee Mullins, người bị cụt cả hai chân khi còn nhỏ. Cô xuất hiện trên đường băng của ông vào cuối những năm 1990 với đôi chân giả.
"Trong hệ sinh thái thời trang ngày nay, cô gái khuyết tật hay phụ nữ trẻ mắc hội chứng Down là những ngôi sao trong chiến dịch làm đẹp của Gucci", cây viết Robin Givhan của Washington Post bình luận.
Faduma Farah là nhà sáng lập hiệp hội bảo trợ người khuyết tật Faduma's Fellowship. Năm 2011, cô bị viêm màng não khiến cơ thể bị liệt từ cổ trở xuống. Cô đã làm quen với việc trị liệu để kiểm soát cử động trong quá trình hồi phục.
Faduma Farah và đội ngũ tham dự Tuần lễ thời trang London Xuân - Hè 2022, mong muốn giành quyền bình đẳng cho người khuyết tật. Tất cả người mẫu trong show đều có khiếm khuyết trên cơ thể. Họ ngồi xe lăn để trình diễn.
Những điều trên cho thấy sự cố gắng thay đổi của làng mẫu nói riêng và thời trang nói chung. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng ngành thời trang cần hành động nhiều hơn nữa để đạt được sự đa dạng thực sự.
Dàn người mẫu giới thiệu thiết kế mới cho Chromat và Collina Strada. Ảnh: Vogue.
Đường đi đến thời trang thế giới của "người mẫu béo" châu Á Những người có thân hình ngoại cỡ rất hiếm ở các nước châu Á, nơi mà các tiêu chuẩn truyền thống về vẻ đẹp bên ngoài vẫn được xem là chuẩn mực và tính toàn diện bị bỏ qua. Người mẫu ngoại cỡ châu Á xuất hiện trong dự án Thique Clique của nhiếp ảnh gia người Malaysia Catherhea Potjanaporn Bertha Chan thường...