Chuyện muôn thuở về chì trong son
Những lời quảng cáo “mật ngọt” về son handmade đang làm thị trường mỹ phẩm trở nên “náo loạn”.
Từ khi được “khai sinh”, son môi đã có độc
Ngay từ năm 3500 trước Công Nguyên (TCN), son môi đã được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa chì trắng và đá đỏ được nghiền vụn. Chúng được sử dụng và phổ biến bởi nữ hoàng Sumer Schub-ad. Dù lúc ấy son môi khá độc hại nhưng nó không thể cản được những người phụ nữ muốn sử dụng và trải nghiệm loại sản phẩm này.
Ở đế chế Hy Lạp, vào năm thứ 1000 TCN, gái mại dâm dùng son môi để phân biệt họ với những người đàn bà quyền quý. Tuy nhiên cho đến năm 700 trước Công Nguyên, phụ nữ Hy Lạp đã sử dụng son môi mà không cần quan tâm đến địa vị xã hội. Họ tạo ra màu son bằng những nguyên liệu kì lạ và không thể tưởng tượng được như rong biển, hoa, quả berry nghiền, đất hoàng thổ đỏ, phân cá sấu và các loại nhựa thông khác.
Nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập sử dụng son môi. (ảnh: internet)
Không chỉ có Hy Lạp, Ai Cập là một quốc gia có nhiều phụ nữ mê đắm với son môi. Phụ nữ Ai Cập cổ đã sử dụng đất hoàng thổ đỏ, màu đỏ son và các sắc tố khác để tạo ra một loạt các sắc thái từ màu cam cho đến hồng và đen. Hai đại diện sắc đẹp tiêu biểu thời ấy là nữ hoàng Nefertiti (1370-1330 TCN) thích sử dụng son môi làm từ vỏ con trai; trong khi nữ hoàng Cleopatra (69-30 TCN) lại chọn son môi có màu đất. Họ cũng sử dụng những chất độc hại như brôm ma-nít kết hợp với i-ốt để tạo ra màu tím đậm. Những kim loại này sau đó đã gây ra cái chết cho rất nhiều người, vì vậy mà những loại son môi này còn được gọi là ” nụ hôn thần chết”.
Tại sao son môi chứa chì?
Son môi có thành phần chủ yếu bao gồm mỡ, dầu, chất tạo màu và chất tạo mùi. Chất tạo màu có hai loại: màu thực phẩm và bột màu khoáng. Chì không phải là thành phần mà nhà sản xuất son môi muốn thêm vào sản phẩm bởi chúng không mang lại lợi ích gì. Chì trong mỹ phẩm mà chúng ta hay nói cần được hiểu chính xác là chì trong phẩm màu dùng để làm son và các loại phấn màu. Những thứ có màu đỏ, hồng trong phẩm màu hay trong tự nhiên đều chứa chì. Sắc hồng chứa lượng chì cao nhất, sau đó là tím và cuối cùng là đỏ. Các nhà khoa học cho rằng, các chất khoáng dùng để làm nhạt màu đỏ sang hồng và tím có thể làm tăng lượng chì trong mỹ phẩm.
Chất tạo màu là thành phần chứa chì tự nhiên, các nhà sản xuất không cố tình thêm chì vào sản phẩm của họ. (ảnh: internet)
Ngoài ra, chì còn xuất hiện dưới dạng tạp chất của các thành phần làm nên son môi như dầu paraffin, vaseline cũng như các oxit kim loại như kẽm oxit và titan dioxit.
FDA kiểm soát rất chặt chẽ lượng chì trong phẩm màu sử dụng để điều chế son. Mức phẩm màu được phép dùng cho son là dưới 20ppm (khoảng 20 miligram chì trên mỗi kilogram son, tương đương 20 phần triệu). Trung bình mỗi kilogram son môi sản xuất ra thị trường chỉ chứa khoảng 1 miligram chì. Có nghĩa là chị em phải “ăn” hết hàng nghìn thỏi son mới tích lũy đủ lượng chì gây hại cho cơ thể.
Phụ nữ phải ăn hết cả nghìn thỏi son mới có khả năng nhiễm chì. (ảnh: amazon)
Hơn thế nữa, chì là một khoáng chất tự nhiên nên có mặt trong nhiều thứ chúng ta dùng hàng ngày như các loại thực phẩm, rau củ quả có màu hay thậm chí là trong không khí. John Bailey – Phó chủ tịch khoa học toàn cầu của Hiệp hội Mỹ phẩm khẳng định, lượng chì trung bình mà mỗi phụ nữ tiếp xúc qua mỹ phẩm chỉ bằng 1/1000 so với lượng chì mà người đó tiếp xúc qua việc ăn, hít thở hàng ngày.
Video đang HOT
Chì sẽ giúp cho thỏi son lên màu được đẹp và giữ màu được lâu. Ngay cả những hãng son cao cấp trên thế giới cũng không thể loại bỏ hoàn toàn được chì ra khỏi son. Tuy nhiên lượng chì sẽ được kiểm soát gắt gao trong khâu đong đếm tỉ lệ.
C ó thật là son handmade không chứa chì?
Cần phải khẳng định lại một lần nữa, chì có trong son môi là do các chất tạo màu và các thành phần khác có chứa khoáng chất chì oxít. Điều này có nghĩa là kể cả son handmade cũng có thể có chì. Hiện nay, thị trường đang tràn lan những loại son handmade được quảng cáo là không chứa chì. Hầu hết các loại son này đều không có bất cứ một giấy chứng nhận nào để đảm bảo 100% không chì, không độc hại.
Lời quảng cáo rất hấp dẫn của một cơ sở bán son handmade. Son tự chế không chỉ có màu sắc đa dạng mà ngay cả giá cả cũng phong phú không kém. (ảnh: FB)
Các loại son handmade thường xuyên được quảng cáo với những lời lẽ “ngọt ngào” như nhiều màu sắc đa dạng, có tác dụng dưỡng môi, lì và rất lâu trôi. Nhiều chị em cũng tin theo lời quảng cáo hấp dẫn đó, đổ xô mua những thỏi son “tự làm” mà không mảy may đặt một dấu hỏi khi nghĩ về thành phần nguyên liệu, chất lượng của sản phẩm.
Ngoài những lời quảng cáo về công dụng “thần thánh” của son “tự chế”, các shop mỹ phẩm còn cho ra những phiên bản đặc biệt với mẫu mã bắt mắt để hút khách. (ảnh: FB)
Son handmade được làm theo phương pháp thủ công. Nguyên liệu, thành phần chỉ được người bán kể tên mà có cách nào kiểm chứng được độ an toàn của chúng. Không ai cam kết được rằng, son handmade 100% không chứa chì và ngoài chì, son có còn chứa các chất độc hại gì hay không? Ngoài ra, quy trình sản xuất ra những mẻ son “tự chế” cũng không chắc chắn đảm bảo vệ sinh.
Khung cảnh “nhem nhuốc” ở một cơ sở sản xuất son handmade không chì. (ảnh: Báo pháp luật)
Không phải sản phẩm nào gắn mác tự nhiên là an toàn. Người bán khẳng định son làm hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên nhưng những người làm ra chúng không phải ai cũng có đủ kiến thức về da liễu, hóa học. Do đó, son handmade có thể bị biến chất trong quá trình sử dụng, gây hại lâu dài cho người sử dụng, như ung thư, nhiễm độc. Chưa kể, các sản phẩm tự chế nguồn gốc từ thiên nhiên thường có thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng, lên men, nấm mốc dẫn đến dị ứng, hoặc các thương tổn khác nặng hơn.
Hình ảnh một thỏi son handmade bị “biến chứng” chỉ sau hai tháng sử dụng khiến nhiều chị em hoang mang các đây chưa lâu. (ảnh: internet)
Theo 6giosang
Má hồng công sở
Làm đẹp là nhu cầu tất yếu và đặc quyền của chị em phụ nữ.
Trong số những việc làm đẹp của phụ nữ thì trang điểm là việc được chị em thực hiện thường xuyên hơn cả. Để góp phần giúp việc trang điểm được hoàn thiện không thể không nói đến vai trò của các loại mỹ phẩm, trong đó phấn má là một loại mỹ phẩm không thể thiếu, giúp cho khuôn mặt của chị em luôn hồng hào, rạng rỡ mỗi khi đến công sở ngay cả trong những ngày đông lạnh giá.
Phấn má xuất hiện lần đầu như thế nào không rõ nhưng ngay từ thời nữ hoàng Cleopatra, để làm đen lông mày và làm dài mi, người ta đã sử dụng hỗn hợp bột chì sulfide và mỡ động vật; phấn mắt được lấy từ một loại đá màu xanh da trời; còn son môi và má hồng được dùng đất son đỏ có thành phần oxit sắt tạo nên.
Ngày nay, phấn má đã trở thành sản phẩm làm đẹp không thể thiếu trong túi đồ trang điểm của chị em. Có rất nhiều loại phấn má để bạn lựa chọn cho mình thuộc nhiều nhãn hàng nổi tiếng và cũng có những sản phẩm hanmade với nhiều tone màu khác nhau.
Có bạn gái chọn màu phấn má theo màu mắt nhưng để lựa chọn phấn má thích hợp nhất, chị em nên chọn phấn má theo tone màu da của mình.
Với làn da trắng hồng thì hầu hết các tone màu đều phù hợp nhưng hoàn hảo nhất vẫn là màu hồng đào(blossom), hồng cherry, hồng pink.
Với làn da nâu, tối màu nên chọn phấn má có tone màu nude, cánh gián, cam, mận hay những tone màu nâu trầm vừa có thể giúp che khuyết điểm vừa không tạo sự đối nghịch với màu da.
Với làn da tái, xanh xao thì phấn má màu hồng đào (peach) hồng san hô (coral) sẽ giúp cân bằng sắc thái da.
Ngoài loại phấn má dạng bột thông dụng phù hợp với các loại da. Chị em cũng có thể lựa chọn phấn má dạng kem, dạng lỏng hoặc gel để làm đẹp cho mình. Nhưng chị em cũng cần biết, phấn má dạng kem chỉ phù hợp với làn da khô. Phấn má dạng lỏng, gel thích hợp với da thường.
Để phấn má thực sự phát huy tác dụng làm đẹp, cách tốt nhất là chị em nên sử dụng kem lót trước khi dùng phấn má. Kem lót sẽ giúp tạo nên một lớp nền mịn màng và giúp phấn má giữ được lâu hơn.
Để có đôi má ửng hồng đẹp tự nhiên từ đó tạo nét cân đối cho khuôn mặt, chị em cũng cần lưu ý nguyên tắc đánh má hồng thường bắt đầu tán phấn từ nưi cao nhất của gò má.
Với khuôn mặt tròn: tán phấn từ nơi cao nhất của xương gò má rồi tán đều theo hướng xéo về mang tai, sẽ giúp gương mặt thon gọn hơn.
Với khuôn mặt dài: cũng tán phấn từ nơi cao nhất của xương gò má, tán về phía mang tai và phần góc ngoài xương gò má để ăn gian bề ngang khuôn mặt, tạo cảm giác khuôn mặt cân đối hơn.
Với khuôn mặt vuông: bắt đầu tán phấn ở vị trí ngang cánh mũi, sao đó tán nhẹ xéo lên ngang tai, sẽ giúp khuôn mặt trở nên mềm mại, thon dài hơn.
Với khuôn mặt trái xoan: tán phấn ở phần căng tròn của gò má rồi tán đều và nhạt dần ra phần mang tai, thái dương.
Tại các sàn diễn thời trang Xuân Hè 2015 trên thế giới, bên cạnh phong cách trang điểm tự nhiên với làn da mịn màng, màu mắt pastel, son môi cherry mọng đỏ thì phấn má với tone màu hồng nhạt vẫn là phong cách trang điểm được ưa chuộng.
Đôi má ửng hồng khiến chị em trông rạng rỡ hơn còn cánh đàn ông thì cho rằng má hồng khiến phái đẹp trở nên sexy hơn. Vậy chẳng có lý do gì mà chị em không lựa chọn phấn má và sử dụng mỗi ngày.
Theo 6giosang
Làm sao để hết quầng thâm mắt? Em bị quầng thâm mắt từ nhỏ, vì da em ngăm đen. Em thường xuyên thức đêm nên quầng thâm mắt rất đậm. Em thấy trên thị trường có bán mỹ phẩm bút Ganier xóa quầng thâm và bọng mắt, liệu có hiệu quả ko? Làm sao để hết được? (Gau meo) Em bị quầng thâm mắt từ nhỏ, vì da em ngăm...