Chuyên Lê Hồng Phong: Trường học của các ca sĩ nổi tiếng
Đây không chỉ là nơi đào tạo nhân tài hàng đầu của cả nước mà còn là mái trường thân yêu của các ca sĩ rất nổi tiếng như Uyên Linh, Hà Anh Tuấn, Tóc Tiên, Lan Trinh…
Khuôn viên trường chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh Internet.
Được thành lập từ những năm 20 của thế kỷ trước, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) là nôi đào tạo nhân tài của nước ta. Đây cũng là ngôi trường của rất nhiều người nổi tiếng trong âm nhạc như nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Nguyễn Mỹ Ca và một loạt các ca sĩ như Cẩm Ly, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Uyên Linh…. Dưới đây là một số ca sĩ từng học dưới mái trường này.
Cẩm Ly
Ca sĩ Cẩm Ly với những giai điệu trữ tình quen thuộc, những liveshow đều đặn hàng năm, vợ của đạo diễn Minh Vy… từng có những năm tháng học trò ở dưới mái trường Lê Hồng Phong.
Có thể nói Cẩm Ly là nữ ca sĩ được giới sinh viên yêu thích nhất. Cô là người đi tiên phong trong việc biểu diễn phục vụ miễn phí cho sinh viên khi thực hiện live show vòng quanh 5 ký túc xá của các trường đại học tại TP.HCM. Liên tục các năm từ 2001-2004 Cẩm Ly luôn được bình chọn là một trong mười ca sĩ được yêu thích nhất của chương trình Làn sóng xanh.
Đặc biệt, đã 15 đi hát, với hàng loạt album, liveshow nhưng Cẩm Ly là một ca sĩ không hề có tai tiếng.
Hà Anh Tuấn
Hà Anh Tuấn là cựu học sinh chuyên Hóa của trường. Từ khi còn là học sinh, anh đã tham gia rất nhiều phong trào văn nghệ của trường cũng như thành phố. Năm 2001 và 2002, anh tham gia và đoạt giải nhất dành cho giọng nam trong cuộc thi học sinh – sinh viên Chú ve con, giải nhất đơn ca trong Liên hoan Tiếng hát học sinh – sinh viên toàn thành năm 2002.
Video đang HOT
Ca sĩ Hà Anh Tuấn trong đêm nhạc vừa diễn ra tại TP.HCM vào tháng 8. Ảnh Lê Tuấn Lữ.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Tuấn thi đậu cùng lúc 2 trường Đại học Ngân hàng, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) và giành một suất học bổng học tại Mĩ. Tuy nhiên với niềm say mê hóa học, anh đã lựa chọn đi du học tại trường Technik Universität, thuộc tiểu bang Hesen của Đức.
Trở về Việt Nam, năm 2006, sau cuộc thi Sao mai điểm hẹn, Hà Anh Tuấn trở thành một ca sĩ có thương hiệu trong làng giải trí Việt Nam.
Uyên Linh
Năm 2010, Uyên Linh không chỉ là niềm tự hào của sinh viên Học viện Ngân hàng, cô còn là cựu học sinh của trường chuyên Lê Hồng Phong, mẹ của Linh cũng là giáo viên dạy Văn ở trường này.
Uyên Linh trong lần trở về thăm trường Lê Hồng Phong.
Ngay sau cuộc thi, dù dính phải nhiều vụ tai tiếng như bị ca sĩ đàn chị Thanh Lam chê giọng hát, bị chê “chảnh”… nhưng cô vẫn lặng lẽ vượt qua và đến thời điểm này đã tạo dựng được sự tin yêu trong công chúng bằng các sản phẩm âm nhạc của mình, tiêu biểu là liveshow Cầm tay mùa hè diễn ra vào năm 2011, với sự kết hợp của chính Thanh Lam và nhạc sĩ Quốc Trung.
Uyên Linh. Ảnh Phụ nữ Today.
Tóc Tiên
Cô gái từng gây ấn tượng với chiều cao 1m7, gương mặt rạng ngời, mái tóc dài, xù tung trong gió cũng là cựu học sinh khóa 2004-2007, chuyên Sinh của trường THPT Lê Hồng Phong. Tiên học giỏi từ cấp một tới cấp 3, năm 2007, cô thi đỗ vào ĐH Y dược TP.HCM.
Ca sĩ Tóc Tiên trong hình ảnh mới. Ảnh Jonh Trần.
Năm 2009, ở thời điểm đang rất hot với nhiều hợp đồng quảng cáo, các dự án âm nhạc, Tóc Tiên gây bất ngờ khi quyết định đi Mỹ du học ngành bác sĩ.
Lan Trinh
Ở trường Lê Hồng Phong, Lan Trinh học chuyên Lý. Năm 2007, cô thi đỗ vào ĐH Ngoại thương với điểm số rất cao. Năm 2009, Lan Trinh lọt top 6 Vietnamidol. Năm 2010, cô lại một lần nữa nằm top 6 của Sao mai điểm hẹn. Trong làng nhạc, cô có biệt danh là “Tắc kè hoa”.
Lan Trinh từng học chuyên Lý ở trường Lê Hồng Phong. (Ảnh 2sao).
Thời gian gần đây, Lan Trinh có vụ lùm xùm trong việc tố bị ông bầu Hoàng Vũ gạ tình.
THIÊN BÌNH
Theo Infonet
Thủ khoa có bước lên thảm đỏ?
Trong số gần 1.000 thủ khoa, chỉ có 107 người về làm việc tại các cơ quan nhà nước. Vì sao?
Trải thảm đỏ đón nhân tài - cụm từ này lặp đi lặp lại 10 năm qua tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong số gần 1.000 thủ khoa được ghi danh vào sổ vàng đặt trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chỉ có 107 người về làm việc tại các cơ quan nhà nước của thành phố. Vì sao?
Các thủ khoa năm 2011 được tuyên dương. Ảnh: Hồng Vĩnh
Tại ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), TS Trịnh Thị Thúy Giang, Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên cho biết: Có khá nhiều thủ khoa, sau khi tốt nghiệp được nhà trường mời ở lại làm giảng viên và gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ký hợp đồng, nhận học bổng, học xong thạc sĩ (Ths), tiến sĩ (TS), người ở lại nước sở tại làm việc, người về nước nhưng lại bỏ ra ngoài làm việc để kiếm tiền số người ở lại nhiệt tâm với công tác giảng dạy là hiếm.
TS Trịnh Thị Thúy Giang chỉ ra: mặc dù, trường ĐHKH Tự nhiên có chính sách thu hút khá tốt đối với nhân tài (chỉ cần là thủ khoa, ký hợp đồng ở lại là có học bổng đi học nước ngoài năm đầu hỗ trợ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà ở /1 tháng ưu tiên làm đề tài nghiên cứu khoa học để vừa có thể nghiên cứu, vừa có kinh phí chủ trì các đề tài...) nhưng mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 15 TS. "Thu nhập mỗi tháng của một giảng viên trẻ chỉ từ 3-4-5 triệu đồng, trong khi làm cho công ty nước ngoài, người tài có thể kiếm mấy ngàn USD/tháng.
Nhà trường có muốn thu hút nhân tài cũng không thể trả nổi số lương khủng như các công ty" - TS Giang chia sẻ.
Thủ khoa khoa Kinh tế học, Phạm Ngọc Quỳnh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân ở lại trường kể rằng: Mỗi năm trường này có khoảng 20 thủ khoa các khoa nhưng đa phần họ chọn cách ra ngoài làm việc tại ngân hàng hoặc các công ty kiểm toán quốc tế. Lý do ở lại, theo Quỳnh vì yêu công việc giảng dạy.
Chia sẻ về thực trạng này, bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội thừa nhận: Trong số 1.000 thủ khoa được vinh danh của Hà Nội. Điểm vướng ở chỗ chỉ có một số có chuyên ngành phù hợp hoặc đơn vị tuyển dụng có biên chế Trong khi, tâm trạng thủ khoa muốn được thử sức ở các cơ quan ngoài để phát huy tốt hơn chưa kể thu nhập cơ quan nhà nước không hấp dẫn.
Theo bà Thùy, để tạo được sự đột phá trong việc "trải thảm đỏ" đón nhân tài, cần phải có sự nỗ lực từ cả 2 phía người sử dụng lao động và thủ khoa.
Sự ưu đãi của thành phố chỉ đạt được phần chế độ tuyển thẳng khi vào làm việc còn lương bổng cao hơn thì khó có thể ngay.
Dù thế nào cũng cần những thủ khoa có niềm say mê thực sự và tâm huyết với công việc. Lúc đó tấm thảm đỏ sẵn sàng trải rộng.
Theo tiền phong
Tiền Giang thi tuyển để chọn hiệu trưởng đại học Ngày 19/6, tiến sĩ Ngô Tấn Lực, Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, cho biết Tỉnh ủy đã quyết định thu hút nhân tài bằng hình thức thi tuyển để chọn hiệu trưởng trường này từ đầu năm 2013. Cuối năm 2012 này, ông Lực sẽ nghỉ hưu. Lãnh đạo tỉnh muốn tổ chức thi tuyển tìm người tài để thay thế chứ...