Chuyện lạ: Từ chối Harvard để theo đuổi giấc mơ Premier League
Không nhiều cầu thủ bóng đá có thể đủ trình độ học vấn để có thể được nhận vào Đại học Harvard, chứ chưa nói tới việc chỉ coi nó là một phương án dự phòng tương lai như tài năng trẻ của Chelsea.
Patrick Bamford, tài năng trẻ xuất thân từ lò đào tạo của Chelsea, chẳng ngại ngần việc gạt cơ hội theo học tại Đại học Harvard danh giá để theo đuổi giấc mơ chơi bóng tại Premier League.
Với Bamford, bóng đá mới là giấc mơ, còn Harvard chỉ là dự phòng
Năm nay mới chỉ 21 tuổi, nhưng Bamford đã sở hữu một dáng vẻ chững chạc và sự thông thái vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Tuyển thủ U21 Anh có thể nói sõi tiếng Đức và Pháp, hiện đang tự học tiếng Tây Ban Nha. Anh chơi ghi-ta thành thạo dựa trên những giáo án miễn phí tại YouTube. Trước đó, Bamford đã chơi được vĩ cầm, kèn saxophone và dương cầm.
Trả lời phỏng vấn của Daily Mail, Bamford không hề giấu giếm: “Tôi đã hoàn thành các chứng chỉ kiến thức và gửi hồ sơ cho một số trường đại học cả trong và ngoài nước từ khi 16 tuổi để đề phòng việc chơi bóng không như ý. Rồi Harvard muốn trao học bổng cho tôi!”
“Mong muốn của tôi vẫn luôn là bóng đá, thế nên khi biết rằng tôi có cơ hội để lên chuyên nghiệp và theo đuổi giấc mơ thì Harvard chỉ còn là một phương án dự phòng.” – Bamford chia sẻ.
Hiện tại, dù thuộc về Chelsea nhưng Bamford đang được cho Middlesbrough mượn. Ở đó, anh được dẫn dắt bởi Aitor Karanka – người từng là cánh tay phải của Jose Mourinho tại Real Madrid.
Video đang HOT
Bao nhiêu người trong số chúng ta có thể từ chối một học bổng Ivy League ở tuổi 16?
Theo VNE
Tỷ phú Trung Quốc hiến tặng 350 triệu đô cho trường Harvard
Khoản tiền 350 triệu đô là món quà lớn nhất trong lịch sử 378 năm của trường đại học giàu có nhất nhì nước Mỹ, Đại học Harvard.
Nhà đầu tư bất động sản Gerald Chan, em trai Chủ tịch tập đoàn Han Lung đã hiến tặng 350 triệu đô cho trường Đại học Y tế Cộng đồng thuộc trường Đại học Harvard.
Khoản tiền này được trích từ một quỹ tài trợ được thành lập bởi tập đoàn Hang Lung và gia tộc họ Chan. Đây được xem là khoản đóng góp lớn nhất trong lịch sử dài 378 năm của trường đại học danh tiếng Harvard
Ông Gerald Chan, cựu sinh viên trường Đại học Harvard, trong bức ảnh chụp tại trường cũ. (Ảnh: WSJ)
Trong thời gian tới, trường đại học Y tế Cộng đồng của Harvard sẽ được đổi tên thành Đại học Y tế công cộng Harvard Tseng Hsi Chan (The Harvard Tseng Hsi Chan School of Public Health). Trường được đặt theo tên của Chan Tseng Hsi - bố của Chủ Tịch Ronnie Chan - người đã sáng lập ra quỹ tài trợ này.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử, một trường đại học trong hệ thống trường Harvard được ghép với tên riêng của một nhân vật. Trước đây từng có tiền lệ một trường khác của hệ thống Harvard được đổi thành John F. Kenedy School of Government, theo tên một vị Tổng thống của Mỹ.
Theo các thông tin ban đầu cho hay, việc hiến tặng này được thực hiện bởi quỹ tài trợ mang tên Morningside Foundation - được thành lập bởi hai người con trai của ông Chan là Ronnie Chan và Gerald Chan. Hai người này đã theo học và nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại trường Havard.
Giáo sư Catherine Drew Gilpin Faust, hiệu trưởng trường Đại học Havard cho biết: "Đây sẽ là món quà đặc biệt từ gia tộc họ Chan mang tới cho Harvard, nó sẽ cho phép trường Đại học Y tế Cộng đồng của Havard có khả năng giải quyết những vấn đề nan giải hiện nay của sức khoẻ loài người, đồng thời nghiên cứu về các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên toàn thế giới.
Quỹ hiến tặng này sẽ được dùng để tập trung vào bốn mối đe doạ của sức khoẻ toàn cầu:
- Những bệnh dịch cũ và mới như sốt rét hoặc Ebola, béo phì hay bệnh ung thư.
- Giải quyết những vấn đề vật lý và môi trường xã hội gây nguy hại đến sức khoẻ loài người, bao gồm tất cả các lĩnh vực từ ô nhiễm môi trường cho đến bạo lực vũ trang.
- Đói nghèo và khủng hoảng nhân đạo.
- Cân bằng lại hệ thống y tế toàn cầu đang trong tình trạng nhiều người bệnh không nhận được sự chăm sóc sức khoẻ thích đáng như hiện nay.
"Thay mặt cho mẹ và các anh em của tôi, tôi muốn bày tỏ sự vui mừng khi tài sản của người cha quá cố của chúng tôi được vinh danh bởi một trường đại học danh tiếng. Khi còn sống, ông ấy luôn là một người đàn ông rộng lượng, là người ủng hộ hết mình cho giáo dục. Ông vẫn có mong muốn hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học để giảm bớt nỗi khổ đau của con nguời" - Gerald Chan nói.
Ông Chan Tseng His thành lập tập đoàn Hang Lung vào năm 1960 và đã đưa nó trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất của Hồng Kông trước khi qua đời vào năm 1986. Hai con trai của ông được tạp chí Forbes xếp hạng là những người giàu thứ 17 của Hồng Kông, với giá trị tài sản lên đến 3 tỷ đô la mỹ.
Những ông lớn của Hồng Kông từ lâu vẫn được biết đến với sự hỗ trợ nhiệt tình đối với ngành y tế và giáo dục. Một trong những đóng góp được xem là kỷ lục là khoản tiền 129 triệu đô la mỹ của Lí Gia Thành, một tỷ phú người Hồng Kông cho trường Đại học Hồng Kông vào năm 2005.
Khoản tiền hiến tặng trường Harvard của gia tộc họ Chan được cho là nhiều gấp đôi so với món quà được ghi vào kỷ lục trước đó là 150 triệu đô la Mỹ từ một tỷ phú người Mỹ vào tháng Hai vừa rồi.
Một số nhà tài phiệt của Hồng Kông đã tài trợ tiền cho các trường đại học nước ngoài: - 1995: Gordon Wu Ying Sheung của Hopewell Holdings trao tặng Đại học Princeton ở New Jersey 100 triệu đô. - 1999: Lui Che Woo của tập đoàn K Wah tặng cho Trung tâm y tế của Đại học Stanford 500 nghìn đô. - 2005: Quỹ tài trợ Lý Gia Thành tặng 40 triệu đô cho Đại họcCalifornia, Berkeley. - 2010: Dickson Poon của Tập đoàn Dickson Concepts trao tặng hơn 10 triệu đô cho các công trình xây dựng của University of Oxford China Center Building - 2012: Dickson Poon tặng cho trường luật của Đại học hoàng gia London hơn 20 triệu đô. - Đến năm 2014, Quỹ Lý Gia Thành lại tiếp tục hiến tặng cho Đại học California ở Berkeley và San Francisco 10 triệu đô.
Theo Thu Phương
Vietnamnet/Scmp
Trò chuyện với nữ sinh Việt 4 lần nhận bằng khen tổng thống Mỹ Lê Ngọc Tường Vân kể: Tính ra đã được 4, 5 năm đi dạy và hiện vẫn đang dạy, tuy có phần ít hơn. Có giai đoạn em dạy tới 20 người, từ TOEFL cho tới toán, hóa học. Ai thuê môn gì thì dạy môn ấy. Du học Mỹ khi vừa học xong lớp 6, bằng sự nỗ lực của chính bản...