Chuyện lạ ở Trường THCS Mỹ Lương (Hà Nội): Chồng ký hợp đồng lao động, vợ đi làm nhận lươn
Bà Trần Thị Yến – Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị tố cáo đã để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý và thu chi trái quy định của nhà nước, trong đó có việc con trai hiệu trưởng ký hợp đồng lao động với nhà trường nhưng không hề có mặt…
Bà Trần Thị Yến – Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Phản ánh với PV, thầy giáo Phùng Tuấn K. (giáo viên Trường THCS Mỹ Lương) cho biết, nhiều năm nay, hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch thu – chi có nhiều nội dung không đúng chỉ đạo của cấp trên.
Tại biên bản làm việc giải quyết đơn thư tố cáo ngày 2.7.2012 có xác nhận của UBND xã Mỹ Lương cũng nêu rõ về một số sai phạm của hiệu trưởng nhà trường trong quá trình quản lý: Việc trích trả phần trăm cho các giáo viên giảng dạy là chưa thỏa đáng; cắt một số buổi học bồi dưỡng của học sinh…
Theo phản ánh của thầy Phùng Tuấn K, tình trạng thu chi trái quy định kéo dài trong các năm học 2011-2012 đến nay nhưng không được cơ quan giáo dục huyện Chương Mỹ làm rõ.
Không chỉ bị tố cáo sai phạm, thiếu minh bạch trong vấn đề thu chi, bà Trần Thị Yến còn bị tố cáo lạm dụng chức vụ làm trái quy định trong chi trả tiền lương. Cụ thể, trong đơn nêu rõ: Đề nghị làm rõ hợp đồng lao động của anh Nguyễn Tuấn Tiệp (con trai hiệu trưởng) không có mặt ở trường thực hiện công việc nhưng vẫn hưởng lương hàng tháng với số tiền là 1.500.000 ồng trong bảng lương của nhà trường.
Ngoài ra, một số trường hợp cán bộ giáo viên khác cũng không có mặt tại trường trong suốt một thời gian dài nhưng vẫn có tên trong bảng lương.
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Trần Thị Yến còn bị tố đã có hành động “bạo lực học đường” đối với hai em học sinh lớp 6B.
Theo thầy K, những sự việc trên diễn ra trong nhiều năm liền. Mặc dù, ông K nhiều lần đưa ra ý kiến trong cuộc họp nhưng không được tập thể lãnh đạo nhà trường ghi nhận.
Liên quan đến những vấn đề thu chi tài chính thiếu minh bạch và dấu hiệu sai phạm trong công tác quản lý nói trên, trao đổi với PV, bà Trần Thị Yến – Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Lương cho biết: “Vấn đề thu chi năm 2012 đã có văn bản làm việc và nhà trường cũng rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, những năm học sau, nhà trường luôn thu đúng theo quy định đã đề ra và được sự nhất trí của phụ huynh học sinh”.
Bà Yến cũng thừa nhận việc có “tát” và “xách tai” 2 học sinh vì đi muộn chứ không phải vì ghét bỏ hay trù dập.
Lý giải về hợp đồng lao động của anh Nguyễn Tuấn Tiệp (con trai), bà Yến cho biết, trước đó, anh Tiệp ở nhà nên đã xin vào làm công tác vệ sinh trong trường. Sau, anh Tiệp đi làm xa thì chuyển cho vợ anh Tiệp làm, tuy bảng lương vẫn đứng tên anh Tiệp nhưng người lao động và nhận công là vợ (?)
Chúng tôi sẽ trở lại sự việc.
Theo Laodong.vn
12 giáo viên ở Phú Yên kiện trưởng phòng giáo dục
Cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động là trái luật, 12 giáo viên đã khởi kiện bà Trương Thị Dân, Trưởng phòng Giáo dục huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, để đòi quyền lợi.
ảnh minh họa
TAND huyện Tây Hòa (Phú Yên) vừa ra quyết định đưa vụ việc "Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt HĐLĐ" ra xét xử công khai đầu tháng 2/2018.
Theo đó, 12 giáo viên là nguyên đơn khởi kiện bà Trương Thị Dân vì cho thôi việc trái pháp luật, đồng thời yêu cầu bồi thường tổn thất.
Anh Huỳnh Đức Thành (giáo viên trường THCS Lê Hoàn) cho biết: "Việc Trưởng phòng Giáo dục huyện Tây Hòa cho tôi thôi việc là trái pháp luật, đã gây tổn thất lớn cho tôi về tinh thần. Do đó, người này phải bồi thường cho tôi số tiền bằng 5 tháng lương cơ bản".
Cũng như các giáo viên khác, anh Thành đề nghị tòa án yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa chi trả phụ cấp đứng lớp từ năm 2011 đến nay, hủy thông báo thôi hợp đồng làm việc nhận anh vào giảng dạy trở lại và ký hợp đồng không xác định thời hạn theo đúng quy định.
Tuy vậy, anh Thành không đồng tình rằng bị đơn trong vụ án dân sự này mà các giáo viên khởi kiện là bà Trương Thị Dân - Trưởng phòng Giáo dục huyện Tây Hòa. Tuy nhiên, tại quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND huyện Tây Hòa lại ghi là phòng GD&ĐT.
Trước đó, giữa tháng 8/2017, Phòng Giáo dục Tây Hòa ra thông báo, gửi 51 giáo viên (trong đó 36 giáo viên bị thôi HĐLĐ từ ngày 15/8/2017 và 15 giáo viên còn lại sẽ bị thôi HĐLĐ từ ngày 31/1).
Hầu hết giáo viên này làm việc từ năm 2011 đến nay. Cho rằng quyền lợi bị ảnh hưởng, nhiều người đã gửi đơn khiếu nại, đề nghị giải quyết cho họ được giữ lại giảng dạy lâu dài nhưng không được xem xét.
Anh Lương Văn Chinh - nguyên giáo viên Tin học trường THCS Nguyễn Tất Thành (huyện Tây Hòa) - cho biết Phòng Giáo dục huyện Tây Hòa ký với anh đến bốn hợp đồng (1 năm, 3 năm, 1 năm và 1 năm) là sai so với quy định của Luật Lao động.
Các giáo viên nộp đơn kiện trưởng phòng giáo dục. Ảnh: Tiền Phong.
"Lẽ ra, sau hai hợp đồng trước đó, tôi phải được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đáng nói là trong số 51 giáo viên bị ra thông báo cắt hợp đồng lao động, có người đang nuôi con nhỏ... Tuy vậy, họ vẫn bị cắt hợp đồng khiến tinh thần suy sụp", anh Chinh bức xúc nói.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 26/9, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp UBND huyện Tây Hòa kiểm tra, rà soát.
Ngoài hai trường hợp là bà Ngô Thị Thu và Trần Thị Hiền đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, còn có trường hợp nào khác mà theo quy định pháp luật không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Hướng giải cụ thể đối với các trường hợp này như thế nào? Đồng thời, báo cáo rõ tới thời điểm này đã chấm dứt hợp đồng lao động bao nhiêu trường hợp.
Căn cứ khoản 2, Điều 22 Bộ Luật Lao động, ông Nguyễn Chí Hiến - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - yêu cầu Sở Nội vụ và UBND huyện Tây Hòa có ý kiến và đề xuất cụ thể hướng xử lý đối với việc ký kết hợp đồng có thời hạn không được vượt quá hai lần. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục huyện Tây Hòa lại ký hợp đồng phần lớn trên hai lần mà không chuyển qua hợp đồng không xác định thời hạn.
UBND tỉnh cũng yêu cầu rà soát việc giải quyết các chế độ cho những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đã đúng và đảm bảo theo quy định pháp luật chưa?
Theo Zing
Chiến lược quản lý bằng facebook của các trường đại học TS Nguyễn Thị Thanh Hương- Học viện Quản lý Giáo dục, các trường đại học có thể sử dụng facebook như là một trong những chiến lược hoạt động của nhà trường. Facebook của trường, phải trở thành môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả của sinh viên. Facebook - công cụ hỗ trợ đắc lực của nhà trường Facebook của chủ...