Chuyện lạ ở Thủ đô: Học sinh nghỉ 2 ngày, giảm 8 tiết mỗi tuần

Theo dõi VGT trên

Con đã vào lớp Một nhưng mỗi ngày thứ Hai và thứ Ba, chị Hương (khu đô thị Tây Nam Linh Đàm), vẫn phải đưa con đến trường mầm non để học với các bé 5 tuổiTrường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của con chị nghỉ học luân phiên.

Chuyện lạ ở Thủ đô: Học sinh nghỉ 2 ngày, giảm 8 tiết mỗi tuần - Hình 1


Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) trong ngày khai giảng. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam )

Học ngày nghỉ, nghỉ ngày học

Năm học này, Trường Tiểu học Chu Văn An chỉ có bốn lớp 5 ra trường nhưng lại nhận đến 23 lớp Một, với 1.149 học sinh, là trường có số lượng học sinh đông nhất Thủ đô. Số lượng học sinh lớp Một tăng đột biến đã gây áp lực lên cơ sở vật chất của trường, vượt quá số phòng học hiện có. Vì thế, để đảm bảo việc học cho học sinh, toàn trường phải giảm số giờ học.

Thay vì được học đủ 5 ngày, tương đương 10 buổi, mỗi tuần như chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các lớp chỉ được học 4 ngày/tuần với 8 buổi/tuần và phải học luân phiên cả thứ Bảy, nghỉ hai ngày giữa tuần.

Mỗi lớp đều bị giảm 2 buổi/tuần, tương đương với 8 tiết học, so với chương trình. “Con tôi học lớp Một. Lịch học của cháu là thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy. Có lớp lại học thứ Hai, thứ Ba, nghỉ thứ Tư, thứ Năm và học tiếp ngày thứ Sáu. Ngày đúng ra phải đi học thì con nghỉ, ngày nghỉ thì con đi học,” chị Thanh M. chia sẻ.

Nhiều phụ huynh của trường rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở” khi có đến hai con học cùng trường và phải nghỉ luân phiên đến 4 ngày. “Tuần có 5 ngày thì có 4 ngày con phải nghỉ học ở nhà, con nhỏ nghỉ thứ Hai, thứ Ba, con lớn nghỉ thứ Tư, thứ Năm, bố mẹ đau đầu tính toán vì không thể nghỉ việc ở nhà trông con,” chị Thu H. chia sẻ.

Vừa học tiểu học, vừa học mầm non

Việc học sinh nghỉ học luân phiên vào các ngày giữa tuần đã khiến cho các phụ huynh không khỏi đau đầu khi con nghỉ mà bố mẹ vẫn phải đi làm.

Xung quanh trường cũng mọc lên hàng loạt dịch vụ đưa đón, chăm sóc, dạy học trong những ngày nghỉ luân phiên của các trung tâm, các trường mầm non, để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.

Giá dịch vụ một ngày dao động từ 130.000 đến 150.000 đồng.

“Hai ngày nghỉ, tôi đành cho con về lại trường mầm non cũ học cùng các em 5 tuổi. Đầu tuần học mầm non, cuối tuần học tiểu học. Giá mỗi ngày là 150.000 đồng. Mỗi tháng, ngoài tiền học tiểu học, bố mẹ lại phải chi thêm 1,2 triệu đồng cho con học lại mầm non,” chị Thu P., một phụ huynh học sinh lớp Một ngao ngán nói.

Video đang HOT

Chuyện lạ ở Thủ đô: Học sinh nghỉ 2 ngày, giảm 8 tiết mỗi tuần - Hình 2

Với số lượng học sinh lớp Một đông nhất Hà Nội, Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai) chịu nhiều áp lực về cơ sở vật chất. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnam )

Bài toán kinh tế càng nặng nề hơn đối với những phụ huynh có đến hai con cùng học trường này. Chị Thu H. cho biết, chị phải gửi con ở một trung tâm với chi phí 150.000 đồng/ngày.

“Tưởng học trường công sẽ giảm bớt chi phí nhưng lại phát sinh thêm đến 2,5 triệu đồng mỗi tháng, bằng một phần ba tiền lương của mẹ, chưa kể tiền học ở trường, các khoản học thêm,” chị H. chia sẻ.

Cắt môn kỹ năng, chèn giờ học thêm

Cũng theo chị H., vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất là với việc cắt bớt thời lượng học đến 8 tiết/tuần, liệu chương trình học của con có đáp ứng được yêu cầu hay không?

“Đặt câu hỏi này với giáo viên chủ nhiệm thì cô giáo cho biết các con sẽ vẫn được đảm bảo chương trình các môn học chính, nhưng sẽ phải cắt bớt giờ học các môn kỹ năng. Tôi thấy rất tội nghiệp cho con,” chị H. nói.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều phụ huynh bức xúc là dù giờ học chính của học sinh bị giảm xuống nhưng các tiết học thêm vẫn được nhà trường tự ý xếp vào thời khóa biểu chính thức mà không hề hỏi ý kiến phụ huynh.

“Tiếng Anh Bình Minh [học tiếng Anh liên kết với Trung tâm Bình Minh-PV] học hai tiết mỗi tuần và xếp xen vào các môn học chính, khiến phụ huynh không muốn cho con học cũng khó. Trường cũng có hai buổi ghi thời khóa biểu là Quản lý cuối ngày, là thời gian kết thúc giờ học chính thì giáo viên trông thêm ngoài giờ. Như vậy, học sinh có đến 4 tiết học thêm nhưng trường không hỏi ý kiến phụ huynh mà tự ý đưa vào lịch học. Vì sao có đến 4 tiết học thêm ngoài chương trình nhưng nhà trường lại cắt tới 8 tiết học chính của các con?” – chị Thanh N. bức xúc.

Cũng theo chị Thanh N., trường tự ý xếp lịch học các môn học thêm nhưng không công bố với phụ huynh đây là chương trình học thêm và không công bố học phí. Chỉ khi trao đổi với các phụ huynh khóa trên, chị mới mới biết đó là học thêm ngoài chương trình, phải mất phí.

“Khi đó, tôi hỏi lại giáo viên mới biết là phụ huynh không có nhu cầu thì không đăng ký. Giáo viên cũng không biết năm nay học phí mỗi tháng là bao nhiêu. Theo lời các phụ huynh khóa trên thì tiền tiếng Anh là 140.000 đồng/tháng, tiền quản lý cuối ngày là 240.000 đồng/tháng. Mỗi lớp trung bình 50 học sinh thì đây là khoản tiền không nhỏ,” chị N. cho biết.

Bức xúc của chị Thanh N. cũng là nỗi niềm của rất nhiều phụ huynh.

“Con tôi năm nay đã học lớp 3, bắt đầu có chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng trường vẫn tự ý xếp lịch học tiếng Anh Bình Minh. Sau hai năm lớp Một và Hai, tôi thấy chương trình này không hiệu quả, trong khi chương trình học của con lại bị cắt giảm vì phải nghỉ học luân phiên,” chị T. nói.

Cũng theo chị T., các vấn đề bức xúc sẽ được phụ huynh kiến nghị nhà trường giải quyết trong đợt họp phụ huynh đầu năm sắp tới./.

Theo vietnamplus

Áp lực quá tải học sinh ở thành thị

Năm học này, chủ đề sĩ số lớp học đầu cấp quá đông, đặc biệt là lớp 1 ở Hà Nội và TP.HCM đang khiến dư luận xôn xao.

Áp lực quá tải học sinh ở thành thị - Hình 1

Năm học này, học sinh tăng mạnh nhất ở bậc tiểu học, đặc biệt lớp 1 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

69 học sinh/lớp

Phụ huynh chỉ đích danh Trường tiểu học Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân (Hà Nội) có 9 lớp 1 thì trong đó 7 lớp sĩ số trung bình 69 học sinh (HS), 2 lớp sĩ số 68 HS. Các HS phải chen chúc 3 em 1 bàn, trong khi bàn chỉ thiết kế tối đa cho 2 em.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên về vấn đề này, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Thanh Xuân, cho biết toàn quận năm nay tăng khoảng hơn 1.200 HS vào lớp 1 so với năm trước. Như vậy sẽ cần khoảng 300 phòng học để đáp ứng số lượng tăng đột biến này. Các trường "cố gắng tối đa" cơ sở vật chất để làm phòng học nhưng vẫn không tránh khỏi quá tải ở một số trường. "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không để sĩ số lên tới 68 - 69 HS/lớp mà đã yêu cầu bố trí phòng học để giảm sĩ số, tối đa chỉ cho phép 52 - 53 HS/lớp", ông Hữu phân trần.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Hà Nội, cũng thừa nhận việc quá tải trường lớp, nhất là với lớp 1 khiến sĩ số ở không ít trường tiểu học các quận như: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân... bị quá tải, lên tới 60 HS/lớp. Trong khi đó, điều lệ trường tiểu học quy định mỗi lớp có không quá 35 HS.

Ông Tiến lý giải năm nay do sức ép di dân cơ học tại các khu đô thị mới đồng thời với quan niệm dân gian về "năm sinh đẹp" đã khiến cho số HS vào lớp 1 tăng hơn 38.000 so với năm học 2016 - 2017.

Áp lực quá tải học sinh ở thành thị - Hình 2

Số học sinh ở TP.HCM tăng cao trong năm học 2018 - 2019 - BIỂU ĐỒ: VÕ BA

Lo chất lượng dạy học giảm

Nhận định về năm học mới 2018 - 2019, lãnh đạo Sở GD- ĐT TP.HCM, nói rằng đây là một năm mà các trường học phải đối mặt với áp lực số lượng HS do tác động bởi việc tăng dân số cơ học. Theo thống kê, toàn TP tăng khoảng 67.000 HS ở tất cả các bậc học, trong đó bậc mầm non tăng 20.225, tiểu học tăng 26.812, THCS tăng 10.406 và THPT tăng 9.791. Năm học trước, số HS tăng khoảng 55.000.

Số HS tăng nhiều ở bậc mầm non và tiểu học. Đặc biệt, tập trung tại các quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, những địa phương đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, chịu ảnh hưởng tình trạng nhập cư.

Đơn cử, tại Q.Bình Tân, năm học 2018 - 2019 số HS lớp 1 có khoảng 14.000, tăng 5.866 HS tương ứng với việc cần 84 phòng học một buổi hoặc 168 phòng học 2 buổi. Trong khi đó, quận này chỉ tăng 11 phòng học tại Trường tiểu học Ngô Quyền. Áp lực khiến có những quận, huyện, sĩ số HS/lớp vượt cao so với chuẩn, có nơi đến 50 HS. Thực tế này đã phần nào hạn chế công tác quản lý và chất lượng giảng dạy. Đồng thời dẫn đến tỷ lệ HS tham gia học 2 buổi/ngày giảm, điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện... đều co hẹp. Việc gia tăng số HS dẫn đến tăng cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách TP.

Ở Q.Bình Tân, để đảm bảo 100% HS có chỗ học, không chỉ phải giảm tỷ lệ học 2 buổi, bán trú mà ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD thông tin, dự kiến sĩ số lớp 1 trung bình toàn quận sẽ là 46 HS/lớp. Đặc biệt có những trường sĩ số sẽ rất cao, hơn 50 HS/lớp như tiểu học An Lạc 1, Lê Công Phép, Bình Trị 1, Bình Trị 2, Bình Long, Bình Tân...

Tăng quỹ đất, đầu tư xây dựng phòng học

Để giải quyết tình trạng quá tải, ông Phạm Xuân Tiến cho biết Sở GD-ĐT Hà Nội đã đề nghị các quận huyện tìm mọi giải pháp, tận dụng tối đa các phòng trống, phòng chức năng... để làm phòng học cho HS. Bên cạnh đó, Sở cũng kiến nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các địa phương, nhất là với các quận, khu đô thị và các khu chung cư trong việc tăng cường quỹ đất, đầu tư xây dựng thêm phòng học để giảm sĩ số HS mỗi lớp, bảo đảm ít nhất không quá 45 HS/lớp.

Theo thông tin của Sở GD-ĐT TP.HCM, để đảm bảo 100% HS có chỗ học, đến ngày 5.9, sẽ có 882 phòng học mới đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư khoảng 2.336 tỉ đồng. Số phòng tăng ở mỗi bậc học là: mầm non 272 phòng, tiểu học 369 phòng, THCS 116 phòng... Bình quân mỗi năm TP.HCM tăng 60.000 HS, Sở đề xuất TP tiếp tục ưu tiên bố trí vốn nâng cấp, mở rộng và duy tu các phòng học, đảm bảo đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 người dân trong độ tuổi đi học.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường học, trong năm học mới, TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng cho phép TP thực hiện thí điểm các dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất được nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án. Song song đó cần phải tăng biên chế giáo viên đáp ứng số phòng học mới.

Nhiều địa phương không đảm bảo quỹ đất cho giáo dục

Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT, hạn chế đầu tiên được chỉ ra là công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn chưa phù hợp, thiếu trường lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non. Nguyên nhân một phần là một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch, không đảm bảo quỹ đất sạch để xây dựng cơ sở giáo dục, chưa thực hiện tốt trách nhiệm phát triển trường lớp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra còn do tình trạng di dân từ nông thôn đến các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp.

Tuyết Mai

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ khóa 'ca sĩ Chi Dân' tăng vọt trên top tìm kiếm
06:26:40 10/11/2024
Sao nam bị 200 đoàn phim từ chối vì "đôi môi như xúc xích", giờ là siêu sao được các minh tinh giành giật
07:30:40 10/11/2024
Kỳ Duyên phải bỏ phần thi quan trọng ở Miss Universe?
06:20:33 10/11/2024
Chi Dân phản ứng thế nào về bức ảnh gây sốc MXH?
05:56:45 10/11/2024
Đưa vợ về ngoại trả, bố vợ dùng mảnh đất trị giá 2 tỷ để vỗ về con rể nhưng tôi nói một câu khiến cả nhà ngây người
08:00:29 10/11/2024
Chồng thường xuyên chuyển tiền cho "người đặc biệt", biết danh tính mà tôi tức điên người, đưa ra quyết định khiến chồng xám ngoét mặt mày
07:47:16 10/11/2024
MC quốc dân lộ phát ngôn phân biệt giới tính?
05:59:53 10/11/2024
Tài tử "Trái tim mùa thu" lịch lãm, bảnh bao xuất hiện tại Hà Nội
08:11:39 10/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Món bánh nhất định chị em phụ nữ nên ăn trong mùa đông này, vừa tốt cho khí huyết lại giúp dưỡng da trắng mịn

Ẩm thực

11:14:08 10/11/2024
Khám phá công thức làm bánh hạt óc chó và táo đỏ - một sự kết hợp tinh tế của vị ngọt và hương thơm quyến rũ giúp chị em dưỡng da hiệu quả từ sâu bên trong.

Hé lộ không gian sống và cơ ngơi đồ sộ của ca sĩ Vy Oanh

Sáng tạo

11:07:36 10/11/2024
Nữ ca sĩ Vy Oanh và ông xã đại gia Lê Thiện sở hữu nhiều bất động sản khác nhau, trong đó cặp đôi chủ yếu sinh sống ở căn biệt thự trắng 4 tầng nằm tại quận 2 (TP.HCM).

Messi thăng hoa, Inter Miami vẫn bị loại ở MLS Cup

Sao thể thao

11:03:18 10/11/2024
Messi thăng hoa với 1 bàn thắng cùng cú sút tạo nên bàn thắng còn lại nhưng Inter Miami vẫn phải nhận trận thua 2-3 trước Atlanta United và bị loại ở MLS Cup 2024.

Ngỡ ngàng cô giáo mầm non dùng cách này đánh thức các bé dậy, hành động của bé gái khiến dân mạng gọi "idol"

Netizen

10:57:01 10/11/2024
Ba mẹ có bao giờ băn khoăn không biết các con của mình sẽ thức dậy sau giờ ngủ trưa bằng cách nào không? Để tỉnh táo sau giấc ngủ cũng phải mất khoảng 10-15 phút, cô và các trò đã làm gì để bắt đầu các tiết học buổi chiều.

Dinh dưỡng can thiệp - 'trợ thủ' đắc lực trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em

Sức khỏe

10:51:05 10/11/2024
Hội thảo được diễn ra vào ngày 9/11/2024 tại Viện Dinh dưỡng quốc gia, thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của hàng trăm bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa đến từ các cơ sở y tế của các tỉnh, thành khu vực miền Bắc.

Jennifer Lopez luôn có vệ sĩ điển trai bên cạnh

Sao âu mỹ

10:04:30 10/11/2024
Ngôi sao điện ảnh Jennifer Lopez được chụp ảnh ở London, Anh hôm 7.11 khi bước ra khỏi một chiếc xe màu đen và nắm lấy tay người đàn ông tóc vàng cơ bắp để giúp cô giữ thăng bằng.

10 công thức mặc đẹp tới công sở khi giao mùa

Thời trang

09:58:41 10/11/2024
Muốn không phải suy nghĩ nhiều nhưng vẫn có được những bộ trang phục sành điệu, thanh lịch và phù hợp với thời tiết, nàng công sở nên tham khảo 10 cách phối đồ sau đây:

Toàn cảnh phiên toà phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan sau 1 tuần xét xử

Pháp luật

09:55:00 10/11/2024
Ngày 12-11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành đề nghị mức hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan cùng 47 người khác trong vụ án.

3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:49:24 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, 2 xe máy (chưa rõ biển kiểm soát) đi cùng chiều đã va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại, các nạn nhân bị văng ra xa, phương tiện hư hỏng nặng.

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 10/11/2024: Bạch Dương có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

09:45:57 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lộ thiệp cưới của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi

Sao việt

09:40:42 10/11/2024
Thiệp cưới cặp đôi có màu trắng kem, được thiết kế sang trọng và tỉ mỉ, bên ngoài có dòng chữ Long - Vân để tạo nét ấn tượng riêng.