Chuyện lạ cầm chưa đến 30.000 đồng có thể sở hữu căn nhà ở nền kinh tế top 10 thế giới, người mua thở phào: “Tôi mừng vì không chốt”
“Thành thật mà nói, chương trình nhà ở giá rẻ chỉ phù hợp với một số người”, người phụ nữ chia sẻ.
Năm 2023, Callie Riemann và chồng chuyển đến Italy vì công việc. Họ phân vân giữa việc thuê một căn hộ giá 500 euro với việc mua một căn nhà giá 1 euro. Lựa chọn thứ hai thoạt nghe có vẻ hợp lý .
Kế hoạch nhà giá 1 euro này đã có từ nhiều năm. Một số thành phố của Italy bán nhà ở giá 1 euro để thu hút các gia đình trẻ, doanh nghiệp và người nước ngoài đến hồi sinh nền kinh tế tại các thị trấn.
Cuối cùng, Callie và chồng quyết định mua nhà, nhưng không phải những căn có giá 1 euro. Ngôi nhà nông trại mà họ mua đắt hơn nhiều so với giá 1 euro.
Họ đã lên các diễn đàn Quora và Reddit để tìm hiểu thông tin. Ban đầu, họ nhận thấy những rủi ro từ việc mua ngôi nhà cũ. Người mua có thể mất thêm nhiều tiề.n để cải tạo những căn nhà xuống cấp. Thêm vào đó, họ phát hiện mỗi thành phố đều có các điều khoản riêng để mua những ngôi nhà này. Yêu cầu bao gồm người mua phải khởi nghiệp, hoàn thành việc cải tạo trong vòng 2-6 năm hoặc sống trong ngôi nhà ít nhất 6 tháng trong năm.
Căn nhà mà Callie chọn mua rộng gần 290 mét vuông, có thể dọn vào ở ngay, với giá khoảng 30.400 USD. Ngôi nhà nằm ở Sant’Elia a Pianisi một thị trấn miền núi nhỏ ở miền Nam Italy với dân số chỉ 1.000 người.
Tuy nhỏ, thị trấn này vẫn có những gia đình trẻ, nhà hàng, cửa hàng, trường học, thư viện. Thêm vào đó, trong kỳ nghỉ hè tháng 8, dân số của thị trấn tăng gấp ba lần.
Callie cho biết người dân thị trấn rất tốt bụng. Mọi người đều nồng nhiệt chào đón cư dân mới, thậm chí mang tặng những món quà như pho mát tự làm, lựu, bí và mận trồng tại nhà.
“Thành thật mà nói, tôi nghĩ chương trình nhà ở 1 euro có thể tuyệt vời đối với một số người miễn là họ biết rõ các điều khoản”, Callie chia sẻ. Cô cho biết thêm rằng người mua nên thuê luật sư bất động sản dày dặn kinh nghiệm. Từ đó, họ có thể giảm thiểu rủi ro khi mua nhà ở một quốc gia xa lạ với ngôn ngữ chính không phải tiếng mẹ đẻ của mình.
Bí ẩn nhà cổ đầy cỏ dại ở Sài Gòn, chủ xây xong 3 năm mới làm được cửa chính
Lọt thỏm trong khuôn viên 4 bề nhiều cỏ dại, căn nhà hơn trăm tuổ.i của gia tộc giàu có bậc nhất làng "tăng người giàu" tại Sài Gòn xưa từng được nhận định là một trong những nhà cổ đẹp nhất TP Thủ Đức.
Trăm năm nhà cổ
Dưới chân con dốc ngắn thuộc phường Tăng Nhơn Phú A (TP Thủ Đức, TPHCM), ngôi nhà cổ trăm tuổ.i nổi bật giữa khu đất vuông vức, rộng khoảng 4.000m2. Đây là ngôi nhà được cụ Nguyễn Văn Giác (1875-1970) xây dựng.
Hiện ngôi nhà được ông Nguyễn Minh Luận (67 tuổ.i, cháu nội cụ Giác) quản lý. Ông Luận cho biết: "Ngôi nhà này được xây dựng từ thời ông nội của tôi.
Ngôi nhà cổ lọt thỏm giữa bốn bề cây cỏ.
Video đang HOT
Tôi nghe kể rằng ông nội tự vẽ thiết kế, rồi ra Huế mời nhóm thợ khoảng chục người vào xây dựng. Nhà được dựng theo kiểu nhà rường Huế.
Căn nhà được dựng suốt mấy năm ròng. Có điều lạ là, dù nhà dựng xong đã lâu nhưng ông nội tôi không làm được bộ cửa chính.
Phải 3 năm sau, căn nhà mới có bộ cửa bằng gỗ như bây giờ. Nguyên nhân của việc này là gì, đến giờ tôi cũng không biết".
Phía trước, ngôi nhà có bức tường với hệ thống cột, cửa vòm được trang trí bằng các họa tiết đắp nổi.
Căn nhà của cụ Giác có diện tích xây cất khoảng 500m2 với 3 gian, 2 chái, tiêu biểu cho kiểu kiến trúc nhà rường Huế. Phía trước căn nhà là bức tường với hệ thống cột, mái vòm.
Bức tường và hàng cột tại đây được trang trí bằng các họa tiết đắp nổi đẹp mắt theo phong cách châu Âu. Sau bức tường này, căn nhà được dựng bằng gỗ quý.
Ông Luận khẳng định, trong lúc dựng nhà, thợ mộc không sử dụng đinh. Thay vào đó, những người thợ chỉ dùng kỹ thuật ghép mộng để kết nối hệ thống kèo cột, vách gỗ...
Các họa tiết trang trí trên bức tường phía trước nhà mang phong cách châu Âu.
Bên trên bộ cửa chính là vách gỗ được chạm lộng các họa tiết tinh xảo, hài hòa, vừa để trang trí vừa có tác dụng lấy sáng cho căn nhà. Các vì kèo cũng được chạm khắc hình linh vật, họa tiết mềm mại, đẹp mắt.
Bên trong nhà là hệ thống cột tròn từ gỗ quý. Dù đã ngoài trăm năm, những cây cột này vẫn không có dấu hiệu hư mục mà càng lên nước, bóng mượt theo thời gian.
Vách gỗ trên cửa trước được chạm lộng đẹp mắt vừa để trang trí, vừa có tác dụng lấy sáng cho ngôi nhà.
Căn nhà được ngăn đôi bởi vách gỗ chạm lộng, cẩn xà cừ lấp lánh. Trước và trên bức vách này, gia đình ông Luận đặt các ban thờ Phật và cụ Giác. Phía sau vách có bàn thờ vợ của cụ Giác.
Toàn bộ nền nhà được lót bằng gạch lục giác màu đỏ. Theo giới chuyên môn, đây là loại gạch hiếm gặp trong những căn nhà cổ khác tại TPHCM.
Vì kèo của ngôi nhà được chạm khắc tinh xảo, họa tiết mềm mại đẹp mắt.
"Làng tăng người giàu"
Phía sau nhà cổ còn có một nhà khác được gọi là nhà sau. Nhà sau cách nhà trước bởi giếng trời, nơi từng trồng nhiều loại hoa cảnh quý.
Theo ông Luận, ngày xưa, chỉ có đàn ông mới được sinh hoạt ở nhà trước. Nữ giới, người giúp việc chỉ được sinh hoạt ở nhà sau. Hiện, căn nhà sau vẫn còn nhưng đã xuống cấp, dùng làm kho chứa đồ.
Toàn bộ căn nhà đều được làm từ gỗ quý.
Trước đây, ngôi nhà cổ được người chú của ông Luận chăm sóc. Năm 1975, ông Luận được gia đình giao nhiệm vụ bảo quản căn nhà.
Ngày dọn đến ở, ông Luận cảm thấy áp lực, lo lắng bởi căn nhà quá rộng lại có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian, cần số tiề.n lớn để trùng tu.
Ban thờ cụ Nguyễn Văn Giác, người xây dựng ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp, độc đáo.
Ông Đặng Văn Quang (72 tuổ.i, Trưởng khu phố 20, phường Tăng Nhơn Phú A) cho biết, trước kia nơi đây được gọi là làng Tăng Nhơn Phú, nghĩa là làng "tăng người giàu".
Cụ Nguyễn Văn Giác là một trong những người giàu có nhất làng Tăng Nhơn Phú xưa, được dân làng gọi là "ông huyện Giác".
Nhà sau, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của phụ nữ, người giúp việc ngày trước.
Ngày nhỏ, ông Quang thường đến khu vực nhà cụ Giác chơi. Ấn tượng của ông về căn nhà này rất sâu đậm.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, có bậc thềm cao ngang đầu mình, ông Quang thích nhất khoảng sân giữa nhà trước và nhà sau của căn nhà cổ bởi nơi đây có hòn non bộ, hồ cá và đủ loại hoa cảnh.
Ông Luận giới thiệu bức ảnh cụ Nguyễn Văn Giác ngồi chụp ảnh tại khoảng sân giữa nhà trước và nhà sau .
"Lúc tôi 15-16 tuổ.i, ông Giác vẫn còn khỏe mạnh. Ông thường mặc bộ bà ba trắng, râu tóc bạc phơ, đứng uy nghi trên hiên nhà", ông Quang nhớ lại.
Phần sân phía trước và hai bên ngôi nhà cổ ngập nước khiến cỏ dại mọc um tùm, không thể đi lại.
Một thời, ngôi nhà của cụ Giác từng được nhận định là một trong những nhà cổ đẹp nhất TP Thủ Đức. Hiện nay, phần đất xung quanh căn nhà ngập nước khiến cỏ dại mọc um tùm.
Sau nhiều năm, cây cỏ gần như bao phủ 3 mặt căn nhà cổ. Khoảng sân rộng trước căn nhà cũng chìm trong nước, không thể đi lại.
Dù vậy, vẻ đẹp của căn nhà vẫn nổi bật giữa 4 bề cây cỏ, khiến khách tham quan vừa thích thú vừa có cảm giác tiếc nuối khi đến thăm.
Hình ảnh ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp, đặc sắc xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp khiến nhiều người tiếc nuối.
Kỳ lạ: Bố mẹ để lại nhà cho 4 anh chị em nhưng ai cũng từ chối nhận Dù người mẹ quyết định cho 4 đứa con thừa kế căn nhà mình đang ở nhưng mọi người đều lần lượt từ chối lời đề nghị này với những lý do khác nhau. Ảnh minh họa. Một người đàn ông 25 tuổ.i, sống ở Đài Loan sau khi chia sẻ câu chuyện về gia đình mình lên trang Dcard đã thu hút...