Chuyện lạ: Bỏ lương cao về chăn ruồi mà kiếm bộn tiền
Anh Nguyễn Chí Cảnh ở xã An Nhơn Tây ( huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong số những người tiên phong nuôi ruồi đạt hiệu quả cao. Việc nuôi ruồi lính đen lấy trứng và ấu trùng cung cấp cho thị trường làm thức ăn chăn nuôi đã giúp cho anh có thu nhập ổn định.
Hiện trung bình một kg trứng ruồi được bán với giá 15-20 triệu đồng, trong khi trước đó, có thời điểm một kg trứng có giá gần 40 triệu đồng.
Khu vực nuôi ruồi lính đen trưởng thành đẻ lấy trứng được bố trí khép kín bằng lưới mùng để ruồi không bay ra ngoài cùng hệ thống phun sương làm mát.
Bên trong chiếc lưới mùng được chắn kín kẽ, hàng triệu con ruồi lính đen đang đu mình trên những tấm bạt được cắt nhỏ treo lủng lẳng, số khác bay đen đặc cả một góc mùng, sẵn sàng bám lấy khi có người bước chân vào.
Thời gian gần đây, phong trào nuôi ruồi lính đen phát triển mạnh tại huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Đây là loại ruồi có giá trị kinh tế cao, không gây hại cho môi trường.
Anh Cảnh cùng với bầy ruồi lính đen lấy trứng của mình.
Việc nuôi ruồi lính đen lấy trứng và ấu trùng cung cấp cho thị trường làm thức ăn chăn nuôi đã giúp cho anh có thu nhập ổn định. Hiện trung bình một kg trứng ruồi được bán với giá 15-20 triệu đồng, trong khi trước đó, có thời điểm một kg trứng có giá gần 40 triệu đồng.
Ruồi lính đen đẻ trứng vào các khe gỗ hẹp. Bình quân mỗi con đẻ từ 500 – 800 trứng.
Video đang HOT
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens, là loại côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H.illucens. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12-20mm, có vòng đời khoảng 40 ngày, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng và cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Ruồi trưởng thành chỉ sống được khoảng một tuần rồi chết. Ruồi cái trưởng thành đẻ từ 500 – 800 trứng. Ấu trùng ruồi lính đen được làm thức ăn cho chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản và dùng xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề.
Bình quân mỗi tháng anh Cảnh thu khoảng 4 kg trứng ruồi lính đen.
Anh Nguyễn Chí Cảnh cho biết, anh từng là kỹ sư xây dựng với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Trong một lần tình cờ, anh biết đến ruồi lính đen thông qua bạn bè. Anh tìm hiểu và mua con giống về nuôi thử thấy đạt hiệu quả, cho thu nhập ổn định nên anh nghỉ việc bên công trình, đầu tư chuồng trại, chịu khó học hỏi kĩ thuật nhân giống nuôi ruồi.
Hiện mỗi tháng anh thu khoảng 4 kg trứng ruồi lính đen với giá bán mỗi kg từ 15 đến 20 triệu đồng. Một kg trứng ruồi có thể nở và phát triển thành 3 đến 4 tấn nhộng.
Trứng ruồi lính đen được bỏ vào trong hũ nhựa ủ trong thùng xốp khoảng 5 ngày cho đến khi ấu trùng lớn bằng que tăm rồi chuyển qua khu rộng hơn.
Một kg trứng ruồi lính đen có thể nở và phát triển thành 3 đến 4 tấn nhộng.
Theo anh Cảnh, nguồn thức ăn chính của ruồi lính đen là các loại rác thải hữu cơ như rau củ quả, các loại bã đậu nành, bã củ mì, cơm thừa… Hiện trang trại của anh chủ yếu tập trung sản suất trứng để bán.
Nhộng ruồi lính đen chính là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt để phục vụ chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản… Ruồi lính đen bố mẹ sẽ tự chết sau khi hết vòng đời và được tận dụng làm phân bón hữu cơ. Lượng phân sau khi dùng nuôi ấu trùng sẽ chuyển thành phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau và hoa quả chất lượng cao.
Quy trình nuôi ruồi lính đen từ trứng.
Nói về cơ duyên với nghề nuôi ruồi lính đen, anh Cảnh chia sẻ: “Lúc đầu tôi tận dụng không gian dưới tán rừng cao su để nuôi giun quế, nhưng dần thấy nuôi ruồi lính đen hiệu quả hơn nên chuyển hẳn sang nuôi ruồi. Cuối năm 2018, tôi làm hẳn một trang trại nuôi ruồi”.
Hiện trang trại của anh đang mở rộng hàng ngàn mét vuông. Khu vực chuồng nuôi nhộng ruồi được anh Cảnh thiết kế toàn bộ bằng vải bạt để tiết kiệm chi phí. Riêng khu vực nuôi ruồi trưởng thành để đẻ lấy trứng được bố trí khép kín bằng lưới mùng để ruồi không bay ra ngoài cùng hệ thống phun sương làm mát. Bên trong có giá thể cho ruồi đẻ trứng.
Theo anh Cảnh, từ hiệu quả của việc nuôi ruồi lính đen, anh đang dần phát triển trang trại của mình lên hàng ngàn mét vuông để mở rộng sản xuất.
Theo Mạnh Linh (Báo Tin Tức)
Đắk Lắk: Cử nhân về quê nuôi...ruồi, lấy ruồi nuôi gà, nuôi lươn
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ sinh học, Phạm Trung Hiếu chọn về nhà khởi nghiệp bằng chăn nuôi. Khi bắt đầu thử nghiệm nuôi lươn thịt, Hiếu nghĩ đến việc phải tìm nguồn thức ăn tươi bổ sung giúp lươn mau lớn và tăng đề kháng. Mày mò nuôi giun quế nhưng thất bại do không duy trì đủ nguồn thức ăn, Hiếu tìm đến phương pháp nuôi ruồi lính đen để lấy ấu trùng (hay còn gọi là sâu canxi).
Thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ứng dụng phương pháp nuôi ruồi lính đen để tạo nguồn thức ăn và xử lý chất thải trong sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế và môi trường. Đây được xem là mô hình mới, cách làm giàu khác người.
Mô hình nuôi ruồi lính đen của anh Phạm Trung Hiếu. Anh Đang kiểm tra ấu trùng của ruồi lính đen.
Qua thông tin trên Internet, anh Hiếu biết được người ta nuôi ruồi lính đen để làm gì. Cuối năm 2018 Hiếu đặt mua đợt trứng ruồi lính đen đầu tiên ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) để nuôi thử nghiệm và nhân giống. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ sinh khối, ấu trùng bị chết nhiều, anh phải đặt mua lần thứ 2 tại một cơ sở ở tỉnh Bình Định.
Sau khoảng 4 tháng vừa nhân giống, vừa tích lũy kinh nghiệm nuôi ruồi lính đen, Hiếu đã hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi ruồi lính đen với khoảng 6m2 nuôi ấu trùng và 3m2 nuôi ruồi sinh sản.
Trứng ruồi lính đen không chỉ cung cấp đủ nguồn thức ăn bổ sung cho lươn, gà, cá trê trong mô hình chăn nuôi tổng hợp của mình, anh còn đang cung cấp ấu trùng ruồi lính đen cho một số cơ sở nuôi gà chọi, gà cảnh, gà thịt trong vùng và cung cấp trứng ruồi cho nhiều hộ chăn nuôi các địa phương trong tỉnh.
Anh Hiếu cho biết, nuôi ruồi lính đen không tốn nhiều công sức, có thể kết hợp cùng các mô hình chăn nuôi khác như nuôi heo, gà, chim cút... để lấy phân thải của vật nuôi chính làm thức ăn cho ấu trùng ruồi. Hiện tại, anh đang sử dụng cặn làm bún, rau củ quả hư hỏng thu gom từ các quầy hàng cùng với phân gà, bã đậu nên ít phát sinh chi phí.
Ấu trùng ruồi lính đen có khả năng sinh trưởng nhanh, 1 m2 nuôi ruồi lính đen có thể cho 7 - 8 kg ấu trùng trong vòng nửa tháng, gấp 4 lần so với năng suất nuôi giun quế.
Còn chị Lê Thị Ngọc Hạnh (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc) cũng mới áp dụng nuôi ruồi lính đen khoảng 3 tháng gần đây. Sau khi tham quan mô hình của một người bạn ở tỉnh Gia Lai, chị đặt mua trứng ruồi về tự nhân giống để tạo thức ăn cho gà.
Chị Hạnh thường tận dụng thức ăn thừa, rau củ quả hỏng xin được từ chợ và các dịch vụ gia chánh cùng với phân gà để nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Chị Hạnh chia sẻ, nhờ bổ sung thêm "sâu canxi" mà đàn gà nhanh lớn, khỏe mạnh, lông đẹp, năng suất trứng cao hơn hẳn và còn tiết kiệm được khoảng 40% lượng thức ăn trong ngày.
Phân của ấu trùng ruồi lính đen được chị sử dụng để bón cho tiêu, rau và cây cảnh. Vừa thu hoạch "sâu canxi", chị vừa giữ lại một phần ấu trùng to khỏe để tạo thành ruồi đẻ trứng, nuôi xen kẽ tạo nguồn thức ăn ổn định cho gà.
Trên thực tế, ruồi lính đen đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trên cả nước. Về bản chất, con ruồi lính đen vốn thường gặp trong tự nhiên. Giai đoạn trưởng thành, ruồi chỉ sinh sản chứ không gây hại cho các loại sinh vật khác.
Trong vòng đời của mình, ruồi lính đen cần thức ăn trong giai đoạn ấu trùng (kéo dài khoảng 15 ngày). Ấu trùng ruồi lính đen rất phàm ăn, có thể ăn hầu hết các loại chất thải hữu cơ, phụ phẩm chăn nuôi, làm giảm đến 90% khối lượng rác thải mà không làm phát sinh nước thải hay mùi hôi, giảm thiểu các loại mầm bệnh. Nhờ ưu thế này, ruồi lính đen đang được nhiều quốc gia sử dụng để xử lý rác thải hữu cơ.
Việc kết hợp nuôi ruồi lính đen trong chăn nuôi đã tạo ra một chuỗi thức ăn khép kín, có ý nghĩa lớn trong việc ứng dụng các sinh vật tự nhiên vào chăn nuôi an toàn sinh học.
Trong chuỗi này, các loại động vật: gà, vịt, heo... ăn ấu trùng ruồi lính đen, sau đó, phân của chúng lại trở thành nguồn thức ăn cho ấu trùng ruồi. Nếu ứng dụng rộng rãi, nông dân sẽ vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn cho vật nuôi, vừa xử lý ô nhiễm môi trường do phân thải của gia súc, gia cầm và thậm chí là cả rác thải sinh hoạt hằng ngày.
Theo Đinh Nga (Báo Đắk Lắk)
Nuôi ruồi lính đen, nhóm sinh viên biến rác hữu cơ thành "vàng" Nhờ tìm ra phương pháp sử dụng ruồi lính đen để xử lý rác thải hữu cơ, nhóm sinh viên chuyên ngành quản lý môi trường và bền vững, Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên đã thử nghiệm thành công ý tưởng biến rác hữu cơ thành thức ăn chăn nuôi và phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. "Biến...