Chuyện kinh doanh ăn uống tại Thung lũng Silicon
Trái với vẻ tráng lệ và đông đúc của Silicon Valley, các hộ kinh doanh ăn uống tại đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Nhân viên Google ăn uống tại một quán ăn ngoài trời.
Ảm đạm và buồn tẻ là không khí chung tại các khu vực ăn uống ở Silicon Valley. Thời hoàng kim với các chủ nhà hàng đã qua từ rất lâu. Rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa trong thời gian qua.
Lý do có nhiều nhưng chủ yếu do thuế phí quá cao, thu không đủ bù chi trong khi nhân lực, mà cụ thể là đầu bếp và nhân viên phục vụ, liên tục bị các công ty công nghệ tại đây hớt tay trên.
Người làm không có, chi phí thuê địa điểm ngày càng tăng cùng hàng loạt khoản phí không tên khác đã đẩy các chủ nhà hàng vào thế đường cùng. Nếu có nhà hàng nào vẫn mở tại đây thì chủ yếu do gắng gượng là chính và chờ xem tình hình sắp tới có khả quan hay không.
Đất dữ
Với 17 năm hoạt động liên tục tại Silicon Valley, có lẽ chưa bao giờ chuỗi cửa hàng pizza Zibibbo lại nghĩ có ngày phải đóng cửa vì thua lỗ. Zibibbo biến mất năm 2014, thay thế vào đó là văn phòng American Express và một công ty khởi nghiệp mới.
Chỉ tính từ năm 2008 tới 2015, hơn 21.000 m2 diện tích nhà hàng và bán lẻ ở Palo Alto phải nhường chỗ cho khu văn phòng mới. Ngày nào các nhà hàng cũng phải đối mặt với bài toán nan giải về phí thuê địa điểm, phí chung, phí riêng và nhân công thiếu hụt trầm trọng.
Những nhà hàng pizza kiểu này đang rất hiếm hoi ở Silicon Valley.
Các chuyên gia, kỹ sư công nghệ Silicon Valley có thể tự hào về những phát kiến của họ nhưng chẳng mấy ai để ý rằng chính họ đã “giết chết” ngành kinh doanh ăn uống tại đây.
Với những nhân viên được cung cấp bữa ăn miễn phí đầy đủ tại công ty thì chuyện chẳng có gì đáng nói. Nhưng với những nhân viên phải ra ngoài ăn hàng ngày thì chuyện khá nan giải.
Tình hình quá khó khăn đã khiến các nhà hàng buộc phải tăng giá bán. Một số nhà hàng sang trọng có suất ăn lên tới 500 USD. Số tiền này vượt quá sự chịu đựng của tất cả nhân viên làm việc ở Silicon Valley.
Video đang HOT
Trong ngắn hạn, việc kinh doanh ăn uống tại đây gần như không có tương lai. Palo Alto chẳng khác gì mảnh đất dữ với chủ nhà hàng. Rất nhiều người đang cân nhắc đóng cửa và dọn đi nơi khác.
Với biên lợi nhuận cỏn con, các nhà hàng rất khó tăng thêm lương cho người làm. Chỉ tính riêng tiền thuê diện tích chừng một phòng ngủ đã tốn 2.800 USD, đắt đỏ chẳng kém gì New York.
Nhiều chuyên viên công nghệ đổ đến đây cũng khiến các khu vực xung quanh như Cupertino và San Jose trở nên đắt đỏ. Giá thuê phòng nhỏ chỉ một giường ngủ đã vọt qua mốc 2.500 USD.
Trong khi đó, giá thuê không gian ngoài trời khu vực trung tâm Palo Alto hiện ở mức 7,33 USD cho 2,2 m2, tăng hơn 60% so với 4 năm trước đây. Các chủ đất thậm chí còn cộng cả tiền tu sửa nhà vào tiền thuê.
Palo Alto yêu cầu các nhà hàng phải trả phí cho những thứ tưởng chừng vô lý như cải tạo vỉa hè, chăm sóc cây và phí đỗ xe của khách. Nhà hàng nào thuê chừng 300 m2 hoặc hơn phải có 4 khu vực đậu xe riêng hoặc trả phí 63.848 USD/khu để xe, tương đương với 255.392 USD, cao nhất nước Mỹ.
Các nhà hàng có lãi thường chỉ phải trả 4-6% tổng doanh thu cho tiền thuê địa điểm, bao gồm tiền thuê và những loại phí như bảo hiểm hoặc phí tài sản. Nhưng ở Palo Alto, con số này bị đẩy lên 12%, tức là cao gấp đôi hoặc gấp ba mức trung bình.
‘Cướp’ người làm
Ngoài chuyện thuế phí liên tục tăng cao, các nhà hàng còn phải đau đầu giải quyết tình trạng người làm bị “cướp” mất.
Các công ty lớn như Apple, Facebook và Google liên tục giở chiêu bài lương cao để hút hết nhân công làm ở nhà hàng, bao gồm đầu bếp có tiếng, người phục vụ và thậm chí cả người rửa bát đĩa.
Đương nhiên các nhà hàng chịu gánh nặng “cơm áo gạo tiền” không thể cạnh tranh nổi với những gã nhà giàu này.
Các nhà hàng phải đánh vật với bài toán thiếu hụt người làm. Thậm chí họ phải huy động người thân, bạn bè tới giúp.
Lấy Craig Stoll làm ví dụ. Ông chủ này có 4 nhà hàng ở San Francisco và hai nhà hàng ở Silicon Valley. Trong suốt hai năm qua, Stoll không có đủ người làm cho hai nhà hàng ở Silicon Valley.
Năm ngoái, Stoll mất nhiều nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thậm chí cả quản lý, về tay Twitter và Airbnb. Stoll phải tăng lương nhưng không thể cạnh tranh nổi với các ông kẹ công nghệ ở đây.
Stoll đang cân nhắc việc đóng cửa toàn bộ nhà hàng ở Silicon Valley với lý do tưởng chừng khôi hài: không đủ người làm.
Cách đó vài dãy nhà là nhà hàng Vino Locale. JC Andrade, ông chủ ở đây cho biết bếp trưởng trước đã bị Facebook “cướp” trên tay. Nhà hàng này cũng phải tăng lương thưởng để giữ chân nhân viên nhưng chẳng là gì so với khoản lương thưởng hậu hĩnh của Facebook và Google.
Ngành kinh doanh ăn uống ở Silicon Valley sắp tới được dự đoán còn ảm đạm hơn nữa.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Thung lũng Silicon có còn độc tôn trong làng công nghệ?
Thung lũng Silicon giờ không còn là khái niệm thuộc về địa lý, mà đã trở thành biểu tượng, nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tư duy và nếp văn hóa dành cho dân công nghệ.
Năm 1991, dựa trên ý tưởng về một siêu văn bản, Tim Berners Lee đã phát minh ra World Wide Web (WWW), mở ra cuộc cách mạng, đưa lịch sử loài người sang một trang mới, nơi người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng. Kể từ đó, những ứng dụng đầu tiên lần lượt ra đời như trình duyệt Navigator 1.0, dịch vụ Web Mail...
Nằm ở miền Bắc California lúc bấy giờ, thung lũng Silicon được dùng để chỉ những nhà phát minh và hãng sản xuất loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic). Dần dần nó trở thành biểu tượng đồng nghĩa với công nghệ cao, sự đổi mới, là miền đất hứa của các công ty khởi nghiệp cũng như được những ông lớn gọi một cách đơn giản là "nhà".
Thung lũng Silicon - "thánh địa" của dân công nghệ. Ảnh: Ympact.
Trong những năm gần đây, thung lũng Silicon gây chú ý nhiều hơn với sự xuất hiện của một loạt các công ty như Facebook, Google, Apple hay Intel. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực mang tính thúc đẩy sự phát triển các thành phố như Palo Alto, Mountain View và Cupertino. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thung lũng Silicon không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể, nó có thể tồn tại chỉ với tư cách là một khái niệm tư duy.
Thung lũng Silicon chỉ có một và duy nhất ở Mỹ...
Nơi đây được biết đến như một trung tâm công nghệ xuyên suốt nhiều thập kỷ. Từ khu công nghệ quân sự của Hải quân và Hàng không vũ trụ Mỹ những năm 1930, cho tới các cụm công ty điện báo, đài phát thanh và các trường đại học. Tất cả đã đặt nền móng cho thung lũng Silicon thời điểm hiện tại.
Mật độ dày đặc các công ty tại "cái nôi" của công nghệ thế giới. Ảnh: metrosiliconvalley.
Các nhà đầu tư và các công ty lớn bị thu hút tới đây bởi các điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có sẵn. Đổi lại, điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc làm và các điều kiện khác về nhà ở trong khu vực.
Những người sống và làm việc tại thung lũng này đã ủng hộ quan điểm về một Silicon độc nhất vô nhị bằng cách lập nên các cộng đồng nhỏ nhằm trao đổi ý tưởng và thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa riêng.
...Hay chỉ tồn tại trong tư duy?
Mặc dù nước Mỹ còn rất nhiều những trung tâm công nghệ khác mọc lên trên khắp nơi gồm New York, Los Angeles, Carolina... tuy nhiên không đâu có được quy mô, phạm vi, và tầm ảnh hưởng như thung lũng Silicon.
Có lẽ lý do bởi những trung tâm công nghệ xuất hiện sau này không có nhiều thời gian phát triển để nuôi dưỡng lối tư duy cũng như nếp văn hóa mà thung lũng Silicon đã mất cả thập kỷ để hình thành.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc và Israel, gần đây gây bất ngờ với những đột phá về công nghệ đã chứng minh không chỉ Mỹ mới có "thung lũng Silicon". Thương hiệu này có thể tồn tại và khơi nguồn cảm hứng như một khái niệm trong tư duy của mỗi người.
Trung Quốc đe dọa vị thế của thung lũng Silicon. Ảnh: mckinseychina.
Tạp chí Forbes từng đăng một bài báo về hoạt động đầu tư mạo hiểm khi đặt trụ sở công ty sản xuất ôtô ở những địa điểm cách xa Silicon, mà tiêu biểu là siêu nhà máy Gigafactory của tỷ phú Elon Musk ở sa mạc Nevada. Thành công của khoản đầu tư không phụ thuộc 100% vào vị trí địa lý mà còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như nguồn vốn, yếu tố con người...
Dieter Zetsche, CEO Daimler - công ty sản xuất ôtô của Đức thích thú chia sẻ: "Sau khi tiếp xúc với các công ty lớn tại thung lũng Silicon, đội ngũ nhân viên của chúng tôi dường như được khuyến khích và truyền cảm hứng. Tốc độ làm việc, khả năng chịu áp lực, chấp nhận thất bại đều được cải thiện một cách đáng kể".
Sau tất cả, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ khởi nghiệp ở Silicon thì công ty hay doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành công. Bất cứ thành phố nào cũng có thể trở thành trung tâm công nghệ và bất cứ quốc gia nào cũng có thể sở hữu những "thung lũng Silicon" của riêng mình nếu những người đứng đầu có khả năng tư duy và vận dụng tốt. Trong tương lai, rất có thể sẽ xuất hiện những "thung lũng công nghệ" khác, cùng nhau phát triển, thay đổi toàn diện bộ mặt công nghệ của thế giới này.
Minh Minh
Theo Zing
Facebook - nhà giàu keo kiệt Không chỉ không có tên trong danh sách 5 công ty có chính sách lương thưởng tốt nhất Silicon Valley, Facebook còn bị đánh giá là khá keo kiệt. Facebook giàu nhưng "keo kiệt". Khi nhắc đến những nơi làm việc lý tưởng nhất tại Silicon Valley, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Facebook, với hình ảnh văn phòng trẻ trung, hiện đại,...