Chuyện kiểm tra thi giữa đại ngàn
Đồng hành cùng Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 có cán bộ, giảng viên các trường ĐH với vai trò kiểm tra theo sự phân công của Bộ GD&ĐT.
So với những đoàn ở khu vực đồng bằng, đường sá thuận lợi, thành viên làm công tác ở khu vực Tây Nguyên có phần gian nan hơn. Tuy nhiên, khi xong nhiệm vụ ai cũng cảm thấy tự hào vì đã góp một phần vào sự thành công của kỳ thi.
Cán bộ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Đắk Glong, Đắk Nông.
Giấu nỗi lo
Tham gia làm công tác kiểm tra thi tại Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2020 tỉnh Đắk Nông có 52 cán bộ, GV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (NLU) và Trường ĐH Quốc Tế (IU) – ĐHQG TPHCM.
Theo TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng NLU, trước khi thi, người có bản lĩnh cũng không thể không lo lắng. Đó là lo thêm nỗi lo mà mọi năm không có: Dịch Covid-19 chưa biết thế nào!? Cách giải quyết cho việc lớn này là tất cả thành viên của đoàn đều cố gắng giấu lo lắng vào trong và tập trung cho việc chuẩn bị các tình huống y tế (còn thanh tra thi cử thì quen rồi).
“Tại điểm thi Đắk Glong có 18 thí sinh từng đến TP Buôn Mê Thuột ôn thi trước đó. Theo quy định của ngành y tế, các em sẽ được sắp xếp thi phòng riêng. Địa phương đã lo nơi ăn chốn ở, cả việc đưa đón các em. Khi đến đây, Sở GD&ĐT tỉnh và đoàn kiểm tra của chúng tôi thấy yên tâm cả về việc chuẩn bị từ phía địa phương và tâm lý của thí sinh. Tất cả đều sẵn sàng cho kỳ thi!” – TS Trần Đình Lý chia sẻ.
Thầy Đinh Quốc Minh Đăng (cán bộ Trường ĐH Quốc Tế – ĐHQG TPHCM) được phân công vào Tổ kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Krông Nô (Đắk Nông) chia sẻ: “Điểm thi Trường THPT Krông Nô thuộc huyện Krông Nô, huyện vùng sâu, sát địa phận TP Buôn Mê Thuột (nơi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp) và cũng là huyện từng ghi nhận các ca bạch hầu.
Video đang HOT
Lo lắng rất nhiều nhưng ai cũng quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu. Cả đoàn trước đó được trường cấp phát khẩu trang, nhu yếu phẩm y tế, nước rửa tay tiệt trùng. Các ngày thi, cả tổ đều đến từ sớm để kiểm tra công tác chuẩn bị, về trễ sau khi đề/bài thi được bàn giao và niêm phong cẩn thận, chỉ có rất ít thời gian để tranh thủ ăn uống ngủ nghỉ”.
Chia sẻ về chuyến công tác vừa qua, TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT) cho biết: Ban đầu, trường được phân công làm công tác kiểm tra tại hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk cùng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nhưng sau đó do TP Buôn Mê Thuột có dịch Covid-19 nên Bộ GD&ĐT chuyển đoàn kiểm tra thi của hai trường về làm công tác tại Hội đồng thi tỉnh Gia Lai.
“Đi làm công tác trong mùa dịch, cảm giác lo lắng là bình thường. Trước khi đi, nhà trường đã tổ chức chích vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho hơn 40 thành viên của đoàn nên mọi người yên tâm. Các chi phí tiêm vắc-xin, tiền di chuyển ăn ở của đoàn do trường đài thọ. Mặc dù là trường tư thục, nhưng chúng tôi xác nhận làm nhiệm vụ quốc gia, cùng chia sẻ khó khăn chung với ngành nên các thành viên trong đoàn đều hoan hỷ”, TS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
HUFLIT có hơn 40 thành viên, được phân công làm công tác kiểm tra thi tại 15 điểm thi. Gia Lai địa bàn rất rộng, có những điểm thi đoàn làm công tác kiểm tra cách TP Pleiku cả trăm cây số, như điểm thi ở huyện Kbang…
“Khi mới đến hội đồng thi của tỉnh, các thành viên của đoàn rất bỡ ngỡ, tuy nhiên khi về các điểm thi để làm việc, được lãnh đạo, người dân tại các địa phương đón tiếp niềm nở, lo từ phương tiện di chuyển đến chỗ ăn, ở rất chu đáo nên vững tâm. Một số cán bộ tại địa phương có lơ là trong việc đeo khẩu trang, nhưng khi đoàn nhắc nhở thực hiện nghiêm túc tại các điểm thi mà đoàn làm nhiệm vụ”, TS Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Cán bộ Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Krông Nô thuộc huyện Krông Nô, Đắk Nông.
Kết nối, chia sẻ
Theo TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng NLU, đến thời điểm này có thể thở phào nhẹ nhõm về kỳ thi, bởi mấy lý do: Kỳ thi được tổ chức chu đáo, tuân thủ cả về quy chế thi và quy định ngặt về y tế; Thí sinh hài lòng với mục tiêu của mình, cả em chỉ để xét tốt nghiệp hay hướng đến mục tiêu vào trường đại học với các tốp khác nhau. Nhiều GV đại học, THPT và chuyên gia đánh giá cao tính phù hợp của đề thi, sự tin tưởng về kết quả, độ khó, phân hóa nên yên tâm cho việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Nhận định về công tác kiểm tra, TS Trần Đình Lý cho rằng sự tham gia của đoàn các trường đại học tại các địa phương là để phục vụ thiết thực cho chính mình. Địa phương chịu trách nhiệm chính/toàn diện về tổ chức kỳ thi và đã thực hiện rất nghiêm túc, nhưng để mang tính khách quan, phản biện và đáp ứng mục tiêu 2 (xét tuyển vào ĐH, CĐ), sự tham gia của đoàn kiểm tra là cần thiết.
Cán bộ thanh tra hầu hết là những người có kinh nghiệm nên có thể trao đổi thống nhất cách giải quyết các tình huống xảy ra thường xuyên hay đột xuất, vì mục tiêu cao nhất là có một kỳ thi đúng quy chế, trung thực, khách quan, minh bạch, xét tốt nghiệp và xét tuyển đúng người, đúng sức, xứng đáng!
Tại Gia Lai, ngày kết thúc kỳ thi, cán bộ địa phương chia tay đoàn đầy lưu luyến; có điểm thi ngày hôm sau mới về tới TP Pleiku hội ngộ để cùng về TPHCM. TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng phụ trách HUFLIT chia sẻ: “Mặc dù, HUFLIT thành lập trên 25 năm nhưng có những điểm thi thầy hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT cho biết lần đầu mới nghe tên HUFLIT. Đây cũng là một trải nghiệm thú vị và chúng tôi hứa với địa phương sau kỳ thi này sẽ trở lại Gia Lai để kết nối, cùng chia sẻ với giáo dục nơi đây…”.
Tôi cảm thấy tự hào vì đã làm tốt nhiệm vụ và tham gia vào kỳ thi với vai trò mới, có nhiều trải nghiệm mới. Đồng thời, rất vui vì công việc này có thể giúp cho kỳ thi được chuẩn bị và tổ chức chu đáo hơn, tránh xảy ra các sai sót đáng tiếc. Thầy Đinh Quốc Minh Đăng
Sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc nên làm gì ?
Hàng trăm ngàn sinh viên vừa tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ trong thời điểm dịch Covid-19 chưa được khống chế nên các công ty đều ngưng tuyển dụng hoặc tuyển rất ít. Sinh viên mới ra trường phải làm gì để có được việc làm?
Sinh viên tìm hiểu về doanh nghiệp trong một ngày hội việc làm tổ chức khi dịch Covid-19 chưa bùng phát trở lại - ẢNH: MỸ QUYÊN
Tạm thời làm những công việc ngắn hạn
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết đợt này trường có khoảng 3.000 sinh viên (SV) các ngành nghề sẽ tốt nghiệp. "Dịch Covid-19 đang có tác động không nhỏ tới thị trường việc làm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn và cầm chừng nên không có nhu cầu tuyển. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề về dịch vụ như: du lịch, nhà hàng, khách sạn... Các ngành nghề về kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin... vẫn tuyển dù không nhiều".
Theo tiến sĩ Trung Nhân, SV tốt nghiệp không nên quá bi quan vì trong thời gian này có thể tìm kiếm một công việc khác ngắn hạn để có thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng. "Các em không nên đặt nặng về việc phải làm đúng ngành nghề trong thời điểm này, hoặc phải có thu nhập cao, vì đang khó khăn chung. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu về kinh nghiệm làm việc cũng như thái độ, kỹ năng phải tốt, thì đây chính là thời điểm phù hợp để các em tích lũy, chuẩn bị cho hành trang tìm việc sau khi dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn", tiến sĩ Nhân đưa ra lời khuyên.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, việc xét tốt nghiệp được thực hiện 4 đợt/năm, vào các tháng 3, 6, 9, 12. Số lượng tổng 2 đợt (tháng 3 và 6) là khoảng hơn 1.000 SV, nhưng do dịch chưa chấm dứt nên trường chưa thể tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp. Trước đó, đợt xét tốt nghiệp tháng 12.2019 cũng có khoảng 700 SV vừa tốt nghiệp xong thì dịch bùng phát đợt một, nhiều bạn trẻ chưa kịp có việc làm.
Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng đa dạng ngành nghề
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin: "Số lượng doanh nghiệp cắt giảm nhân sự nhiều trong và sau dịch Covid-19 nên nhu cầu tuyển dụng cũng giảm, vì thế việc tìm kiếm việc làm của SV cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường vẫn được duy trì, trong đó nhu cầu tuyển dụng của các nhóm ngành chăn nuôi, thủy sản, nông học, thực phẩm và bất động sản chiếm ưu thế so với các ngành khác. Đặc biệt, các ngành liên quan tới thực phẩm, nhu yếu phẩm có nhu cầu tuyển nhiều nhất. Các ngành về kỹ thuật chuyên môn sẽ vẫn có nhu cầu tuyển dụng, còn các ngành dịch vụ thì sẽ có những hạn chế nhất định".
Thạc sĩ Nguyễn Thái Châu, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho hay SV có thể lên các trang việc làm để có thông tin về tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo đó, các công ty bảo hiểm, logistics vẫn đang tuyển với rất nhiều vị trí việc làm trực tuyến. "Trong thời điểm này, các em cứ tạm thời làm một công việc để có thu nhập và thêm kinh nghiệm, kỹ năng trước đã, không nên ngồi không và không nhất thiết phải đúng chuyên môn. Chỉ cần dịch được kiểm soát là các hoạt động kinh doanh sản xuất hồi phục, nhất là du lịch, nhà hàng, khách sạn. Lúc đó nhu cầu tuyển dụng chắc chắn sẽ rất nhiều", thạc sĩ Thái Châu nhận định.
Ông Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM, thông tin năm nay số lượng đơn vị tuyển dụng đăng ký tại trung tâm giảm khoảng 30% so với mọi năm. SV tốt nghiệp nếu muốn kiếm việc làm bán thời gian có thể truy cập mục việc làm trên trang web của trung tâm này tìm những công việc như nhân viên bán hàng, nhân viên siêu thị, phục vụ quán ăn nhà hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, gia sư...
Học thêm Anh văn, tin học, trau dồi kỹ năng
Theo thạc sĩ Đặng Kiên Cường, trong tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nếu SV chưa tìm được việc làm đúng chuyên môn và không đi làm công việc tạm thời, thì vẫn có thể có những kế hoạch bổ ích khác.
"Chẳng hạn, các em tranh thủ thời gian để tự trau dồi và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, hoặc xem xét thế mạnh của bản thân để tự khởi nghiệp nếu có thể. Cũng đừng quên giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè, các trang thông tin của trường, khoa, phòng, để có những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực bản thân và chuyên môn. Đồng thời, các em nên tìm hiểu thông tin về lĩnh vực mà mình định làm việc, về những công ty, tập đoàn mình nhắm tới, để có những định hướng phù hợp trong tương lai", thạc sĩ Kiên Cường chia sẻ.
Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết có khoảng 600 SV tốt nghiệp đợt này sẽ bị ảnh hưởng trong tìm kiếm việc làm. Tiến sĩ Duy lưu ý: "Các em nhất định phải tận dụng thời gian này để học thêm ngoại ngữ, có thể tự học qua mạng, bồi dưỡng thêm kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vì 2 điều này rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng và làm việc sau này. Các em nên giữ liên lạc với khoa cũng như Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ SV của trường để có những thông tin cần thiết về việc làm".
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, khuyên bạn trẻ vừa tốt nghiệp thời gian này nên trau dồi ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Đồng thời tìm hiểu về các công ty mình muốn làm việc xem họ có nhu cầu tuyển dụng như thế nào, các tiêu chí họ đòi hỏi ở ứng viên để biết được mình đang thiếu gì, cần bổ sung những gì. "Hoặc xem xét để học nâng cao trình độ cũng là một lựa chọn", thạc sĩ Khang nói.
Thích nghi tại trời Âu Tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ESB School of Business - Reutlingen University (Đức), với học bổng trị giá 4000 EUR cấp bởi đại diện quỹ TL Stiftung, Trần Minh Tú (cựu sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM) đã đi du lịch và khám phá hơn 20 quốc gia châu Âu. Hiện...