Chuyển khoản hoặc chi trả trực tiếp tiền vay cho người lao động
Tổng Giám đốc NHCSXH vừa ký ban hành văn bản số 2129/HD-NHCS hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do đại dịch Covid-19 với lãi suất 0%. Theo đó, việc giải ngân được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020 thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của người lao động hoặc chi trả bằng tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay.
Hằng tháng, NHCSXH chi trả đến người lao động bị ngừng việc qua tài khoản hoặc tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay
Điều kiện để phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn gồm: Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020;
Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả cho người lao động ngừng việc.
Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Ads by optAd360
Điều kiện xét duyệt cho vay tại NHCSXH cụ thể là: Khách hàng có tên trong Danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt; Khách hàng có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động, có kế hoạch và cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay : Mức cho vay không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 03 tháng (từ tháng 4/2020 đến hết tháng 6/2020). Lãi suất cho vay: 0%/năm; Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.Khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng.
Quy trình, thủ tục phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn
Theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020, chậm nhất ngày 05 hàng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi Hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Video đang HOT
Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt Danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc, Danh sách người lao động bị ngừng việc, gửi chi nhánh NHCSXH cùng cấp và người sử dụng lao động trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Phê duyệt cho vay và giải ngân
Sau khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn gửi đến NHCSXH.
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của NHCSXH và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, NHCSXH nơi cho vay phê duyệt cho vay. Trường hợp không đủ điều kiện cho vay, NHCSXH nơi cho vay thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối gửi khách hàng.
Số tiền khách hàng vay được NHCSXH nơi cho vay chi trả hằng tháng đến người lao động bị ngừng việc trên cơ sở Danh sách người lao động bị ngừng việc được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt hàng tháng và theo đề nghị của khách hàng.
NHCSXH nơi cho vay chi trả đến người lao động bị ngừng việc bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của người lao động hoặc chi trả bằng tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay. Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
Nguồn vốn để NHCSXH thực hiện cho vay người sử dụng lao động theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ là nguồn vay tái cấp vốn không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các bước hồ sơ vay vốn NHCSXH
1. Sau khi khách hàng được UBND cấp tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn, khách hàng nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đến NHCSXH nơi khách hàng đóng trụ sở (đối với doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã) hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
2. Hồ sơ vay vốn lần đầu do khách hàng lập gồm:
a) Đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01A/TLNV (đối với doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh) hoặc Mẫu số 01B/TLNV (đối với cá nhân) kèm theo văn bản này.
b) Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập/Quyết định cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/hoặc Thẻ căn cước công dân/hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng vay vốn/hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng vay vốn.
c) Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ vay vốn các lần tiếp theo do khách hàng lập gồm:
- Đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01A/TLNV hoặc Mẫu số 01B/TLNV.
- Bổ sung những giấy tờ được nêu tại điểm 2 nếu có thay đổi so với hồ sơ vay vốn lần đầu.
Công khai đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM vừa thành lập đường dây nóng (028) 38.211.230 nhằm tiếp nhận và xử lý những khó khăn của người dân, doanh nghiệp (DN) vay vốn.
NHNN TPHCM lập đường đây nóng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh
Theo NHNN TPHCM, thời gian qua, đơn vị này nhận được nhiều danh sách DN, ngành nghề bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 từ các nguồn khác nhau. Số lượng DN nhiều, làm việc trong điều kiện cách ly xã hội do vậy kết quả thực hiện không được như trong điều kiện bình thường.
Do đó, NHNN TPHCM đã công bố số điện thoại đường dây nóng (028) 38.211.230 để nhận và xử lý kịp thời, triệt để các khó khăn, vướng mắc của người dân, DN trên địa bàn liên quan đến việc thực hiện giãn, giảm lãi suất vay, tái cơ cấu nợ cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đồng thời, NHNN TPHCM cũng có văn bản phản hồi Sở Du lịch TPHCM về hỗ trợ DN trong ngành khắc phục thiệt hại do dịch bệnh.
Doanh nghiệp lữ hành bị thiệt hại nặng nề nhất
NHNN TPHCM cũng đề nghị các sở ngành nói chung và Sở Du lịch nói riêng phối hợp xử lý khó khăn của các DN theo hướng phân loại nguyên nhân cụ thể: thuộc về cơ chế chính sách, về khâu tổ chức thực hiện hay khó khăn vướng mắc từ chính doanh nghiệp do không đủ điều kiện vay.
"Nếu vướng mắc do DN bị nợ xấu, sử dụng vốn không đúng mục đích, phương án kinh doanh không hiệu quả hoặc không đáp ứng được quy định về tín dụng thì mong DN chia sẻ và chủ động trong phương án hoạt động. Vì cho vay không đủ điều kiện tín dụng không chỉ vi phạm phát luật mà còn làm phát sinh nợ xấu, gây nhiều hệ lụy không chỉ cho DN, NH mà còn cho cả nền kinh tế" - công văn từ NHNN TPHCM cho biết.
Được biết, NHNN TPHCM đã thành lập 3 đoàn khảo sát tình hình, việc thực hiện miễn, giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Các đoàn do phó giám đốc làm trưởng đoàn, sẽ tiến hành khảo sát, nắm tình hình tại các NH để ghi nhận phản ánh của DN về khó được giảm lãi vay, cơ cấu nợ...
Trước đó, ngày 16/4, Thống đốc NHNN Việt Nam đã có văn bản gửi NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc thiết lập đường dây nóng để xử lý khó khăn, vướng mắc của DN bị ảnh hưởng do COVID-19.
Daonh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn khi vay vốn NH có thể gọi vào đường dây nóng của NHNN TPHCM để được hỗ trợ
Cụ thể, NHNN chi nhánh các địa phương được yêu cầu thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, DN, các hiệp hội trên địa bàn liên quan đến Thông tư 01/2020 của NHNN về chính sách cơ cấu, miễn giảm lãi vay.
NHNN chi nhánh các địa phương thành lập bộ phận thường trực để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân qua đường dây nóng. Giám đốc NHNN chi nhánh trực tiếp chỉ đạo xử lý cụ thể và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN. Đối với các phản ánh, kiến nghị, đề xuất vượt thẩm quyền, NHNN chi nhánh chủ động liên hệ ngay với Văn phòng NHNN, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị liên quan thuộc NHNN để phối hợp xử lý.
Thống đốc cũng yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn triển khai quyết liệt Thông tư 01 và hướng dẫn của hội sở chính; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho DN, người dân dẫn đến các thắc mắc, khiếu kiện.
Tính đến cuối tháng 3/2020, tổng số tiền được các NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm lãi cho vay mới khoảng trên 300.000 tỷ đồng. Trong đó, NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khoảng khoảng 18.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất là khoảng 126.500 tỷ đồng và cho vay mới với doanh số cho vay xấp xỉ 180.000 tỷ đồng.
UYÊN PHƯƠNG
TP HCM mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin doanh nghiệp vay vốn gặp phiền hà Nếu doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận vốn, vướng mắc liên quan chính sách hỗ trợ... có thể phản ánh lên đường dây nóng 028.38.211.230 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP HCM vừa có văn bản phản hồi Sở Du lịch TP về việc phối hợp hỗ trợ người dân, doanh...