Chuyện khó tin của kỷ lục gia thế giới
6 năm cấp 1, cấp 2 học bán công, cấp 3 học bổ túc vì quá kém, nhưng Dương Anh Vũ đã trở thành học sinh giỏi, xác lập nhiều kỷ lục thế giới.
Vũ sinh ra và lớn lên trong gia đình có 5 người anh em, cha mẹ anh đều là nông dân và chưa học hết lớp 3. Từ lúc nhỏ, anh em Vũ đã được cha gieo vào đầu suy nghĩ học để thoát nghèo.
“Nhiệm vụ của tụi con là học và của cha mẹ là đi làm kiếm tiền nuôi các con…
ứa nào học được, cha sẽ cho học tới nơi tới chốn, kể cả bán nhà để sau này lấy cái chữ mà nuôi thân. Còn đứa nào học không được thì cha cho đi học nghề…”, Vũ kể.
6 năm để học hết cấp 1
Thế nhưng, trái ngược với các anh chị em khác trong gia đình, Vũ là thành phần được liệt vào cá biệt của trường vì lực học quá kém.
Vũ bắt đầu là học sinh yếu và thi lại từ năm học lớp 2, lớp 3 thì ở lại lớp, lớp 4 và 5 cũng thi lại. Do học quá yếu, cấp 2, Vũ phải học trường bán công trong khi bạn bè học ở trường công lập.
Dương Anh Vũ bên những kỷ lục thế giới trí nhớ của mình.
Tình cảnh yếu kém tiếp tục diễn ra ở cấp 2 khi các lớp 7, 8, 9 đều là học sinh yếu và phải thi lại ít nhất 2 môn mỗi năm. Trong đó, năm lớp 8 kết quả thi là… ở lại lớp, nhưng may mắn có cô giáo chủ nhiệm giúp phúc khảo nên qua.
Kết quả càng tệ hại hơn trong kỳ thi chuyển cấp, Vũ chỉ đạt được 28 điểm, mức điểm này không có bất cứ trường nào nhận, vì trường bán công tệ nhất khi đã xét tuyển đợt 2 điểm số của nó vẫn lấy 28,5 điểm.
Lòng tự trọng trỗi dậy
Theo truyền thống gia đình, sau khi biết kết quả học cả năm, đứa nào học lực yếu, thi lại hay ở lại lớp sẽ bị cha “mời” vào phòng khách để cho ăn đòn…
Trong suốt thời kỳ học tập của 5 anh em, chỉ có một mình Vũ là năm nào cũng bị ăn đòn… Và lần này, đinh ninh sẽ bị ăn nhiều đòn, Vũ mặc chiếc quần bò thật dày, độn vào trong đó vài tờ bìa cứng để đỡ bị đau khi cha đánh.
Thế nhưng, trái ngược những lần trước, ông không đánh mà bảo Vũ ngồi đối diện rồi nói: “Người ta học 9 năm còn con đã học 10 năm ( 1 năm ở lại lớp), nhưng kết quả học tập của con mỗi ngày mỗi đi xuống. Thôi cha nghĩ con nên đi học nghề”.
Lúc đó mình hiểu được rằng: “Thà bị đòn còn hơn là được đãi ngộ theo kiểu này… Cha và gia đình đã mất hoàn toàn niềm tin vào mình.
Mình cúi mặt khóc. Tai mình ù lên nghe rõ những câu chê bai của bạn bè, của hàng xóm… Và lòng tự trọng bỗng dưng trỗi dậy, mình ngước mặt lên nhìn bố và nói: “Cha ơi con muốn đi học”.
Thế nhưng đã quá muộn, cha không đồng ý và yêu cầu phải đi học nghề.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì khát khao đi học và muốn chứng minh đã thay đổi, Vũ quyết định tuyệt thực và không tắm trong một tuần để đấu tranh với cha. Trước thằng con bất trị, cha Vũ đành chiều ý con một lần nữa.
“Mong muốn của tôi là có thể giúp học sinh và sinh viên Việt Nam nhìn nhận một cách đúng đắn về thái độ sống, lòng tự trọng và thấu hiểu mọi thứ xung quanh trong đó có trí não và cơ thể của mình, để từ đó tạo ra những bước đột phá trong cuộc sống và học tập…”.
Dương Anh Vũ
Vũ bắt đầu kế hoạch đi học trở lại. Gần nhà Vũ có trường bổ túc, nhưng anh không dám học vì sợ hàng xóm mà biết sẽ làm bố mẹ xấu hổ nên Vũ phải xuống tận thành phố, cách nhà 12 km để học.
Sáng anh đạp xe đi học, trưa anh về nhà ăn cơm, chiều đi học thêm đến hơn 9 giờ tối mới về… Trong 3 năm, mỗi ngày, anh đạp 48 km để đi tìm lại con chữ. Dù rất cố gắng, kết thúc lớp 10, Vũ lại xém bị xếp loại học sinh yếu.
Lúc này, anh mới phát hiện kiến thức nền tảng của mình bị hỏng quá nghiêm trọng cho nên dù có siêng năng đến đâu cũng không kéo lên được. ể lấy lại kiến thức, Vũ quyết định một buổi học chính khóa ở trường, một buổi xin vào học thêm các lớp 6, 7, 8, 9.
“Thực sự chưa bao giờ Vũ thấy mình tệ hại đến vậy. ây chính là câu chuyện đau thương, tủi hờn nhất cuộc đời mà mình mãi nhớ cho đến ngày hôm nay!”, Vũ kể.
Năm lớp 11, kết quả học tập Vũ tăng tiến vượt bậc khiến ai cũng bất ngờ. ến năm 12, khi đăng ký cho Vũ thi học sinh giỏi thì các thầy cô mới phát hiện quy chế của Bộ GD&T không cho học sinh bổ túc tham gia thi học sinh giỏi.
Thầy cô gọi lên Sở GD&T tỉnh Ninh Thuận để trình bày nhưng vô vọng. Vũ rơi vào trầm cảm, anh như mất niềm tin vào cuộc sống. ể lấy lại sự công bằng, anh quyết tâm tập trung cho việc học, vì anh muốn người ta không được coi thường anh và gia đình anh hay bất cứ học sinh bổ túc nào.
Kết quả, năm đó Vũ đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp với số điểm ấn tượng cho 3 môn: Văn 9.5, Sử 10 và ịa 10. Tiếp tục thi đỗ vào ại học KHXH & NV TP.HCM với ngành Kinh tế Phát triển vùng. Năm sau, anh được nhận vào ại học RMIT và học song song hai chương trình.
Sau 4 năm, Vũ tiếp tục nhận học bổng MBA tại New Zealand. Và hiện anh nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đại học Leeds của Anh, đồng thời là cố vấn về các vấn đề kinh tế và xã hội cho một chương trình tại khu vực Nam Á, là ại sứ truyền thông kiêm đại diện của Quỹ nghiên cứu hỗ trợ kỷ lục Thế giới tại khu vực ông Nam Á.
Tại buổi khen thưởng cho Vũ tại UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 19/11 vừa qua, anh đã nói hết những uất ức phải chịu đựng trong suốt 10 năm qua cho lãnh đạo tỉnh và Sở GD&T nghe.
4 kỷ lục thế giới về trí nhớ
Nói về những kỷ lục trí nhớ của mình, Vũ cho rằng đó là cái duyên trong quá trình anh quyết tâm học để thay đổi cuộc đời. Năm học lớp 11, mình dùng Sơ đồ tư duy của Tony Buzan, để tổng hợp và hệ thống lại kiến thức đã mất.
Sau đó, anh sử dụng phương pháp tư duy hình nhện để liên kết các kiến thức mới. ây là phương pháp do Vũ phát triển ra từ Sơ đồ tư duy, nhưng mãi đến năm 2 đại học anh mới thực sự luyện trí nhớ.
Lúc đầu rất khó khăn vì bộ não chưa thích ứng với những áp lực nên đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ.
Sau 3 tháng thì não của Vũ bắt được nhịp, và chỉ trong 1 năm anh đã sở hữu một khối lượng kiến thức khoa học lớn chứa trên 500.000 trang giấy A4. Chính điều đó giúp anh thực hiện nghiên cứu khoa học rất thuận tiện và lần lượt chinh phục các kỷ lục thế giới.
Về tương lai, Vũ cho biết anh đang ấp ủ và lên kế hoạch cho dự án “Chia sẻ và truyền cảm hứng về cuộc sống và trí nhớ” cho 200 trường đại học, cao đẳng và THPT trên cả nước.
“Mong muốn của tôi là có thể giúp học sinh và sinh viên Việt Nam nhìn nhận một cách đúng đắn về thái độ sống, lòng tự trọng và thấu hiểu mọi thứ xung quanh trong đó có trí não và cơ thể của mình, để từ đó tạo ra những bước đột phá trong cuộc sống và học tập…”.
Ngoài ra, Vũ cũng đã nhận lời UBND tỉnh Ninh Thuận về việc giúp tỉnh liên kết người tài và du học sinh Ninh Thuận, để từ đó có thể tận dụng tài năng và sức trẻ của họ trong việc xây dựng quê hương trong tương lai.
Dương Anh Vũ hiện nắm giữ 4 kỷ lục thế giới về trí nhớ do 3 Tổ chức kỷ lục Thế giới có trụ sở và văn phòng đại diện tại Mỹ, Ấn ộ và Hong Kong công nhận gồm những khả năng:
- Nhớ được 108 hệ thống dữ liệu toàn cầu về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (như GDP, diện tích, chiều dài bờ biển, HDI, sản lượng dầu thô, dân số, xuất nhập khẩu, tiền tệ, tỷ giá hối đoái…) chứa trên 1.000 trang giấy A4.
- Nhớ được 1.022 tác phẩm văn chương kinh điển thế giới.
- Nhớ được 20.000 chữ số của số pi trong toán học.
- Nhớ được 10.055 mốc sự kiện lịch sử, khoa học và nghệ thuật thế giới chứa trên 15.000 trang giấy A4.
- Có khả năng phản xạ siêu nhanh khi xác định hình thể chỉ qua 1/2 giây.
- Nhớ toàn bộ bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha…).
Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong
'Kỳ nhân' Ninh Thuận
Hai chàng trai cùng tên, cùng quê đã lập những thành tích đáng nể, làm rạng danh đất Ninh Thuận.
Hơn một năm trước, tháng 3/2015, Châu Thanh Vũ, chàng sinh viên Khoa Kinh tế, ĐH Princeton (Mỹ), đã vượt qua hàng trăm bạn đồng môn để trở thành một trong vài người nhận học bổng tiến sĩ kinh tế toàn phần của ĐH Harvard.
Học bổng mà Thanh Vũ nhận được khoảng 80.000 USD/năm trong 5 năm, gồm học phí, tiền ăn ở và một số khoản khác. Trước khi chọn Harvard để theo học, Thanh Vũ còn được mời làm nghiên cứu sinh môn kinh tế ở 7 trường ĐH danh tiếng của Mỹ: Princeton, Stanford, Chicago, Yale, Columbia, Minnesota, Học viện Công nghệ Massachusetts.
Thanh Vũ sinh ra và lớn lên trong gia đình công chức ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp THCS, Thanh Vũ một mình vào TP.HCM để theo học lớp chuyên tin học tại trường Phổ thông Năng khiếu.
Châu Thanh Vũ thư giãn sau thời gian nghiên cứu, học tập. Ảnh: NVCC.
Nhớ về khoảng thời gian này, Thanh Vũ bảo ban đầu cũng có chút mặc cảm vì là học sinh tỉnh lẻ nhưng ước mơ trở thành kỹ sư phần mềm giỏi là động lực để anh vững bước.
Sự cố gắng vượt bậc trong học tập của Thanh Vũ bắt đầu đơm hoa kết trái khi lớp 11 (năm 2009), anh được tổ chức United World College (UWC - Trường Liên kết Thế Giới) tại Việt Nam trao học bổng toàn phần để theo học 2 năm cuối bậc THPT ở Mỹ. Hai năm theo học ở UWC đã làm thay đổi nhận thức của Thanh Vũ. Từ chỗ mê tin học, anh quyết định bước sang lĩnh vực kinh tế.
"Trở thành nhà kinh tế có thể làm thay đổi cuộc sống của nhiều người", Vũ lý giải. Ông Châu Thanh Vĩnh, cha Thanh Vũ, cho rằng chọn nghề là quyết định của con cái. Vì thế, những góp ý của gia đình chỉ mang tính định hướng cho Thanh Vũ.
Tự tin với suy nghĩ của mình, sau khi hoàn thành chương trình phổ thông vào năm 2011, Thanh Vũ quyết định chọn học ngành kinh tế ở ĐH Princeton. Trong khi đó, cùng lúc có thêm 8 trường ĐH danh giá ở Mỹ, Đức, Canada đồng ý cấp học bổng cho anh.
Ở nơi đất khách quê người bộn bề khó khăn, Thanh Vũ bắt đầu "săn" học bổng tiến sĩ từ năm thứ 2 ĐH Princeton để theo đuổi ước mơ trở thành nhà kinh tế học.
Tháng 12/2014, anh nộp đơn xin học bổng tiến sĩ ở ĐH Harvard. Để vào được Harvard, ứng viên phải đáp ứng nhiều tiêu chí cực khó: Có 3 giáo sư giới thiệu, kết quả học tập xuất sắc ở trường ĐH... Vì vậy, mỗi năm, trường này chỉ tiếp nhận 30 - 35 nghiên cứu sinh. Rất vinh dự, Thanh Vũ là một trong 33 nghiên cứu sinh được Harvard xét chọn.
Thanh Vũ nhớ khi nhận được điện thoại từ ĐH Harvard, lòng anh như vỡ òa. "Chào, tôi là GS Helpman của ĐH Harvard. Tôi gọi điện để báo rằng em đã được nhận vào làm nghiên cứu sinh cho chương trình tiến sĩ 5 năm, bộ môn kinh tế của trường...". Sau vài phút điện đàm với vị giáo sư, Thanh Vũ gọi ngay về nhà để báo tin vui cho cha mẹ.
Tiết lộ về kế hoạch tương lai, Vũ cho biết sau khi lấy bằng tiến sĩ, anh sẽ cùng lúc tham gia giảng dạy và làm chuyên gia tư vấn chính sách cho một tổ chức công chuyên ngành tài chính một thời gian rồi trở về phục vụ đất nước.
"Mục tiêu của tôi khi theo học môn kinh tế là để chung tay đưa đất nước mình đi lên", Vũ trải lòng.
Mới đây, ngày 6/11/2016, cùng lúc 3 tổ chức kỷ lục thế giới có trụ sở tại Mỹ, Ấn Độ và Hong Kong (Trung Quốc) là Quỹ Nghiên cứu Hỗ trợ Kỷ lục Thế giới, Sách Kỷ lục Thế giới High Range và Sách Kỷ lục Incredible đã công nhận Dương Anh Vũ lập 4 kỷ lục về trí nhớ học thuật. Khối lượng dữ liệu được Anh Vũ xác lập kỷ lục gồm hàng chục ngàn con số về kinh tế, tác phẩm văn học, mốc sự kiện, định danh các nước trên thế giới...
Trước khi đạt danh hiệu nêu trên, năm 2015, Anh Vũ đã khiến nhiều giáo sư, sinh viên của ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) hết sức kinh ngạc. Chỉ trong vòng 2 giờ, anh đã viết chính xác đến 108 cột dữ liệu khác nhau về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của 206 quốc gia trên thế giới, với 22.248 mục dữ liệu như diện tích, dân số, thủ đô, GDP, tiền tệ, hệ thống chính trị...
Đến giờ thì rõ ràng không ai còn nghi ngờ gì về trí nhớ siêu phàm của Anh Vũ. Thế nhưng, điều thú vị, như tâm sự của chàng thanh niên 28 tuổi này, thời học phổ thông, anh từng bị lưu ban, thi lại, thậm chí không vào nổi trường bán công, phải theo học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
"Tôi vẫn nhớ rất rõ gương mặt của cha ngày ấy. Ông ngồi đối diện, nhìn tôi hồi lâu rồi ôn tồn bảo: 'Người ta học 9 năm đã xong THCS, con thì 10 năm rồi nhưng ngày càng tệ. Thôi, con nên học nghề'.
Tự nhiên, tôi òa khóc vì hiểu được tình thương của cha. Tôi không muốn nghỉ học nên đã cầu xin cha được tiếp tục đến trường, dù đó là hệ giáo dục thường xuyên. Lúc đó, tôi chỉ sợ mang tiếng là kẻ thất học. Mình nhục, cha mẹ cũng nhục...", Anh Vũ tâm sự về quyết định của anh sau kỳ thi bậc THCS.
Từ đó, mỗi tối, Anh Vũ cần mẫn đạp xe hơn 10 km từ nhà ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước xuống TP Phan Rang - Tháp Chàm để theo học bổ túc. Suốt 3 năm bổ túc trung học, hàng ngày, Anh Vũ đều dành vài giờ tìm hiểu phương pháp rèn luyện trí nhớ của Tony Buzan mà tình cờ anh đọc được ở thư viện. Anh Vũ nhớ lại: "Thậm chí, tôi còn dành thời gian trống, xin vào học với các em lớp 8, 9 để bù lại kiến thức đã 'gãy'".
Kết quả học tập 2 năm lớp 11, 12 của Anh Vũ được xếp loại khá. Điều này như một "phép mầu" không chỉ đối với bản thân anh mà còn vượt sức tưởng tượng của gia đình.
Sau đó, Anh Vũ thi vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM. Khi đang học trường này, anh còn theo học ngành Kinh doanh tại ĐH RMIT. Tốt nghiệp, anh được nhận học bổng sau ĐH của Auckland University, New Zealand.
Thầy Nguyễn Đức Thạch - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở Ninh Thuận, người từng phụ đạo môn văn lớp 12 cho Anh Vũ - bày tỏ: "Nói không quá, đây có thể gọi là 'hiện tượng' Anh Vũ".
Theo thầy Thạch, ông liên tiếp bất ngờ khi nghe tin Anh Vũ thi đậu vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM rồi giờ theo học tiến sĩ, lại được nhiều tổ chức kỷ lục thế giới vinh danh. "Đúng là... phép mầu!", ông thốt lên.
Theo Lê Trường / Người Lao Động
ĐH Harvard: 'Cỗ máy' sản xuất tỷ phú của thế giới Harvard là bằng chứng chắc chắn cho tầm quan trọng của đại học đối với thành công của sinh viên khi số tỷ phú xuất thân từ đây bằng tổng số tỷ phú của Saudi Arabia và Tây Ban Nha. Thời đại công nghệ thông tin cho phép con người dễ dàng tiếp cận nguồn kiến thức khổng lồ của nhân loại. Hai...