Chuyện ít biết về người canh giữ 2 con voi vàng nguyên khối vua Hàm Nghi ban
Bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng gồm 2 con voi vàng nguyên khối (nặng tổng cộng 4,4 lượng), 48 đạo sắc phong.
Cố đạo chủ canh giữ bảo vật vua Hàm Nghi ban phải song tuyền (còn cả ông và bà), sống thọ và có đạo đức.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, trong gần 140 năm qua, bảo vật do vua Hàm Nghi ban được ví là “linh hồn” của bà con trên địa bàn. Người dân nơi đây vẫn ngày đêm canh giữ bảo vật mà vua Hàm Nghi ban tặng.
Năm nay, người dân trong xã không tổ chức lễ rước bảo vật mà chỉ làm lễ khai hạ, hát chầu văn tại nhà cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ (70 tuổ.i, người trông coi bảo vật).
Lãnh đạo UBND xã Phú Gia cho biết, theo thông lệ cứ 2 năm một lần, dân làng bầu ra một người có uy tín, gọi là cố đạo chủ. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở năm Ất Tỵ, sau lễ xin keo, “bề trên” đã đồng ý cho ông Phan Hùng Vỹ tiếp tục giữ chức cố đạo chủ.
Cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ. Ảnh: T.L
Qua lời giới thiệu của lãnh đạo xã Phú Gia, chúng tôi đến gặp ông Phan Hùng Vỹ ở thôn Phú Hồ, “ngỏ ý” muốn được chiêm ngưỡng bảo vật vua ban.
Ông Vỹ cho biết, những bảo vật vua Hàm Nghi ban cho người dân xã Phú Gia, không phải ai muốn cũng được chiêm ngưỡng và phải có sự đồng ý của “bề trên”. Để biết “bề trên” có đồng ý hay không thì cố đạo chủ phải thắp nhang khấn xin.
Cố đạo chủ sẽ tiến hành gieo quẻ âm dương. Nếu hai đồng xu một sấp, một ngửa thì có nghĩa là “bề trên” đã đồng ý, còn cả hai cùng sấp hoặc cùng ngửa có nghĩa là thần linh từ chối cho xem.
Video đang HOT
Sau khi khoác lên tấm áo lễ màu đỏ, báo cáo Đức thánh mẫu Trầm Lâm, ông Vỹ gieo hai đồng xu, được một sấp, một ngửa.
Bảo vật vua Hàm Nghi ban được gìn giữ cẩn thận. Ảnh: T.L
Lật mở hòm đựng bảo vật vua ban, cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ cho hay, ông làm nhiệm vụ trông coi bảo vật vua Hàm Nghi từ năm Quý Mão, 2023.
“Đến nay, tôi đã có 2 năm giữ bảo vật. Theo lệ làng, vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm, người dân và các cụ cao niên trong làng tổ chức lễ hạ keo xin bề trên chứng giám chọn cố đạo chủ mới. Tuy nhiên, năm nay sau khi xin keo, thần linh cho phép tôi tiếp tục canh giữ bảo vật.
Nhiệm vụ rất nặng nề nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vì tiếp tục được bề trên tin tưởng”, ông Vỹ nói.
Ông cho biết, theo sử sách, vào năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi (lúc ấy mới 14 tuổ.i) chạy ra vùng núi phía bắc lánh nạn. Đến xã Phú Gia, vua dừng chân lập căn cứ địa Sơn Phòng và ban bố hịch Cần Vương lần 2.
Trong số báu vật vua Hàm Nghi ban có 2 con voi bằng vàng nguyên khối. Ảnh: T.L
Khi căn cứ bị quân Pháp tấ.n côn.g, vua Hàm Nghi chạy vào đền Trầm Lâm ẩn náu. Trong giấc mơ, vua được Thánh mẫu báo mộng quân giặc sắp tới. Sau khi tỉnh giấc, nhà vua rung chuông, rung đạc mời cận thần lại để sắc phong danh hiệu “Thượng thượng đẳng tối linh thần” cho đền Trầm Lâm.
Trước khi vào Quảng Bình, vua ban cho người dân xã Phú Gia 2 con voi bằng vàng nguyên khối (một con nặng 2,7 lượng, một con 1,7 lượng), 40 đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lọng, 2 thanh kiếm lưỡi sắt có cán sơn son thếp vàng, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt…
Cố đạo chủ phải song tuyền
Từ ngày được nhà vua ban cho bảo vật quý cho tới nay, người dân xã Phú Gia luôn cùng nhau gìn giữ, xem đó là vật thiêng liêng, đem lại may mắn cho dân làng.
Cứ hai năm một lần, dân làng bầu ra một người có uy tín, phẩm chất tốt, gia đình hòa thuận và đặt chức danh là cố đạo chủ. Người này được đưa các bảo vật về nhà cất giữ, bảo quản và không được làm thất lạc. Hết “nhiệm kỳ”, bảo vật sẽ được chuyển giao cho người mới.
Đền Trầm Lâm hay còn gọi là miếu Trăm Năm. Ảnh: T.L
Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết, trải qua hơn một thế kỷ, đến nay, xã Phú Gia có hơn 50 vị cao niên được thần linh “ủy thác”, trao chức cố đạo chủ.
Lanh đạo xã Phú Gia cho biết, cố đạo chủ phải là những người trên 65 tuổ.i, có học thức, am hiểu tế tự, phải song tuyền (có đầy đủ vợ, chồng). Trước khi tiếp nhận, cố đạo chủ phải làm lễ xin các bề trên để khẳng định đã được thần linh ủy thác, dân làng tín nhiệm.
Người canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi phải được dân làng tin tưởng. “Ngoài ra, không được xuống bếp nấu ăn, không làm việc đồng áng, giường ngủ đặt nằm sát nơi cất bảo vật. Đặc biệt phải kiêng phụ nữ”, lãnh đạo xã Phú Gia thông tin.
Thường 2 năm một lần, người dân tổ chức lễ rước sắc phong và bảo vật của vua Hàm Nghi. Ảnh: T.L
Lãnh đạo xã Phú Gia chia sẻ thêm, việc chọn cố đạo chủ có từ thời xa xưa và được lưu truyền đến nay.
Việt Nam sở hữu viên ruby nặng 2,16kg là bảo vật quốc gia, thị trường đá quý thế giới cũng phải ngỡ ngàng
Đây không chỉ là viên ruby lớn nhất Việt Nam mà còn là một bảo vật quốc gia, ghi dấu ấn trong lịch sử khai thác đá quý thế giới.
Viên ruby nặng 2,16kg, được phát hiện tại mỏ Tân Hương, Yên Bái vào tháng 4 năm 1997, đã tạo nên cú sốc lớn trong giới khoa học và địa chất. Đây không chỉ là viên ruby lớn nhất Việt Nam mà còn là một bảo vật quốc gia, ghi dấu ấn trong lịch sử khai thác đá quý thế giới. Viên đá này khiến cộng đồng quốc tế phải ngả mũ thán phục với kích thước khổng lồ, độ tinh khiết tuyệt vời và màu sắc rực rỡ khó sánh bằng.
Khi khối đá quý nặng 27 kg được phát hiện tại mỏ Tân Hương, ban đầu nó chỉ là một khối đá xù xì, chứa đầy tạp chất. Tuy nhiên, sau quá trình làm sạch, viên ruby nguyên chất nặng 2,16 kg đã lộ diện, tương đương 10.800 cara. Viên ruby này nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các chuyên gia đá quý, cũng như cộng đồng quốc tế. Với màu đỏ rực rỡ, độ tinh khiết hoàn hảo, viên ruby này được đán.h giá là cực kỳ hiếm và là một bảo vật quốc gia vô giá.
Viên ruby nặng 2,16kg, được phát hiện tại mỏ Tân Hương, Yên Bái.
Ngay sau khi phát hiện, viên ruby được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 1999. Các chuyên gia từ Myanmar sau khi thẩm định đã ước tính giá trị của viên ruby nhỏ (tách ra từ viên lớn) lên đến 250.000 USD và nó được bán đấu giá tại Myanmar với mức giá 290.000 USD. Tuy nhiên, việc định giá viên ruby lớn - "khối đá mẹ" gặp rất nhiều khó khăn. Do lớp tạp chất bao quanh, việc đán.h giá giá trị của viên ruby trở nên phức tạp. Nhiều chuyên gia cho rằng việc loại bỏ lớp tạp chất có thể làm hỏng cấu trúc tự nhiên của viên đá, khiến giá trị của nó giảm đáng kể.
Sau nhiều lần thảo luận và đán.h giá từ các chuyên gia quốc tế, viên ruby này vẫn được công nhận là "độc nhất vô nhị". Mặc dù giá trị của nó vẫn chưa được xác định chính thức, ước tính giá trị của viên ruby có thể dao động từ 835 đến 1.098 triệu USD.
Viên ruby lớn nhất Việt Nam đã được lưu giữ tại Kho bạc Nhà nước trong hơn 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay, nơi cất giữ và giá trị thực sự của viên ruby này vẫn là một bí ẩn. Dù giá trị của viên đá vẫn chưa được định đoạt chính thức, nó đã trở thành niềm tự hào của ngành đá quý Việt Nam và là một biểu tượng của sự giàu có, quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước.
Trên thế giới, viên Ruby lớn nhất có trọng lượng lên đến 55,22 carat, được đặt tên là Fura( Ngôi sao Fura) soán ngôi viên đá từng giữ ngôi vị trước đây có trọng lượng trên 25 carat. Viên Ruby Estrela de Fura được công ty Fura khai thác ở mỏ khoáng sản Montepeuz, miền Bắc Mozambique tháng 7/2022. Đây là địa điểm mới và thường xuyên phát hiện Ruby hơn, ngoài những địa điểm truyền thống tại Myanmar. Myanmar vốn từng được xem là nơi sở hữu nhiều viên hồng ngọc nhất.
Ông lão đào măng phát hiện ra đống cổ vật, bán với giá vài triệu đồng nào ngờ lại là báu vật quốc gia Vô tình phát hiện ra 1 đống cổ vật nhưng do hiểu biết hạn hẹp, ông lão đào măng đã bán với giá rẻ mạt, nào ngờ đây lại chính là báu vật quốc gia có giá trị không tưởng. Những năm 2000, 1 người nông dân ở huyện Wuyi, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã phát hiện 1 đống đồ cổ khi...