Chuyện học ở vùng giải phóng Củ Chi
Hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973, một phần Củ Chi (phía Bắc) đã trở thành vùng giải phóng. Công tác chuẩn bị cho nền giáo dục ngày đất nước thống nhất được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Giáo dục trên đất thép anh hùng đã nở hoa trong khói lửa, tạo nền tảng vững chắc mở ra một thời kỳ mới sau đó.
Mô phỏng đường vào khu giải phóng Củ Chi tại Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Hoa trong lửa
Đầu tháng 3/1973, Tiểu ban giáo dục khu vực Sài Gòn – Gia Định đã cử người về phối hợp cùng với cán bộ làm giáo dục huyện Củ Chi để xây dựng phong trào dạy và học. Ấp Sa Nhỏ (xã Trung Lập Thượng) và Phú Thuận (xã Phú Mỹ Hưng) được vận động thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã khác.
Mặc dù được xác định là vùng giải phóng nhưng địch thường xuyên, bắn pháo, thả bom, càn quét lấn sân nên dân cư chưa ổn định. Ăn ở còn chưa yên, nói gì chuyện cho con đi học. Lớp mở ra ban đầu chỉ lèo tèo vài ba em. Địch phá quá, học được dăm ba hôm trò lại nghỉ. Anh em đi mở đường không khỏi buồn.
Nhưng Tiểu ban giáo dục khu thì cực kỳ kiên quyết trong chỉ đạo. Không tổ chức được thành công nền giáo dục mới ở vùng giải phóng thì sẽ rất khó cho việc gây dựng nền giáo dục cách mạng ở miền Nam khi giải phóng hoàn toàn. Vậy là trước lúc mở lại lớp học, anh em phải hòa vào sống cùng dân, đào công sự, dọn dẹp hậu quả chiến tranh, dần tiến tới tổ chức học hát, học múa… tập thể với thiếu nhi. Các hoạt động thể hiện sự nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô đã cuốn hút học sinh, đả thông được việc phụ huynh đồng ý cho con em đến lớp.
Trong cuốn tư liệu, nhà giáo Lưu Văn Nam cho biết: Khi đó, lớp học ở ngay trong nhà dân, bàn ghế là thùng đạn, bảng đen là thùng pháo hoặc một tấm ván nhỏ. Để tránh giặc càn quét, mỗi học sinh có một túi ni lông đựng sách vở, sáng đem chôn cất kỹ, khoảng 3 giờ chiều moi túi sách lên đi học.
Khó nhất cho việc gây dựng giáo dục vùng giải phóng là giáo viên. Từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1974, ít nhất có hai trận càn lớn địch đánh thẳng vào vùng giải phóng. Ấy là chưa kể mỗi ngày đều có tên bay đạn lạc.
Để tránh địch bắn phá bừa bãi, việc phân tán các lớp học là cần thiết. Thế nhưng muốn phân tán lớp thì phải có nhiều giáo viên. Ở xóm, ấp quá khó tìm người để huấn luyện làm giáo viên. Vì thế, một giải pháp khá sáng tạo đã được cán bộ giáo dục của địa phương đưa ra là vận động các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn cử người đến dạy học cho trẻ, đồng thời tổ chức ngay việc đào tạo giáo viên của địa phương bằng các lớp bổ túc văn hóa cho thanh niên.
Video đang HOT
Vận động được thanh niên nào đứng lớp thì bồi dưỡng ngay theo kiểu cầm tay chỉ việc, đưa đi dự giờ rồi tập dạy thử. Những lớp bồi dưỡng 10 ngày và dài ngày được mở ra đã thu hút những người có trình độ lớp 3, lớp 4 đi học để biết nghiệp vụ sư phạm. Vấn đề đội ngũ được khắc phục dần.
Học sinh TPHCM tham quan mô hình hầm trú bom trong vùng giải phóng Củ Chi.
Con chữ thành đồng
Sự chủ động, sáng tạo của người làm giáo dục vùng giải phóng đã mang lại thành quả đáng kinh ngac. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuối tháng 3/1973, Sa Nhỏ đã mở được 2 lớp phổ thông với 20 học sinh và một lớp bổ túc với 5 học viên; Phú Thuận cũng có 2 lớp 15 học sinh với một nhóm bổ túc 4 học viên.
Đến cuối năm 1973 ở Củ Chi đã có 2 trường phổ thông cấp 1 (An Phú và Phú Mỹ Hưng) với 16 lớp từ vỡ lòng đến lớp 4 tổng cộng 212 học sinh, cùng 3 lớp bổ túc văn hóa với 25 học viên. Cuối năm 1974 số học sinh tăng lên 284. Ngoài ra còn có 6 lớp bổ túc ban đêm với 60 học viên… Hệ thống trường lớp ở xóm ấp đã thu hút được 89% trẻ đến trường.
Mở được lớp, được trường trong điều kiện địch trường xuyên lấn sân càn phá đã là điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn chính là hiệu quả của việc dạy, học.
Mặc dù, nhiều người chỉ mới xong chương trình bổ túc tiểu học, thế nhưng, bằng tất cả tấm lòng và trách nhiệm, những người thầy vùng mới giải phóng đã không ngừng tự học, tìm tòi để truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học sinh thân yêu.
Sưu tầm truyện anh hùng, truyện đạo đức rồi soạn thành bài giảng dạy cho các em; cùng nhau soạn bài tập thể để bổ sung cho nhau những thiếu sót. Các thầy còn đón học sinh đi học, đưa đi tránh pháo, dẫn các em về tận nhà, săn sóc quần áo, sách vở…
Tấm lòng và sự truyền đạt của những người thầy vùng giải phóng đã mang lại hiệu quả giáo dục to lớn. Học sinh biết chữ, biết tri thức và biết sống đẹp theo gương những người cách mạng. Một câu chuyện thật cảm động mà nhà giáo Phan Trọng Tân (Nguyên trưởng ban giáo dục T 4) còn ghi lại được: Ấy là có một gia đình nọ kinh tế còn khó khăn, cũng ngại đạn pháo đã quyết định đưa con đang học vùng giải phóng gửi tạm bà con vùng ấp chiến lược.
Trước khi đi, em học trò đã viết một bức thư bày tỏ sự luyến tiếc cảnh học tập vùng giải phóng và nỗi khổ tâm khi xa thầy, xa bạn vào vùng địch. Đọc thư con, cầm lòng không được, người cha vội hạy theo đưa con trở lại vùng giải phóng…
Có biết bao câu chuyện đẹp như những đoá hồng thắm về giáo dục vùng Bắc Củ Chi từ sau ngày Hiệp định Paris ký kết đến ngày giải phóng. Để sự học lên ngôi, phụ huynh góp 1.000 tầm vông, 500 tấm tranh, 86 cây cột xây hai ngôi trường An Phú, Phú Mỹ Hưng. Trong cảnh đạn bom, có cô giáo như cô Minh (trường Cây Điệp) đã lao mình vào khói lửa napan để cứu học trò… Và những lon gạo nhỏ, chút tiền be bé, những xâu cá vừa kiếm từ rạch lên được tận tay những người cha, người mẹ học trò chăm lo nuôi thầy cô gieo chữ.
Nhờ xây dựng và phát triển tốt giáo dụcvùng giải phóng Củ Chi, cũng như các vùng giải phóng khác, nên đúng ngày 1/5/1975 cùng với các ban ngành khác, Tiểu ban giáo dục T.Ư Cục miền Nam đã thực hiện thành công việc tiếp quản tất cả các cơ sở giáo dục của Ngụy quyền tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam; Tập hợp đội ngũ giáo chức của chính quyền cũ, cho học tập chính trị, động viên anh chị em tham gia công tác giáo dục cách mạng, tạo nền tảng vững chắc mở ra một thời kỳ mới – Thời kỳ giáo dục thống nhất đất nước.
Hà Bình
Theo GDTĐ
Bạn đọc viết: Chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ của con
Con trai tôi vừa có chuyến đi trải nghiệm thực tế về. Chưa bao giờ tôi thấy cháu vui và hồ hởi như thế. Con rạng rỡ kể cho mẹ nghe bao điều thú vị học được qua chuyến thực tế. Đúng là "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" quả chẳng sai.
Ảnh minh họa
Năm nay, trường con trai tôi tổ chức cho học trò đi tham quan kết hợp trải nghiệm thực tế ở địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Nhớ lúc đầu khi con xin phép ba mẹ đi tham quan, tôi đã ngần ngừ không đồng ý. Tôi tìm đủ lý do để từ chối con. Rằng đi xa để làm gì. Vừa mệt mỏi, lại mất thời gian. Muốn biết, con chỉ cần mở mạng ra là có hết. Thế nhưng cháu vẫn cố xin mẹ đi bằng được. Cuối cùng tôi đành miễn cưỡng đồng ý.
Từ trước giờ, tôi rất ít cho con đi chơi. Tôi luôn sợ con bị cám dỗ rồi hư hỏng. Ngoài ra, tôi còn lo sợ vấn đề xe cộ nữa. Thế là ít khi tôi cho cháu đi xa. Với tôi bọn trẻ con, mình luôn phải quản lí chặt chẽ. Tốt nhất là ngoài giờ học con nên ở nhà học hành cho ba mẹ yên tâm.
Lần đầu tiên được đi xa, con tỏ vẻ háo hức vô cùng. Con chuẩn bị đủ thứ cho chuyến đi. Từ đồ ăn thêm đến nước uống mang theo. Cả đêm con cứ trằn trọc không ngủ. Tôi phải nhắc mãi con mới yên tâm mà chợp mắt.
Suốt buổi con đi, tôi cứ đứng ngồi không yên. Trong lòng tôi cứ thấp thỏm những lo âu. Lần đầu tiên thằng bé đi xa mà không có mẹ. Không biết con sẽ ăn uống như thế nào đây. Thỉnh thoảng nóng ruột, tôi lại điện thoại cho cô chủ nhiệm để hỏi tình hình. Biết tôi lo lắng, cô chủ nhiệm luôn trấn an tôi. Rằng các cháu rất khỏe và vui. Các con hát hò suốt chặng đường đi. Gần trưa thì cô đã chụp một số hình ảnh của các con để tôi thật sự an tâm.
Gần 6h tối con mới về đến nhà. Tôi thật sự ngạc nhiên vì con rất rạng rỡ. Con kể mẹ nghe bao nhiêu là chuyện vui trong chuyến đi trải nghiệm. Nào là con được khám phá những ngõ ngách, đường hầm nổi tiếng của địa đạo. Lần đầu tiên con biết được để có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay có rất nhiều chiến sĩ còn trẻ tuổi phải hy sinh. Con may mắn vì được sống trong hòa bình. Rồi con được ăn củ mì chấm muối miễn phí nữa...
Cứ như thế, con hào hứng kể cho mẹ về chuyến trải nghiệm thú vị của mình. Lần đầu tiên con được xuống ruộng bắt cá rồi tập làm nông dân... Con được đi xuồng ba lá. Con còn bảo khi ngồi xuồng ai cũng phải mặc áo phao để đảm bảo độ an toàn... Nhìn con say sưa kể về chuyến đi tôi rất vui và hạnh phúc. Quan trọng là chuyến đi này con đã học được rất nhiều kĩ năng sống.
Kể xong, con còn thủ thỉ với mẹ rằng sắp tới lớp con sẽ tham gia hội chợ ẩm thực. Các con sẽ được giao một số tiền nhất định rồi chọn món ăn để làm và bán trong hội chợ. Chúng con đang tính toán xem đợt tới sẽ làm món gì ngon mà rẻ để bán cho có lời.
Nghe con nói, tôi thật sự bất ngờ. Tôi giật mình vì những suy nghĩ của con. Bây giờ thì tôi đã nhận ra cái sai của mình. Lúc nào tôi cũng chỉ biết bắt con học và học. Thằng bé rất ít khi được đi chơi. Giờ giấc của con tôi quản rất chặt. Thành thử con không được trải nghiệm thực tế bao giờ. Thật may là bữa nay tôi đã nhận ra.
Mong sao các con được trải nghiệm thật nhiều những chuyến đi thực tế. Đó chính là những bài học quý báu giúp con trưởng thành và hình thành những kĩ năng sống cần thiết.
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Chuyển hóa những cảm xúc tích cực GD&TĐ - Mạnh dạn đăng kí tham gia Chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" do VTV7 và Công đoàn Giáo dục Việt Nam thực hiện, cô Nguyễn Hiền Lương - giáo viên Trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) đã được GS Peck-cho - một chuyên gia giáo dục đến từ Đại học Nữ sinh Sookmyung (Hàn Quốc), chỉ...