Chuyện học hành của con nguyên thủ quốc gia
Con gái tổng thống Mỹ theo học trường tư thục danh tiếng, thủ tướng Anh cho con học trường công lập trong khi ái nữ nhà Putin hoàn thành chương trình đại học tại trường cũ của bố.
Con gái Tổng thống Mỹ Barrack Obama học trường tư thục danh tiếng
Malia và Sasha Obama, hai ái nữ của ông chủ Nhà Trắng, từng học trường Thí nghiệm thuộc Đại học Chicago khi gia đình họ còn sống ở đây.
Hai con gái ông Obama học tại trường Sidwell Friends và được mật vụ đưa đón hàng ngày. Ảnh: Daily Mail
Vợ chồng ông Obama luôn cố gắng để con gái trải qua thời học sinh một cách bình thường nhất có thể. Hai chị em ăn bữa trưa tại trường, lên lớp, làm bài tập như các bạn khác. Hai tiểu thư quyền quý nhất nước Mỹ cũng phải làm bài tập về nhà, tham gia các hoạt động ngoại khóa như cắm trại, lễ hội tại trường.
Sau khi ông Obama nhậm chức, gia đình ông chuyển vào sống ở Nhà Trắng. Hai vợ chồng tham khảo thông tin nhiều trường tư thục trong khu vực và quyết định chọn Sidwell Friends làm nơi học tập của con.
Ngôi trường, được thành lập năm 1883 ở thủ đô Washington, từng giáo dục con cái nhiều chính trị gia nổi tiếng. Hiện tại, hai con gái Tổng thống Obama và cháu gái của Phó tổng thống Joe Biden là học sinh của trường.
Vào các kỳ nghỉ, Malia và Sasha thường tìm việc làm thêm. Con gái lớn của ông chủ Nhà Trắng sẽ tốt nghiệp vào năm 2016, Washington Post cho hay.
Hai con gái ông Putin học tại trường cũ của bố
Tổng thống Nga có hai con gái. Maria sinh năm 1985 và Ekaterina sinh năm 1986. Việc học hành của hai ái nữ nhà Putin thường xuyên thay đổi, phụ thuộc công việc bố đảm nhiệm.
Video đang HOT
Trong thời kỳ ông chủ điện Kremlin làm điệp viên thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), Maria và Ekaterina sống tại Đông Đức. Năm 1991, gia đình họ trở về Nga và chuyển đến thủ đô Moscow năm 1996. Ông Putin ghi danh cho Maria vào trường Quốc tế Đức Friedrich Haass.
Maria và Ekaterina học tại Đại học St Petersburg, trường cũ của Tổng thống Putin. Ảnh: Best-masters
Sau khi ông Putin trở thành người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga, được bổ nhiệm làm thủ tướng, con gái lớn rời trường, học tại nhà nhằm đảm bảo an toàn. Sau này, ông cũng mời gia sư về dạy con gái út Ekaterina.
“Chúng tôi phải làm rất nhiều bài tập dù không đến trường”, Maria từng phàn nàn.
Năm 2000, cô bày tỏ nguyện vọng học ngành quản lý trong khi em gái Ekaterina muốn trở thành nhà thiết kế nội thất.
Cuối cùng, hai cô theo học Đại học St Petersburg, trường cũ của bố. Maria học ngành Sinh học còn Ekaterina học Đông Phương học. Trong thời kỳ học tại đây, ái nữ nhà Putin cũng làm thêm như những bạn học khác, theo Daily Mail.
Tổng thống Vladimir Putin từng bày tỏ: “Tôi rất tự hào về các con”.
Tiểu thư nhà Chủ tịch Trung Quốc tốt nghiệp Harvard
Tập Minh Trạch là con gái duy nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện. Từ năm 2006 đến năm 2008, cô từng học tiếng Pháp tại Trường Ngoại ngữ Hàng Châu. Sau một năm học ngành dịch thuật tại Đại học Chiết Giang, năm 2010, Minh Trạch trở thành sinh viên năm nhất Đại học Harvard.
Ông Tập Cận Bình chở Tập Minh Trạch trên xe đạp tại thành phố Phúc Châu khi con gái còn nhỏ. Ảnh: Xinhua
Theo các sinh viên Trung Quốc học tại đây, con Chủ tịch Tập hiếm khi xuất hiện công khai. Cô là người kín đáo, ham học. Một số giáo sư cho biết, Minh Trạch đạt thành tích học tập tốt. Cô thường đọc sách trong thời gian rảnh. Cô cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các vệ sĩ, ít tham gia tiệc tùng tại trường.
Trong thời gian học ở Mỹ, cô gái này sống kín tiếng, chỉ một số giáo sư và bạn bè thân thiết biết thân phận thật của cô. Năm 2014, Tập Minh Trạch về nước sau khi tốt nghiệp, theo Newyorker.
Con thủ tướng Anh học trường công lập
Trong chiến dịch tranh cử, ông David Cameron đề xướng cải cách giáo dục. Sau khi đắc cử, ông cùng Đệ nhất phu nhân Samantha quyết định cho 3 con học tại trường công lập.
Ông Cameron thường đi bộ đến trường đón con gái út Florence tan học. Ảnh: Rex
Từ năm 2015, con gái Nancy, 11 tuổi, theo học trường Trung học Gray Louth ở quận Westminster. Được thành lập năm 1698, trường ưu tiên tuyển sinh con cái giới thị dân nghèo tại thành phố London. Trường chuyên về các ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp, Latin.
Con trai Arthur, 9 tuổi, là học sinh một trường tiểu học thuộc quận Kensington gần trung tâm London. Con gái út Florence, 5 tuổi, học tại trường mẫu giáo công lập bán trú gần Dinh thủ tướng.
Ông David Cameron là thủ tướng Anh thuộc Đảng Bảo thủ đầu tiên cho con theo học trường công lập trong thời kỳ tại nhiệm. Đặc biệt hơn, vợ chồng ông tự đưa đón con đi học và hiếm khi dùng xe hơi mà đi bộ cùng con, theo Daily Mail.
Theo Zing
Sinh viên chọn chuyên ngành theo kiểu quay xổ số
Để đảm bảo sự cân bằng giữa các chuyên ngành, Đại học Nam Hoa, Trung Quốc, phân lớp cho sinh viên theo hình thức quay xổ số ngẫu nhiên.
Đại học Nam Hoa ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vừa bị chỉ trích vì phân lớp cho sinh viên theo cách ngẫu nhiên trong hệ thống xổ số, theo Xinhua.
Trường yêu cầu sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật Dân dụng chọn một trong số 7 chuyên ngành. Tuy nhiên, một số chuyên ngành được ưa thích hơn các chuyên ngành khác. Vì thế, nhiều sinh viên không thể theo học chuyên ngành họ muốn vì lớp hết chỗ.
Lu Qinghua, người đại diện Đại học Nam Hoa, giải thích về phương pháp chia lớp kỳ quặc của trường: "Chúng tôi buộc phải đưa ra một biện pháp. Nếu việc chọn lớp chỉ dựa vào mong muốn của sinh viên, một số lớp sẽ quá tải, trong khi các lớp khác không đủ chỉ tiêu. Một số trường khác cũng sử dụng biện pháp tương tự".
Theo ông Lu, trường cho phép những sinh viên đạt kết quả cao trong năm học thứ nhất tự chọn chuyên ngành. Như vậy, 190 em trong số 585 sinh viên sẽ được tự chọn, không phụ thuộc quá trình sắp xếp ngẫu nhiên của trường.
Chỉ những sinh viên có kết quả học tập năm trước cao mới có quyền tự chọn lớp hay nộp đơn chuyển chuyên ngành. Ảnh: Chinanews.
Cư dân mạng chỉ trích sự lười biếng của bộ phận quản lý trường Nam Hoa. Người có tài khoản Jingshuishenliu nhận xét: "Trường rất vô trách nhiệm. Sinh viên có quyền lựa chọn chuyên ngành họ thích. Trường không nên hy sinh cơ hội phát triển của sinh viên chỉ để đảm bảo sự cân bằng giữa các lớp".
Si Hanhan, phóng viên hãng tin tức Guangming, đồng ý với quan điểm trên. Ông cho rằng, nhà trường nên khảo sát thị trường để xác định môn học cần thiết và loại bỏ các khóa học lỗi thời. Theo ông, việc Nam Hoa ưu tiên quyền lựa chọn cho sinh viên học tốt cũng là hình thức của tình trạng phân biệt đối xử.
Một cán bộ khác của nhà trường cho biết, Nam Hoa đã áp dụng biện pháp này trong nhiều năm và từng yêu cầu sinh viên, giảng viên cho ý kiến phản hồi.
"Sau một năm học, 10% sinh viên có thành tích tốt nhất khóa có thể nộp đơn chuyển chuyên ngành", ông nói.
Một sinh viên vừa trải qua quá trình phân chuyên ngành theo kiểu quay xổ số nói trên Beijing Times: "Tôi nghĩ cách này khá công bằng. Sinh viên buộc phải học tập chăm chỉ để có quyền chọn chuyên ngành. Những bạn không hài lòng với kết quả chia lớp ngẫu nhiên của trường cũng có thể đổi với bạn khác".
Theo Zing
Chàng sinh viên đi học bằng máy bay Để tiết kiệm tiền, một sinh viên thuê nhà trọ tại Ba Lan và đến trường đại học ở Anh bằng máy bay. Jonathan Davey, 23 tuổi, học ngành Nhân chủng học tại Đại học London, Anh, đã tìm ra cách đặc biệt để tiết kiệm tiền khi hàng nghìn sinh viên khác đang lao đao vì nợ. Sau khi biết giá thuê...