Chuyện Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam: 25 tuổi bị mang “mác chửa hoang”, quyết định táo bạo và làm lại cuộc đời bên trời Tây
Tình yêu đầu đời đến với bà Thu Trang kéo theo cả giông tố ập đến. Nàng Hoa hậu có lẽ chẳng ngờ được mình bị phản ứng khủng khiếp như thế của dư luận, chỉ vì trót yêu một người đàn ông đã có gia đình.
Trong một cuộc tình phức tạp, người đến sau, người thứ ba luôn chịu nhiều áp lực, tai tiếng và không mấy khi được thông cảm. Nhưng cũng có người thứ 3 biết hối cải và vượt qua chính mình. Đó là câu chuyện của Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, bà Thu Trang.
Năm 1955, một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm kiếm Hoa hậu đã diễn ra tại rạp Lido Chợ Lớn, Sài Gòn. Người thắng giải năm ấy là bà Công Thị Nghĩa (1932), còn gọi là Thu Trang, sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, chuyển vào Sài Gòn sống năm 10 tuổi. Bà sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời: Làn da trắng mịn, khuôn mặt thanh tú với lông mày cong vút, mắt buồn, môi mọng và sống mũi thẳng tắp. Bà từng là điệp báo của Việt Minh tại nội thành Sài Gòn, là nhà báo, nhà thơ, nhà văn… trước khi trở thành Hoa hậu.
Nhan sắc đài các của bà Thu Trang thời trẻ.
“Gió táp mưa sa” ở tuổi 25 và cái thai trên đất Nhật với người đàn ông có vợ con
Sau khi đăng quang, Hoa hậu Thu Trang khi đó có sức hút rất lớn với công chúng. Bà được giới nghệ sĩ, điện ảnh và người hâm mộ săn đón rất nhiều. Năm 1957, Thu Trang được mời tham gia bộ phim thứ hai mang tên “Lục Vân Tiên” của đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Ông vừa là đạo diễn vừa sáng tác nhạc cho phim, vừa tham gia đóng phim. Phim “Lục Vân Tiên” được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác như một cách quảng bá, thi thố điện ảnh Việt với thế giới.
Bà Thu Trang khi đăng quang Hoa hậu và các poster quảng bá phim do bà thủ vai chính.
Toàn bộ hậu kỳ của phim phải làm ở Nhật trong thời gian dài. Do thiếu kinh phí, đoàn từ bốn người đã rút lại còn 2 người: Thu Trang và đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Lần đầu tiên Việt Nam mang phim dự liên hoan và giới thiệu, những cuộc ra mắt liên tục khắp nơi, Thu Trang và đạo diễn Hạp sóng đôi xuất hiện trên báo chí như hình với bóng. Mà không chỉ trên báo chí hay trong phim, cả cuộc sống thường nhật nơi đất khách cũng thế…
Năm 1957 là một năm vinh quang và cả đau đớn với Thu Trang. 25 tuổi, bà ngã vào vòng tay đạo diễn Hạp. Sau này, bà viết trong hồi ký: ” Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh.
Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn, càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt, phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?
Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo… “.
Đó là mối tình sai lầm và ngang trái, vì đạo diễn Tống Ngọc Hạp khi đó đã có vợ con. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi về chuyện này, bà Thu Trang giãi bày: ” Tình bạn giữa chúng tôi có từ khi gặp gỡ nhau trên quan niệm văn nghệ, lúc bấy giờ tôi đang giữ trang Phụ Nữ cho tờ Lẽ Sống. Ông Hạp đã hiểu biết tôi qua những bài vở của tôi. Từ tình bạn đến tình yêu cũng không bao xa… “.
Video đang HOT
Nàng Hoa hậu chưa từng nếm mùi trái cấm sa ngã vào cuộc tình với vị đạo diễn.
Bà cũng chia sẻ rất thẳng thắn rằng: ” Tôi biết ông ấy có gia đình nhưng theo lời ông thì vợ chồng ông đang ở trong thời kỳ ly thân, hai người đang xúc tiến đến việc ly dị, trước khi ông quen biết tôi… Ngay khi ở Sài Gòn (lúc chưa sang Nhật – PV), ông Hạp cho tôi biết ông không thể ly dị một cách hợp pháp, vì ông không có hôn thú.
Ông ấy đã giải quyết việc trả tự do cho nhau bằng sự thỏa thuận giữa vợ chồng ông. Hình như hai người có làm giấy với nhau, ông Hạp cho bà Nguyệt hết cả nhà cửa tiền bạc. Như thế tất nhiên trên phương diện pháp lý ông ta là người… hoàn toàn tự do “.
Tin lời người tình, nàng Hoa hậu chưa từng nếm mùi trái cấm sa ngã vào cuộc tình ngang trái. Ở Nhật, đạo diễn Hạp ngỏ lời cầu hôn bà và viết thư xin phép đằng gái.
Bà kể lại: ” Thân phụ tôi có trả lời và bắt buộc là song thân ông Hạp đứng làm chủ hôn mới được. Nhưng vì lý do phải hoàn thành cho xong cuốn phim, nên tôi kẹt ở lại Nhật lâu. Và cũng vì tin lời ông Hạp đã li dị xong, tất nhiên không có gì trở ngại nữa thì sự thành hôn ở đâu cũng được. Hơn nữa, tôi có ý ở lại bên Nhật ít lâu để học thêm về điện ảnh “.
Nghị lực của mẹ đơn thân và mối tình lặng câm của thi sĩ Bùi Giáng
Bà kiên quyết giữ lại đứa con đang lớn dần lên trong dạ mình. Đến mùa thu năm 1957, cả hai trở về Sài Gòn. Lúc này, bà đã gần đến ngày sinh nở. Bà bị sốc nặng, vì đón mình ở sân bay là một đám đông cuồng nộ. ” Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy “, bà viết.
Trong hồi ký của mình, bà cũng kể tỉ mỉ về chiếc vali chứa đồ sơ sinh chuẩn bị cho con trai bị xé nát; quần áo, nữ trang bị mất, chỉ còn hình ảnh, giấy tờ cần trong bóp tay là lành lặn. Nhà sản xuất người Ấn Độ tên Robert phải dẫn bà ôm bụng tháo chạy trên xe hơi riêng của ông để thoát khỏi sự giận dữ của đám đông.
Sau đó, không có một đám cưới nào diễn ra, một phần vì gia đình ông Hạp phản đối. Bà kể lại trong cuộc phỏng vấn: ” Gia đình tôi định đưa nội vụ ra pháp luật, nhưng tôi không muốn đưa vấn đề tình cảm ra trước tòa, thà là giải quyết êm đẹp với nhau, như thế tránh đau khổ cho tôi. Vì vậy, tôi chỉ mong ước sao vợ chồng ông Hạp hàn gắn lại với nhau. Tôi rất sẵn sàng hủy bỏ cuộc hôn nhân này (cuộc hôn nhân trong ảo tưởng) bất cứ lúc nào “.
Bà Thu Trang và con trai. (Ảnh chụp tại Pháp)
Bà quyết định làm mẹ đơn thân, đặt tên con trai theo họ cha – Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu đầy bi kịch của mình. Sau này, bà cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Tống Ngọc Hạp.
Cuối năm 1957, một nhóm các nhà làm phim người Mỹ đến Việt Nam để dự định thực hiện bộ phim “Người Mỹ trầm lặng” dựa trên tiểu thuyết đang ăn khách lúc đó. Đạo diễn Mankiewicz đã nhắm Thu Trang cho vai diễn cô gái Việt trong phim nhưng bà từ chối gặp. Bà từ chối một cơ hội quý để tìm đường đến kinh đô điện ảnh Mỹ, chọn làm mẹ trong bình an. Sinh con xong, bà xin vào làm việc ở một công ty nước ngoài để tránh điều tiếng.
Đột nhiên lâm vào tình cảnh “chửa hoang”, bị người hâm mộ quay lưng nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng. Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là: “Còn hai con mắt, khóc người một con” chính là viết cho riêng bà. “Khóc người một con”, tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu. Bài thơ này sau đó được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc “Con mắt còn lại”.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho riêng bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập “Mưa nguồn” in năm 1962, ông viết: “Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này”.
Thi sĩ Bùi Giáng là một trong những người đàn ông say mê nàng Hoa hậu nhưng không được hồi đáp.
Sau này, họa sĩ Bửu Ý cũng công bố bài thơ do họa sĩ chép lại từ thơ Bùi Giáng tặng riêng cho nàng thơ Thu Trang: “Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ”.
Đó là mối tình đơn phương thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách của thi sĩ Bùi Giáng. Vì Thu Trang, dù có gặp gỡ, trao đổi chuyện văn chương nhưng nhất mực cự tuyệt tình yêu của Bùi Giáng cũng như của những người đàn ông khác muốn đến với mình.
Trong hồi ký, bà kể về kỷ niệm lần gặp gỡ với thi sĩ vào một ngày mưa năm 1961, khi bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ, ông biết bà đi là không trở lại. ” Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về! “. Từ đó về sau, họ không gặp nhau nữa.
Cuộc đời mới kiêu hãnh nơi trời Tây
Năm 1961, bà Thu Trang nhận được lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và quyết định chuyển đến đất nước này sinh sống. Tuy nhiên tại Pháp, bà không đóng phim nữa mà quay lại với con đường tri thức. Bà xin vào học Trường Cao học về lịch sử và triết học – thuộc trường Đại học Sorbonne. Vì số tiền dành dụm mang theo từ Việt Nam ngày càng cạn kiệt nên bà phải vừa đi học vừa làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh để chi trả sinh hoạt phí cho 2 mẹ con.
Tại trường học, bà đã tiếp cận và sớm thân thiết với một nhóm sinh viên khuynh tả, quan tâm và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Bà đã gặp chân ái cuộc đời mình – ông Marcel Gaspard, người sau này là bạn đời của mình trong những năm tháng đó.
Đến tuổi trung niên, bà trở thành một học giả có tiếng tăm trong cộng đồng người gốc Việt tại Pháp. (Ảnh chụp tại Pháp)
Năm 1978 bà trở thành Tiến sĩ Sử học tại Đại học Paris 7 tại Pháp. Bà cũng miệt mài đóng góp cho những hoạt động của người Việt tại Pháp, hỗ trợ giúp đỡ du học sinh. Bà cũng thường xuyên giao lưu với các trí thức lớn của Việt Nam mỗi khi họ có dịp qua Pháp.
Không chỉ nghiên cứu sử học, bà còn tiếp tục viết thơ, truyện, hồi ký, xuất bản nhiều sách và năm 1990, được bình chọn là một trong 100 nhà thơ Việt nam được yêu mến của thế kỷ 20. Ở tuổi xế chiều, bà được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Việt Nam. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ thân phận mình là Hoa hậu Thu Trang.
Bà Thu Trang và nhà văn Trần Thị Hảo. (Ảnh chụp tại Pháp)
Những thông tin, hình ảnh về cuộc sống hôn nhân của bà cũng không được tiết lộ. Nhưng nhìn ánh mắt rạng rỡ, tự tin trong những bức ảnh gần đây nhất, có thể phỏng đoán rằng, cuộc sống bên Giáo sư y khoa Marcel Gaspard nơi đất Pháp của bà khá hạnh phúc và an yên.
Tiến Luật: Vợ chồng tôi không dám có con nữa vì tôi sợ quá, nỗi ám ảnh vẫn còn
"Tới tận bây giờ vợ chồng tôi vẫn không dám có con nữa vì tôi sợ quá, nỗi ám ảnh vẫn còn đến hiện tại" - diễn viên Tiến Luật nói.
Vừa qua, tại chương trình Ký ức vui vẻ, các nghệ sĩ đã cùng nhau ôn lại chuyện sinh nở của mình.
NSND Tự Long: Cảm giác của tôi trong đó rất hoang mang, lo lắng, sợ hãi
NSND Tự Long là người từng được vào phòng sinh cùng vợ, liền nói: " Thời buổi bây giờ sinh con rất tiện. Trước khi vợ tôi sinh, tôi đều đưa cô ấy đi mua những đồ cần thiết, không đến mức lỉnh kỉnh, chủ yếu là khăn bịt trán, bịt thóp, bao tay, bao chân, quần áo sơ sinh. Nói chung là người ta bán hết mọi thứ.
Chứ ngày xưa các em tôi sinh còn thiếu thốn, phải đi mượn cả khăn, tã, xô. Nhiều khi về nhà bọn trẻ con còn bảo: "Ngày xưa mẹ mày mượn tã của tao đấy, nên mày phải đối xử tốt với tao vào".
Chủ yếu tôi chỉ lo việc đón hai mẹ con về, kéo rèm như thế này, đội mũ cho con ra sao. Bây giờ mọi thứ đều bán sẵn hết rồi nhưng cảm giác đưa vợ đi sinh vẫn rất đặc biệt.
Tôi còn may mắn được vào cùng vợ trong lúc vượt cạn. Con tôi lúc sinh ra còn bị tràng hoa quấn cổ đến hai vòng, phải thò mũi tiêm vào hút ra nó mới sống được, chậm một chút là chết.
Cảm giác của tôi trong đó rất hoang mang, lo lắng, sợ hãi. Dù có rất nhiều phương tiện máy móc nhưng lúc ấy tôi mới hiểu câu "người chửa cửa mả", nhiều cái mà tôi không thể hình dung ra được.
Có người đau đẻ mà chửi từ đầu đến cuối, chửi cả bác sĩ, gặp ai cũng chửi, đi lại cũng buồn cười. Vào trong phòng đẻ bi hài vô cùng, tôi không dám cười vì sợ bị vô duyên.
Vào trong đó, tôi chỉ dám nhìn vợ mình thôi, chẳng dám nhìn ai hết, như thời tiền sử với nhau cả ".
Tiến Luật: "Tôi chứng kiến cảnh đó mà ám ảnh luôn"
Diễn viên Tiến Luật thì rùng mình kể lại: " Hôm đó tôi vừa đi quay về, đang nằm coi phim thì nghe một tiếng bụp rõ to. Đến vợ tôi cũng không biết, cứ hỏi tôi "em bị gì vậy anh". Vợ tôi vừa đứng lên thì nước ối chảy ướt ra nhà.
Đến lúc đó tôi mới biết vợ mình bị vỡ nước ối, mới hốt hoảng gọi xe cứu thương đến. Trên đường tới bệnh viện, vợ tôi vẫn bình thường, nói chuyện vui vẻ, không có vấn đề gì hết.
Đến lúc vào viện, bác sĩ bảo phải lên bàn mổ ngay. Lúc ấy, tôi bắt đầu sợ, nhưng không được vào bên trong nên không biết phải làm sao.
Tôi ngồi ngoài đợi hai tiếng thì bác sĩ gọi điện, làm tôi sợ. Tôi đi hết nổi rồi nhưng vẫn cố nghe điện của bác sĩ.
Nhưng hóa ra vợ tôi đã sinh xong rồi. Vợ tôi bảo qua điện thoại của bác sĩ: "Em sinh rồi. Bác sĩ đang may cho em". Tôi chưa hiểu lắm nên quay qua hãnh diện với người nhà: "Mẹ thấy không, bác sĩ đang may mà vợ con vẫn gọi điện được".
Tôi thấy vợ khỏe mạnh, không hề hấn gì nên cứ nghĩ chuyện sinh đẻ là bình thường. Nhưng đến lúc hết thuốc giảm đau rồi, vợ tôi mới đau đớn nằm một chỗ, đi không nổi, chỉ cần lắc cái lưng thôi là khóc.
Tôi chứng kiến cảnh đó mà ám ảnh luôn. Bác sĩ tập đi cho vợ tôi mà bả không đi nổi. Tôi quan sát như một cuốn phim chậm, mỗi bước đi phải nhích từng ngón chân một rồi kêu đau, không chịu nổi.
Tới tận bây giờ vợ chồng tôi vẫn không dám có con nữa vì tôi sợ quá, nỗi ám ảnh vẫn còn đến hiện tại".
Tiến Luật: Tôi không thích tranh chấp nhưng khi bắt buộc phải đổ máu là tôi dám đổ "Rất nhiều người muốn đụng nhưng đụng thử đi thì biết. Hiền, lành tính chứ không dễ tính nha", Tiến Luật nói. Chương trình "Vợ chồng son chuyện chưa kể" mới lên sóng với khách mời là vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật. Trong chương trình, cặp đôi hài nổi tiếng trả lời nhiều câu hỏi nhanh về cuộc sống gia đình...