Chuyển giáo viên thừa sang dạy mầm non: Cần thận trọng

Theo dõi VGT trên

Để giảm số lượng giáo viên bậc phổ thông (từ tiểu học đến THPT), Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp chuyển đội ngũ này xuống dạy ở bậc học mầm non đang thiếu.

Đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi nếu làm không cẩn thận sẽ ảnh hưởng lớn đến bậc học đầu đời của các em nhỏ.

Theo báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông.

Giải pháp tạm thời

Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình 1.224, Phú Thọ 1.191, Thanh Hóa 2.188, Nghệ An 1.742, Quảng Nam 1.096. Các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang 1.921, Thái Bình 1.500, Thanh Hóa 1.405, Nghệ An 3.328, TP.HCM 1.195. Cấp tiểu học, một số tỉnh thiếu nhiều như Hà Nội 2.696, Sơn La 1.133, Gia Lai 1.196.

Tại buổi làm việc riêng với các trường ĐH sư phạm vừa qua, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết để giải quyết tình trạng thừa giáo viên phổ thông (từ tiểu học đến THPT) và thiếu giáo viên mầm non, bộ đã đưa ra giải pháp.

Đó là thống nhất xây dựng một chương trình đào tạo cử nhân mầm non, cao đẳng mầm non từ các chương trình đào tạo giáo viên THCS, THPT để nhanh chóng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ dôi dư để bù vào bộ phận thiếu.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định không chỉ những giáo viên đã vào biên chế dôi dư mà cả những giáo sinh đã tốt nghiệp sư phạm chưa có việc làm, nếu có nhu cầu và đáp ứng được điều kiện cũng được tham gia chương trình đào tạo này.

Chia sẻ về chương trình đào tạo này, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội (đơn vị được Bộ GD&ĐT giao chủ trì chương trình) cho biết đề xuất bổ sung thêm 54 tín chỉ đối với chương trình cử nhân mầm non và được chia thành 3 học kỳ, gói gọn trong một năm học.

Chuyển giáo viên thừa sang dạy mầm non: Cần thận trọng - Hình 1

Bậc học mầm non đầu đời rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ. Ảnh: Hồng Vĩnh/Tiền Phong.

Làm không khéo sẽ phải trả giá

Video đang HOT

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các địa phương báo cáo còn thiếu khoảng trên 30.000 giáo viên mầm non. Đào tạo bổ sung là cơ hội cho các trường sư phạm tái cơ cấu trong bối cảnh khó khăn tuyển sinh hiện nay. Tuy nhiên, bộ trưởng khẳng định đây là giải pháp tạm thời. Các sở sẽ phải đưa ra nhu cầu của mình và đặt hàng đối với các trường sư phạm.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, sau giải phóng, do thiếu giáo viên, chúng ta mở các khóa học cấp tốc 9 1, 9 2 và phải trả giá rất nặng nề.

Thứ hai là ở các nước, đào tạo giáo viên cho bậc học đầu đời rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài và các trường đã nhận thức rất rõ điều này.

Thứ ba, đối với lứa tuổi mầm non, chúng ta chăm sóc và dạy dỗ là chính, do đó đặt ra yêu cầu khác với bậc học khác. Giải quyết dôi dư ở đây là giải pháp tình thế, chúng ta chỉ làm trong một giai đoạn nhất định.

GS Minh nêu thực tế các giáo viên ở bậc phổ thông chủ yếu được đào tạo đơn ngành (ví dụ Vật lý, Toán, Hóa…). Việc phải làm là các trường xác định được cái tối đa và tối thiểu.

Ví dụ, sinh viên khoa Văn đã được học một số chuyên đề về văn học trẻ em, khoa Toán không được học như vậy. Do đó, sẽ có phần chung là những nội dung mà các thầy cô đã được học ở CĐ hoặc ĐH.

Đồng quan điểm này, GS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, cho hay giáo viên mầm non chủ yếu là giáo dưỡng. Giáo viên không biết hát, không biết múa, không biết tiếp xúc với trẻ bằng tình cảm thì chắc chắn không thể dạy mầm non.

“Với ngành mầm non, các trường tuyển rất kỹ như đàn hát, rồi thí sinh phải thể hiện con người mình giữa hội đồng. Giải pháp tình thế này vẫn phải có bộ test đầu vào để đo, thậm chí phải phỏng vấn để chọn được người phù hợp”, GS Quang nêu quan điểm.

Về chương trình đào tạo, GS.TS Phạm Hồng Quang cũng lưu ý mô-đun lý thuyết đào tạo online được, còn thực hành với mầm non phải dạy trực tiếp tại địa bàn đó, tức là phải cầm tay chỉ việc. Phải có bộ chuẩn đánh giá đầu ra thì mới có những người như ý muốn.

Tiếp thu ý kiến của các trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định chương trình đào tạo bổ sung sẽ thống nhất toàn quốc, không có chuyện mỗi địa phương một chương trình.

Trong đó, 80% chuẩn chung toàn quốc, 20% linh hoạt theo vùng miền là tốt nhất. Khi đánh giá cũng theo chuẩn chung. Ai đạt yêu cầu mới tốt nghiệp, còn không đạt yêu cầu thì học tiếp.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng giao cho ĐH Sư phạm Hà Nội trong tháng 1 này phải hoàn thiện được đề án chương trình đào tạo bổ sung để trình bộ. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ cùng với các chuyên gia, thầy cô giáo giỏi đang giảng dạy tại các cơ sở mầm non thẩm định rồi đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT, cho biết thêm theo tính toán số liệu dôi dư, mỗi năm, số sinh viên đào tạo ra trường so với số lượng giáo viên nghỉ hưu là 15.000/17.000. Như vậy tính từ năm 2016 đến 2020, con số dôi dư lên đến 60.000 đến 70.000 người. Tuy nhiên, vấn đề là thừa thiếu cục bộ.

Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong

Nhức nhối nạn nâng, sửa điểm

Việc nâng, sửa điểm cho học sinh ngày càng trở nên phổ biến với nhiều lý do. Điều này đặc biệt đáng báo động bởi điểm số là căn cứ quan trọng để đánh giá, xét tuyển vào đại học.

Mới đây, báo chí phản ánh về việc hàng chục học sinh lớp 12D4, trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bất ngờ được sửa tăng điểm môn Vật lý.

Ông Phạm Đức Doanh, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, khẳng định việc ông Đỗ Văn Thành, giáo viên Vật lý, sửa lại điểm cho hàng chục học sinh là sai nguyên tắc nhưng đó là "vì cái tâm của người thầy".

Ai đi xin điểm?

Có thể nói đến thời điểm gần kết thúc học kỳ I và cả năm học, nhiều địa phương, trường học thường xảy ra chuyện xin, nâng, sửa điểm cho học sinh. Giờ đây, nhiều người coi việc ấy là chuyện bình thường, không còn biết áy náy, xấu hổ, cắn rứt lương tâm. Vậy, ai đi xin điểm, xin điểm với động cơ, mục đích gì?

Một số phụ huynh đi xin điểm vì muốn con em mình có kết quả "đẹp" trong các năm học, để được khen thưởng, nở mày nở mặt với thiên hạ; đủ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký, tham gia sơ tuyển vào các trường. Gặp những trường, giáo viên dễ dãi, phụ huynh dễ dàng đạt được mục đích của mình.

Một số cán bộ quản lý đi xin điểm vì thành tích chung của nhà trường, của bản thân mình. Bằng vị trí, quyền lực có sẵn, các vị cán bộ quản lý biết cách "tác động, thuyết phục" thầy cô giáo "động lòng", phải "có cái tâm" với học trò, quý bậc phụ huynh.

Nhức nhối nạn nâng, sửa điểm - Hình 1

Việc sửa điểm sẽ gây mất công bằng trong đánh giá, xếp loại học sinh. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.

Ban giám hiệu gợi mở như thế, các giáo viên, nhất là năm cuối cấp, phải "hiểu ý" và tự mình biết nâng điểm, cộng điểm như thế nào cho hợp lý, kín kẽ, không để những người "lắm chuyện" biết tới...

Kể cả một số giáo viên cũng bị bệnh thành tích sai khiến, lôi kéo. Đến cuối học kỳ, cuối năm, thấy tỷ lệ, kết quả điểm của học sinh các lớp mình giảng dạy thấp, ít điểm quá, họ bắt đầu chỉnh, sửa, nâng điểm hàng loạt, bằng chứng nhiều sổ điểm cá nhân đầy "vết tích" thay đổi điểm số.

Thậm chí, có giáo viên còn dò tìm bài làm của học sinh lớp mình khi đã cắt phách, chấm chung để nâng điểm bài thi học kỳ với mục đích kết quả điểm thi của lớp mình không được phép tệ hơn các đồng nghiệp cùng khối.

Một số cán bộ, giáo viên đi xin điểm đồng nghiệp của mình vì quan hệ bà con, thân thiết. Là cháu, con của anh em đồng nghiệp mình, ai nỡ khắt khe, cho điểm dưới trung bình, mặc dù những em học sinh đó học hành còn hạn chế, yếu kém nhiều?

Nay mình giúp con cháu họ, những năm sau mình có con cháu đi học, họ sẽ giúp lại mình. Cái chủ nghĩa duy tình, mối quan hệ chằng chịt của xã hội Việt Nam nói chung, ngành giáo dục nói riêng, là như thế. Nó vẫn còn nặng nề, chi phối, khó thể dứt bỏ được trong ngày một, ngày hai.

Thiếu công bằng trong đánh giá, xếp loại

Về quy định ghi điểm, sửa điểm, giáo viên nào cũng rành rọt, vững vàng. Lâu nay, một số nhà trường công khai điểm số của học sinh trên trang điện tử nội bộ, qua sổ liên lạc điện tử theo đợt, học sinh và phụ huynh đều biết. Điều đó góp phần minh bạch và đẩy lùi, giảm thiểu tình trạng tùy tiện, tự do nâng, sửa điểm ở cuối kỳ, cuối năm.

Rõ ràng, việc nâng, sửa điểm tùy tiện, chạy theo thành tích ảo... gây ra nhiều hệ lụy, không phản ánh đúng chất lượng dạy học, tạo ra sự thiếu công bằng trong đánh giá, xếp loại. Một số học sinh có tư tưởng chủ quan, ỷ lại, thiếu động lực học tập và rèn luyện.

Chấm điểm, ghi điểm chính xác thực lực học tập của các em không phải việc làm quá khó. Nó phụ thuộc nhiều vào nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, thầy cô giáo.

Nhà trường, giáo viên cần sớm bỏ căn bệnh thành tích đã ngự trị lâu nay; đánh giá, ghi điểm một cách trung thực, chính xác để học sinh nghiêm túc thật sự trong học tập, rèn luyện.

Đối với những em năng lực học tập còn hạn chế, nhà trường có biện pháp phụ đạo, giúp các em lấy lại tự tin, kiến thức bị hẫng hụt.

Những em quá tệ thì mạnh dạn cho thi lại hoặc ở lại lớp. Việc làm này tốt cho tương lai của các em, đừng vì thành tích đẩy học sinh lên lớp hết khiến các em khổ sở, chán nản với cảnh "ngồi nhầm lớp" mà báo chí từng phản ánh.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng NaiThi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai
09:33:33 24/02/2025
Từ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vongTừ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vong
13:41:44 24/02/2025
Đi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồngĐi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồng
09:45:00 24/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?
10:12:35 24/02/2025
Giả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồngGiả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồng
08:50:14 24/02/2025
Vụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà NộiVụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà Nội
12:29:35 24/02/2025
Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử DiSao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di
08:50:52 24/02/2025
Nam diễn viên Vbiz âm thầm tổ chức lễ ăn hỏi, cô dâu hot streamer lộ nhan sắc thật gây bàn tánNam diễn viên Vbiz âm thầm tổ chức lễ ăn hỏi, cô dâu hot streamer lộ nhan sắc thật gây bàn tán
11:04:37 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm: Chú Thụy đóng vai ác để cháu trai quý tử "sáng mắt ra"

Những chặng đường bụi bặm: Chú Thụy đóng vai ác để cháu trai quý tử "sáng mắt ra"

Phim việt

14:41:11 24/02/2025
Để thực hiện di nguyện của anh trai lúc cuối đời, chú Thụy phải chấp nhận mối quan hệ sứt mẻ với Nguyê. Nguyên tỏ ra bất mãn thấy rõ sau khi bản di chúc được công bố.
Những điều cần tránh khi đặt ti vi trong phòng khách

Những điều cần tránh khi đặt ti vi trong phòng khách

Trắc nghiệm

14:40:31 24/02/2025
Trong phong thủy, khi đặt ti vi trong phòng khách không phù hợp, các luồng khí trong nhà có thể bị ảnh hưởng.Từ đó gây ra những bất lợi về sức khỏe, tài vận
NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu

NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu

Sao châu á

14:33:19 24/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên đang bị dân tình chỉ trích vì bỏ bê chăm sóc, không kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe của 2 con minh tinh Vườn Sao Băng.
Drama cực căng: Sao nam 99 tiết lộ bị tấn công hàng loạt, 1 tuyên bố dự sẽ có đụng độ chấn động Vbiz!

Drama cực căng: Sao nam 99 tiết lộ bị tấn công hàng loạt, 1 tuyên bố dự sẽ có đụng độ chấn động Vbiz!

Sao việt

14:28:53 24/02/2025
K-ICM đăng tải trên trang cá nhân cho biết có bên đang dùng chiêu trò không lành mạnh, liên tục bình luận tiêu cực phía dưới bài viết của anh
Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Tv show

14:18:13 24/02/2025
Nam nghệ sĩ không ngờ rằng chính biến cố anh rể qua đời và một câu nói của anh rể lại khiến cuộc đời và sự nghiệp của anh thay đổi hoàn toàn.
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu

Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu

Tin nổi bật

14:11:06 24/02/2025
Thông tin ban đầu, ông Th. và T. đi chích cá, lại gần khu vực trâu mẹ cùng 4 trâu con. Cả hai chọc ghẹo trâu nên bị trâu húc.
Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Nhạc quốc tế

14:07:05 24/02/2025
Tính đến nay, đã có gần 500 nghìn video đu trend vũ đạo này. Tuy nhiên, động tác có phần khiến người xem đỏ mắt khi quay trực diện, cà hẩy gợi cảm.
Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

Houthi lần đầu phóng tên lửa về phía tiêm kích F-16 Mỹ

Thế giới

13:49:20 24/02/2025
Houthi đã phóng tên lửa về phía một máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Mỹ trong đợt tấn công mới diễn ra tại Trung Đông.
Ánh Tuyết tái ngộ khán giả TP.HCM trong đêm nhạc với nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng

Ánh Tuyết tái ngộ khán giả TP.HCM trong đêm nhạc với nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng

Nhạc việt

13:40:03 24/02/2025
Sau khoảng thời gian sinh sống ở Hội An (Quảng Nam), ca sĩ Ánh Tuyết có dịp tái ngộ khán giả TP.HCM trong 2 đêm nhạc đặc biệt mang tên Tango Night in Saigon
Ben Affleck cởi mở chuyện hẹn hò, Jennifer Lopez tậu nhà 21 triệu USD sau ly hôn

Ben Affleck cởi mở chuyện hẹn hò, Jennifer Lopez tậu nhà 21 triệu USD sau ly hôn

Sao âu mỹ

13:37:43 24/02/2025
Nửa năm kể từ khi đệ đơn ly hôn, Ben Affleck đang tập trung làm việc, chăm sóc các con và được cho là sẵn sàng mở lòng trở lại
Vụ cầm dao vào sân bóng hành hung người: Mâu thuẫn từ yêu đương

Vụ cầm dao vào sân bóng hành hung người: Mâu thuẫn từ yêu đương

Pháp luật

13:30:44 24/02/2025
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, do 2 thanh niên cùng yêu một cô gái nên đã xảy ra mâu thuẫn và đã gọi người đến sân bóng đánh người, dằn mặt đối thủ.