Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc diễn ra êm thấm
Một báo đảng của Trung Quốc hôm qua khẳng định quá trình chuẩn bị cho sự kiện chuyển giao quyền lực sắp tới của Trung Quốc tiến triển thuận lợi bất chấp vụ bê bối của Bạc Hy Lai.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và phó Chủ tịch Tập Cận Bình. Giới quan sát dự đoán ông Bình có khả năng trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sau đại hội đảng lần thứ 18. Ảnh: AP.
“Hoạt động chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 18 được diễn ra êm thấm. Đảng và nhân dân chào đón đại hội lần thứ 18 với sự tin tưởng tuyệt đối”, báo People”s Daily tuyên bố trong một bài xã luận nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7.
Video đang HOT
Bài xã luận kêu gọi tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, bởi đây là một trong những hiểm họa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, song không đề cập tới những trường hợp tham nhũng cụ thể.
Tác giả ca ngợi những thành tựu gần đây của Trung Quốc, bao gồm chuyến bay của tàu Thần Châu 9 và lễ kỷ niệm 15 năm Hong Kong trở về với Trung Quốc.
“Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt”, tác giả viết.
Đài truyền hình Trung Quốc cho biết, hiện tại đảng Cộng sản Trung Quốc có hơn 82,6 triệu đảng viên, đại diện cho hơn 1,3 tỷ dân.
Các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc không nhắc tới vụ án Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh. Ông Bạc từng được dự đoán trở thành một trong những quan chức có quyền lực cao nhất trong đại hội đảng sắp tới. Nhưng hồi tháng 4 ông bị cách chức bí thư thành ủy, còn vợ ông bị điều tra tội sát nhân. Giới chức Trung Quốc chưa công bố bất kỳ điều gì về số phận của hai nhân vật này.
Theo VNExpress
Syria trước ngưỡng chuyển giao quyền lực
Thỏa thuận vừa được các nước, có cả Nga và Trung Quốc, thông qua tại Genève (Thụy Sĩ) để mở đường cho sự ra đi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tham gia cuộc họp do Đặc phái viên LHQ Kofi Annan chủ trì tại Genève ngày 30.6 có đại diện EU, ngoại trưởng 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, Kuwait, Qatar. Tờ Le Figaro dẫn lời ông Annan cho biết điểm quan trọng nhất của thỏa thuận trên là việc thành lập chính phủ liên hiệp cho giai đoạn chuyển giao quyền lực. Chính phủ này bao gồm đại diện đảng cầm quyền, phe đối lập và các tổ chức chính trị khác của Syria. Ngoại trưởng các nước tham dự cuộc họp đều đồng ý với điểm này. Tuy nhiên, phương Tây vẫn bất đồng sâu sắc với Nga và Trung Quốc về tương lai của Tổng thống al-Assad.
Khói lửa vẫn đang bao trùm Syria vì xung đột căng thẳng - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định "ông al-Assad phải ra đi" và nhận định thỏa thuận Genève "mở đường cho giai đoạn hậu al-Assad". Bà Clinton muốn các nước thảo luận về một "hình mẫu" cho quá trình chuyển giao quyền lực tại Syria. Theo Le Figaro, mô hình một chính phủ liên hiệp như Iraq đang được các nước phương Tây xem xét. Đó là hạn chế quyền lực của tổng thống, chọn thủ tướng thuộc cộng đồng Hồi giáo Sunn - vốn thuộc phe đối lập với ông al-Assad - sẽ là người nắm quyền điều hành đất nước.
Ngoài ra, người đảm nhiệm chức thủ tướng cũng có thể là một chuyên gia kinh tế không có bất kỳ quan hệ nào với chính quyền Damascus hiện nay, chẳng hạn như doanh nhân Haytham Jezairi hiện đang ở Anh. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm "việc chuyển giao quyền lực phải do dân Syria tự quyết định", đồng thời kiên quyết phản đối bất cứ sự can thiệp nào từ nước ngoài. Nói cách khác, Nga và Trung Quốc muốn ông al-Assad vẫn là Tổng thống Syria cho đến khi tổ chức bầu cử trước hạn, hoặc thậm chí tới hết nhiệm kỳ vào năm 2014.
Bất đồng nói trên khiến phe chống đối chính phủ Syria không mấy "hào hứng" với kết quả cuộc họp Genève. Hôm qua, AFP dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng Dân tộc Syria Bassma Kodmani nhận định thỏa thuận đạt được "mang lại một số điểm tích cực" như mở đường cho sự ra đi của ông al-Assad. Tuy nhiên, theo ông Kodmani, thỏa thuận này vẫn còn rất mơ hồ nên "chưa thể là tiền đề cho những hành động thực tế và tức thời".
Tính đến tối qua, Damascus vẫn chưa đưa ra tuyên bố gì về thỏa thuận Genève dù một số tờ báo ủng hộ đảng cầm quyền đánh giá cuộc họp là "thất bại". Tờ al-Baas bình luận: "Không một kế hoạch giải quyết khủng hoảng nào có thể khả thi nếu không được xây dựng trên nguyện vọng của người dân. Dân Syria có thể cùng nhau thực hiện đàm phán mà không cần đến các quốc gia khác".
Theo Thanh Niên
Quân đội Ai Cập chuyển giao quyền lực cho Tổng thống Mursi Sau 21 phát đại bác chào mừng tổng thống mới, Tổng thống Mursi đã có bài phát biểu nhận quyền điều hành đất nước từ phía quân đội. Ngay sau khi tuyên thệ trước Tòa án Hiến pháp Tối cao, Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi đã tham dự một cuộc diễu binh ở ngoại ô thủ đô Cairo. Tại đây, Chủ tịch...