Chuyên gia UNDP: ‘Xây dựng lòng tin là yếu tố quan trọng trong phát triển Chính phủ số’
Nhấn mạnh xây dựng lòng tin là yếu tố quan trọng trong phát triển Chính phủ số, chuyên gia UNDP khuyến nghị, Chính phủ cần phải đảm bảo để người dân có thể tin tưởng khi họ tiếp cận thông tin của khu vực công và cảm thấy yên tâm khi họ chia sẻ thông tin của mình.
Nhận định trên vừa được bà Đỗ Thanh Huyền – Chuyên viên phân tích chính sách quốc gia về quản trị và tham gia, UNDP Việt Nam đưa ra trong phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” được tổ chức hôm nay, ngày 21/3/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019-VIF19.
Các diễn giả trao đổi tại phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” diễn ra sáng 21/3/2019.
Đồng thuận với 2 diễn giả khác tham gia phiên hội thảo chuyên đề này là ông Kim Andreasson – Tư vấn DAKA và bà Samia Melhem – Trưởng nhóm kỹ thuật số, Ngân hàng Thế giới, chuyên gia đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bà Đỗ Thanh Huyền cho rằng, tất cả những cải tiến của Chính phủ, của khu vực công cần phải nhằm phục vụ, ưu tiên công dân đầu tiên.
Theo bà Huyền, trong nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, Việt Nam đã dần đạt được những tiến bộ nhất định. Đề cập đến chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc, vị chuyên gia UNDP nêu, Việt Nam hiện đang đứng thứ 88 trong số 193 quốc gia về chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử, tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc vẫn ở mức thấp. Đứng từ góc độ Chính phủ số, hiện nay Việt Nam vẫn ở mức độ trung bình. So với thế giới, mức độ số hóa của chính phủ cũng như người dân Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình.
Với những nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số của Việt Nam hiện nay, chuyên gia UNDP cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong những năm sắp tới, Việt Nam có thể đẩy nhanh hơn quá trình số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử cũng như là thực hiện những dịch vụ hành chính công trên mạng… Hy vọng rằng, trong khoảng 10 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi đảng kể không chỉ về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số mà còn là việc người dân Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn vào tiến trình này. Chính phủ số, Chính phủ điện tử chỉ có thể được xây dựng với sự tham gia rộng rãi của Chính quyền và người dân”.
Cũng trong tham luận tại hội thảo, bà Huyền nhấn mạnh, Chính phủ điện tử nghĩa là phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong khu vực công một cách chính xác và đầy đủ. Cả Chính phủ và người dân đều tương tác với nhau, đều hỗ trợ nhau trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Chia sẻ thông tin từ nghiên cứu, khảo sát các chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam thời gian qua được UNDP Việt Nam thực hiện trong năm 2017, bà Huyền cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được những kết quả hết sức tích cực, thực chất trong việc đánh giá tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam thời gian vừa qua.
Cụ thể, theo bà Huyền, khảo sát của UNDP thực hiện với người dân trên khắp Việt Nam cho thấy, có tới 48% những người tham gia khảo sát nói rằng họ đã được tiếp cận với Internet tại gia đình. “Đó là một tỷ lệ rất đáng kể”, bà Huyền bình luận.
Video đang HOT
Những năm qua, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Việt Nam hiện đã có khoảng 64 triệu người dùng Internet, chiếm tới 2/3 dân số. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của UNDP cho thấy, trong 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… gần như 100% người dân đều đã tiếp cận với Internet. Nhưng tại một số địa phương thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, hiện vẫn chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dùng Internet. “Mặc dù số lượng người dùng Internet tại Việt Nam lớn nhưng vẫn còn tình trạng không đồng đều về tỷ lệ sử dụng Internet giữa các tỉnh, thành tại Việt Nam”, bà Huyền lưu ý.
Nhiều người tham gia khảo sát của UNDP còn cho biết họ thường xuyên đọc, thu thập thông tin từ mạng Internet. Thế nhưng, với việc tiếp cận các thông tin trong khu vực công, thông tin Chính phủ đề cập đến xây dựng Chính phủ điện tử, khảo sát của UNDP cho hay, có 12% tổng số người tham gia khảo sát tìm kiếm các thông tin liên quan đến khu vực công; và trong số đó, chỉ có 20% đăng nhập vào Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy các thông tin này.
Đặc biệt, về việc thực hiện thủ tục các thủ tục hành chính công như xin cấp phép xây dựng, đăng ký mẫu giấy tờ, chứng chỉ của cá nhân, ví dụ như thẻ bảo hiểm… khảo sát của UNDP ghi nhận khoảng 16% người tham gia có thể tiếp cận được thông tin qua mạng và họ đều tiếp cận theo phương cách cá nhân. “Nhiều người vẫn làm theo cách truyền thống là trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để làm các thủ tục, thay vì tìm hiểu các thông tin trên mạng, thực hiện hoàn toàn quá trình thực hiện thủ tục hành chính công này trên mạng”, chuyên gia UNDP chia sẻ.
Một kết quả nữa UNDP phát hiện được từ cuộc khảo sát là vẫn còn thiếu thông tin từ các cơ quan chức năng về các cơ chế hành chính công trên mạng để người dân có thể biết được và tiếp cận.
Đại diện UNDP Việt Nam nhấn mạnh: “Điều quan trọng trong xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử chính là xây dựng lòng tin. Chính phủ phải đảm bảo để người dân có thể tin tưởng khi họ tiếp cận thông tin của Chính phủ, của khu vực công và cảm thấy yên tâm khi họ chia sẻ thông tin của họ – Điều này hoàn toàn nằm ở việc xây dựng lòng tin của người dân với Chính phủ. Đây chính là mấu chốt của vấn đề”.
UNDP cũng nhận thấy rằng Chính phủ Việt Nam đã xây dựng những nền tảng như Cổng thông tin điện tử Chính phủ để người dân có thể tiếp cận nhưng trên thực tế hiện vẫn không có nhiều người đăng nhập vào trang web này để chia sẻ, tìm kiếm thông tin.
Từ kết quả nghiên cứu, chuyên gia UNDP Việt Nam khuyến nghị, một nội dung quan trọng cần được quan tâm thời gian tới là phải làm sao để nâng cao nhận thức của người dân, làm cho người dân có thể biết đến rộng rãi hơn những nỗ lực của Chính phủ trong xây dựng Chính phủ điện tử, cụ thể như nền tảng Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc các cơ chế một cửa trên mạng. Từ đó, người dân có thể đăng nhập và chia sẻ thông tin cũng như tìm kiếm các thông tin mà họ cần; hay tương tác trực tiếp với các cơ quan hữu quan, để các cơ quan nhà nước nhận phản hồi trực tiếp của người dân qua mạng.
Theo ICTNews
Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Khuyến nghị từ chuyên gia Anh
Tại 'Hội thảo Quốc tế: Phát triển Năng lượng Tái tạo hướng tới giảm thiểu Carbon tại Việt Nam', giới chuyên gia Anh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam, trên góc nhìn từ một nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực điện gió xa bờ.
Điện mặt trời. Nguồn: Internet.
Việt Nam có nhiều lợi thế
Đây là khẳng định của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward tại Hội thảo: "Lợi thế của Việt Nam là tia nắng mặt trời rất dồi dào, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Nam. Tốc độ gió nơi này rất tốt, và đây sẽ là lựa chọn tốt cho tương lai".
Ông Gareth Ward thông báo: Tham gia "Hội thảo Quốc tế: Phát triển Năng lượng Tái tạo hướng tới giảm thiểu Carbon tại Việt Nam" lần này có khoảng 20 doanh nghiệp Anh có kinh nghiệm, chuyên môn về năng lượng mặt trời, điện gió và quản lý điện năng. Đại sứ quán Anh cũng như các doanh nghiệp Anh sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong quá trình chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch và gia tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong những năm sắp tới.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo.
"Việt Nam nên đầu tư hơn nữa về năng lượng tái tạo, thay vì đầu tư vào nhà máy điện than. Nên cân nhắc về chất lượng không khí, từ đó sẽ cho nhiều lựa chọn hơn về năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, chi phí về năng lượng tái tạo hiện nay cũng giảm dần rất nhiều, trong khi chi phí cho điện than vẫn cao. Như vậy, chúng ta sẽ cân nhắc về lợi ích mà chúng ta thu đạt được từ phát triển năng lượng tái tạo", Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam nói.
Đánh giá cơ hội phát triển năng lượng tái tạo rất tốt từ mặt trời và gió, trong cuộc tiếp xúc với báo giới bên lề Hội nghị, ông Gareth Ward khuyến nghị Việt Nam không cần cân nhắc về năng lượng hạt nhân vì năng lượng hạt nhân rất phức tạp và cũng rất tốn kém. Nếu cần thiết, Việt Nam có thể xem xét thêm vai trò của khí gas trong tổng sơ đồ năng lượng của mình vì khí gas sạch hơn than.
Thu hút đầu tư tư nhân
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho rằng phần đầu tư tài chính từ Chính phủ rất quan trọng nhưng cần thu hút đầu tư tư nhân: " Chúng ta cần tư nhân, đó là tại sao chúng ta nói "tài chính xanh". Khi nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào dự án xanh, họ cũng có lợi ích chứ không phải cứ là dự án thương mại mới có lợi ích. Ngoài ra, đầu tư vào tài chính xanh sẽ mang lại lợi ích cho môi trường. Có những doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, sạch và tuân theo những tiêu chuẩn môi trường rất cao".
Để có nhiều nhà đầu tư, Việt Nam cần tăng thêm các dự án về năng lượng tái tạo. Về vi mô, đầu tư năng lượng mặt trời trên mái nhà (điện áp mái) rất có lợi cho Việt Nam vì hiện nay, các doanh nghiệp trên lĩnh vực công nghiệp, các nhà máy rất nhiều và họ đang dùng từ lưới điện trung tâm. Thay đổi được điều này sẽ mang lại những thay đổi rất lớn.
Đặc biệt, phát triển năng lượng tái tạo cần thực hiện nhanh, ví như nhà máy điện mặt trời phát triển mất 2 năm, nhà máy năng lượng điện gió mất khoảng 4 năm và như vậy, để thay đổi cơ cấu năng lượng cho một quốc gia thì có thể thay đổi trong 10 năm.
Quan trọng là phải dựa trên đàm phán và đấu thầu
Trước câu hỏi của ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) xung quanh câu chuyện về giá điện gió và điện mặt trời theo giá thỏa thuận - điều mà Việt Nam chưa có (Việt Nam vẫn áp dụng giá của Chính phủ đưa ra), ông James Beal, chuyên gia năng lượng, Phòng Thương mại quốc tế Luân Đôn chia sẻ: Về giá thỏa thuận, điều quan trọng là phải dựa trên đàm phán và đấu thầu, nghĩa là các nhà đầu tư phải tham gia đấu thầu để lựa chọn giá, sau đó có hợp đồng. Điều này sẽ cân bằng được lợi ích giữa các bên, chứ không phải là chỉ có lợi riêng cho nhà đầu tư.
Ông James Beal, chuyên gia năng lượng, Phòng Thương mại quốc tế Luân Đôn chia sẻ tại Hội thảo.
Nước Anh đã tập trung rất nhiều vào sự cạnh tranh và hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ Anh đảm bảo cho nhà đầu tư là 15 năm để họ yên tâm với dự án của mình.
Tập trung nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật
Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, Vương quốc Anh 8 năm trước còn phụ thuộc rất nhiều vào than nhưng bây giờ không còn dùng nhiều than nữa mà tận dụng năng lượng làm từ gió ngoài khơi.
Cách đây 5 năm, đầu tư năng lượng tái tạo rất cao nhưng hiện nay giá thành đã giảm do áp dụng thế hệ mới của công nghệ điện gió và điện mặt trời. Vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo so với than đá là như nhau và trong tương lai, giá của điện tái tạo sẽ tiếp tục giảm, nên đầu tư vào tái tạo là hợp lý.
Một điều rất đáng lưu tâm là chúng ta sẽ sai lầm nếu suy nghĩ điện gió ngoài khơi không ổn định bằng điện gió gần bờ. Thực chất, gần bờ cát thường không ổn định. Bởi vậy, khi tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho điện gió, Việt Nam cần chú ý xây dựng đường dây cáp kết nối đảm bảo khả năng an toàn, không bị ảnh hưởng bởi thủy triều cũng như lưu lượng của tàu thuyền đi lại, có khả năng chống chọi được với tác động chất nổ.
Theo Doanh Nhân VN
Anh tuyên bố có thể giảm thiểu rủi ro nếu dùng thiết bị của Huawei Theo Financial Times, ngày 17/2, Chính phủ Anh cho rằng có thể giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các thiết bị phục vụ mạng 5G của Huawei. Nguồn tin thân cận với Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia Anh (NCSC) cho biết, kết luận này sẽ có sức nặng khá lớn với giới lãnh đạo châu Âu....