Chuyên gia Trung Đông bình luận về hiệp ước an ninh Nga Iran
Ông Farhad Ibrahimov, chuyên gia về Trung Đông tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai, nhận định Moskva và Tehran đã đưa quan hệ hợp tác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược với một hiệp ước “thực sự mang tính thời đại”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian tại Điện Kremlin, ngày 17/1. Ảnh: Điện Kremlin
Đài RT đưa tin ngày 17/1, tại thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian đã ký kết một hiệp ước an ninh song phương quan trọng. Hiệp ước song phương về Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện nêu rõ Nga và Iran sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh, hải quân, kinh tế và nhân đạo trong vòng 20 năm tới.
Hiệp ước gồm 47 điều khoản, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh. Cả hai bên đều nhất trí nỗ lực làm sâu sắc và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực mà hai nước cùng quan tâm, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, cũng như phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Chuyên gia Ibrahimov bình luận: “Thỏa thuận này thực sự mang tính thời đại. Nga và Iran đã đạt đến một cấp độ hợp tác mới”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng hai quốc gia thuộc khối BRICS coi nhau là những đối tác chiến lược quan trọng, có chung tầm nhìn về thế giới.
Video đang HOT
“Và tất nhiên, Iran từ lâu đã coi Nga là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của mình, và đôi khi thậm chí còn coi Moskva là đồng minh”, ông Ibrahimov tuyên bố.
Hiệp ước cũng bao gồm một cam kết toàn diện về “sự tôn trọng lẫn nhau” đối với lợi ích quốc gia và an ninh của cả hai bên, đồng thời ủng hộ chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề toàn cầu, “từ chối đơn cực và bá quyền” – sự ám chỉ rõ ràng đến chính sách của Mỹ và hệ thống “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” mà Washington thúc đẩy.
Ông Ibrahimov lập luận Iran coi Nga là một bên có thể giúp hình thành trật tự thế giới mới trong hệ thống quan hệ quốc tế, đây là nhiệm vụ cơ bản của Tehran. Đồng thời, ông nói thêm rằng Nga là một trong số ít quốc gia có chủ quyền trên thế giới có đủ khả năng thách thức Mỹ, trong khi Tehran coi Mỹ là “mối đ.e dọ.a lớn nhất đối với an ninh của toàn thế giới và đặc biệt là Trung Đông”.
Theo ông Ibrahimov, các điều khoản hợp tác kinh tế của hiệp ước cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với Iran, quốc gia đã phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều thập kỷ. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh rằng các khía cạnh an ninh của thỏa thuận này không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Tiến sĩ Mohammad Marandi, chuyên gia về các vấn đề quốc tế nổi tiếng của Iran – Mỹ, cũng nhận định rằng hiệp ước này rất quan trọng, đặc biệt là khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và phương Tây có thái độ thù địch với phần lớn thế giới, bao gồm cả Iran và Nga.
Tiến sĩ Marandi lưu ý hai quốc gia có tiềm năng lớn để hợp tác, từ Hành lang Vận tải Bắc – Nam cho đến các lĩnh vực như năng lượng truyền thống và hạt nhân, quốc phòng.
Theo nội dung thỏa thuận được công bố trên trang web của Điện Kremlin ngày 17/1, cả Nga và Iran đều cam kết sẽ không hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào – quân sự hoặc phi quân sự – cho các đối thủ của nhau trong trường hợp một bên bị tấ.n côn.g.
“Nếu một bên bị tấ.n côn.g, bên còn lại sẽ không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ quân sự, hoặc hình thức trợ giúp nào khác cho bên tấ.n côn.g, nhằm kéo dài cuộc xung đột. Thay vào đó, hai nước cam kết nỗ lực giải quyết các xung đột thông qua biện pháp ngoại giao, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc”, thoả thuận nêu rõ.
Cơ quan tình báo và an ninh của Nga và Iran sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn. Đồng thời, quân đội hai nước sẽ có cơ hội tăng cường các cuộc tập trận chung, tổ chức tham vấn và hợp tác để đối phó với các mối đ.e dọ.a quân sự và an ninh chung ở cả cấp độ song phương lẫn khu vực.
Tổng thống Putin khẳng định trong buổi họp báo với Tổng thống Pezeshkian: “Những thỏa thuận này sẽ giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Iran”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Iran nêu quan điểm về vấn đề Trung Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Abbas Araghchi ngày 28/12 nhất trí rằng Trung Đông không nên trở thành đấu trường cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị giữa các quốc gia bên ngoài khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai ngoại trưởng đã đạt được sự đồng thuận như vậy trong cuộc gặp nhân chuyến công du đầu tiên của ông Araghchi đến Trung Quốc từ ngày 27-28/12, kể từ khi nắm cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Iran.
Thông báo cũng nêu rõ, hai bên kêu gọi chấm dứt giao tranh tại Dải Gaza, tuân thủ lệnh ngừng bắ.n giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban và đẩy mạnh phối hợp các nỗ lực quốc tế chống khủn.g b.ố, thúc đẩy hòa giải cũng như hỗ trợ nhân đạo tại Syria. Theo hai ngoại trưởng, cộng đồng quốc tế cần tôn trọng chủ quyền, an ninh, ổn định, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Trung Đông, nhấn mạnh khu vực này không nên trở thành đấu trường của các cường quốc hay chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc cạnh tranh địa chính trị và xung đột giữa các quốc gia bên ngoài khu vực.
Ngoài tình hình ở khu vực Trung Đông, ngoại trưởng hai nước cũng thảo luận chương trình hạt nhân của Iran. Ông Vương Nghị tái khẳng định quan điểm ủng hộ của Bắc Kinh đối với chương trình hạt nhân của Tehran, đồng thời kêu gọi giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ngoại giao.
Mới đây, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã kêu gọi Iran nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các cuộc thanh tra tăng cường của cơ quan này sau khi một báo cáo mật của IAEA về chương trình hạt nhân của Iran đã tiết lộ nhà máy hạt nhân Fordo với bản thiết kế cập nhật mới nhất cho phép Tehran nâng khả năng làm giàu uranium tinh khiết lên tới 60%.
Thông tin báo cáo được tiết lộ chỉ một tuần sau khi các quan chức châu Âu và Iran nhất trí sẽ tổ chức một cuộc họp tại Geneva trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Năm 2018, chính ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân hạt nhân hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) do Iran ký với Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức tháng 7/2015 và tái áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran. Tehran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tan vỡ của thỏa thuận. Từ đó đến nay, các nước tham gia còn lại đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để cứu vãn thỏa thuận, song chưa đạt được kết quả.
Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria Chính quyền Assad ở Syria đã sụp đổ do phớt lờ cảnh báo từ Iran về mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng từ lực lượng đối lập ở Idlib, cùng với những tính toán sai lầm và sự dụ dỗ bởi những lời hứa suông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Các thành viên lực lượng đối lập Syria SDF sau...