Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình ‘thật nực cười’
Theo chuyên gia trẻ tới lớp sớm đáng lẽ phải được tuyên dương thì cô giáo lại phê bình, điều đó rất phản giáo dục và thiếu nhân văn.
Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bức xúc khi đưa con tới trường sớm lại bị cô giáo phê bình. Hình phạt của cô giáo khiến con hôm sau cũng đến sớm mà không dám vào lớp, phải ở cổng trường giữa nắng nóng.
Chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thu Hương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, giáo viên lớp 1A, trường Tiểu học Quang Trung xử phạt học sinh chỉ vì lý do đi học quá sớm “thật nực cười”.
“Học sinh không học bài, hoặc có thái độ gì đó sai trái thì các cô giáo có quyền được trách phạt nhẹ để tiến bộ. Tuy nhiên, đây là trường hợp học sinh tới lớp sớm thì căn cứ vào đâu để phạt các em. Thậm chí điều đó còn đáng tuyên dương, khen ngợi”, PGS Hương nói.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng môi trường giáo dục công bằng, tuyệt đối không được miệt thị nhưng chính việc làm vô tình đó sẽ ảnh hưởng và khắc sâu vào tâm trí của trẻ con.
“Với học sinh trong độ tuổi bậc tiểu học, khi bị bạn bè chế giễu, cười cợt thì tâm lý sẽ rất nặng nề. Các em sẽ có biểu hiện buồn bã, chán học, sợ tới lớp, ngại giao tiếp… dần dần thu nhỏ bản thân lại, dẫn tới chứng tự kỷ nguy hiểm”, PGS Hương cảnh báo.
Hình ảnh trẻ bị đứng ở cổng trường vì đến sớm lan truyền trên mạng xã hội.
Giáo viên vô cảm
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp quá cứng nhắc khi để học sinh đến sớm phải đứng ngoài cổng trường. Cô còn phê bình khi học sinh đi học sớm.
Video đang HOT
Mỗi học sinh có hoàn cảnh khác nhau, và cô giáo chủ nhiệm lớp phải là người thấu hiểu được điều đó. Để làm được điều này cô giáo phải trao đổi, chia sẻ với phụ huynh. Chỉ có giáo viên vô cảm mới không biết được hoàn cảnh gia đình của học sinh do mình quản lý. Cô giáo thiếu tình thương, thiếu tôn trọng và chia sẻ với học trò thì làm sao dạy dỗ các em.
Học sinh đi muộn thì còn có lý để mà phạt, đằng này học sinh đi học sớm, trường không đón mừng, tuyên dương mà lại đuổi ra khỏi cổng, bắt đứng lên trước lớp để phê bình. “ Sao lại có kiểu xử phạt vô lý như vậy được?”, vị chuyên gia nói.
Xem xét trách nhiệm cả hiệu trưởng
Tại cuộc họp của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chiều 21/5 liên quan vụ việc trên, phụ huynh học sinh cho biết vì hoàn cảnh gia đình và công việc nên phải đưa con đi học sớm. Đến trường lúc 1h15 chiều ngày 20/5, chị dặn con ngồi dưới gốc cây. Nhưng khi quay lại thì lại thấy con đứng ngoài cổng trường. Con nói không vào lớp vì sợ cô giáo mắng vì đến sớm.
Hiệu trưởng Đào Thị Cẩm Ly cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, trường mời phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm làm việc. Trường đồng thời họp quán triệt với các giáo viên bố trí chỗ cho học sinh ở phòng y tế, phòng bảo vệ… khi các em đến sớm. Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận lỗi về sự việc này.
Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Quốc Tiến cho rằng trong trường hợp này, cô giáo chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh để nắm được hoàn cảnh của cháu; không được phê bình học sinh bởi đây là lứa tuổi còn nhỏ, rất dễ tổn thương tinh thần. Ông yêu cầu cô chủ nhiệm rút kinh nghiệm sâu sắc, đề nghị trường có phòng riêng cho học sinh đến sớm và bố trí nhân lực hỗ trợ những em này.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng, đây là trường hợp đáng tiếc xảy ra trong ngành giáo dục. Với cô giáo chủ nhiệm, trong việc phê bình học sinh đã hơi nóng vội, dẫn đến việc các cháu nhỏ tuổi sợ hãi.
Nhà trường dù cầu thị và nghiêm túc rút kinh nghiệm nhưng thực tế chưa quan tâm để xử lý các trường hợp đặc biệt này. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND quận Ngô Quyền rà soát, xem xét trách nhiệm của cô giáo chủ nhiệm, của hiệu trưởng nhà trường theo quy định, đề xuất hình thức xử lý, báo cáo UBND thành phố.
Hà Nội: Cô, trò háo hức trở lại trường
Hôm nay (4/5), ngày đầu tiên học sinh THCS, THPT trên toàn TP trở lại trường học sau thời gian nghỉ dài để phòng chống dịch Covid-19. Để đảm bảo an toàn trong môi trường giáo dục, các trường đã khử khuẩn, xây dựng nội quy, quy trình phòng, chống dịch, thậm chí lên kịch bản những ca nghi ngờ mắc Covid-19.
Các giáo viên, phụ huynh trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để chuẩn bị đón học sinh trở lại học tập. Ảnh: Quang Tấn
Tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ trường học
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, trong những ngày qua, toàn bộ các trường THCS & THPT trên địa bàn đã đồng loạt tổng vệ sinh, phun khử khuẩn, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Tại quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Võ Nguyên Phong cho biết, ngay sau khi TP quyết định việc học sinh đi học trở lại, UBND quận đã có Công văn số 778/UBND-VP về việc đảm bảo các phương án, điều kiện cho học sinh đến trường. Theo đó, UBND quận Đống Đa yêu cầu phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm y tế (TTYT) quận thực hiện phun hóa chất tiêu trùng, khử khuẩn tất cả 62 trường học công lập trên địa bàn. Ngoài ra, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, tẩy trùng các thiết bị dạy học, đảm bảo thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, khẩu trang, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng. Các trường sẽ tạm dừng việc tổ chức chào cờ tập trung toàn trường cũng như không tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong và ngoài trường học.
Bên cạnh đó, UBND quận cũng yêu cầu, Công an quận chủ trì cùng Đội Thanh tra GTVT lập phương án phối hợp với UBND 21 phường tổ chức các chốt trực tại cổng các trường THCS, tiểu học, mầm non đảm bảo ATGT, TTĐT. Cũng nhằm hỗ trợ cho các trường, UBND quận Hoàng Mai cũng đã chỉ đạo phòng GD&ĐT phối hợp với Quận đoàn bố trí đoàn viên thanh niên lập 17 chốt trực trước cổng trường để phân luồng, đo thân nhiệt, nhắc nhở các em học sinh thực hiện đúng các bước phòng, chống dịch Covid-19.
Còn tại huyện Mê Linh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu cho biết, dự kiến ngày 4/5 tới, hàng chục nghìn học sinh tại 20 trường THCS, 6 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn sẽ quay trở lại trường học. Cùng với việc tổng vệ sinh trường lớp, các cơ sở giáo dục cũng đã kiểm tra, rà soát và bố trí điều kiện trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, mỗi lớp học được trang bị một nhiệt kế điện tử, 1 chai nước sát khuẩn tay nhanh... Đối với kinh phí bổ sung trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19, UBND huyện Mê Linh đề nghị các trường học tuyệt đối không thu tiền của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh.
Tương tự, các quận, huyện khác trên địa bàn cũng đã chuẩn bị điều kiện tốt nhất đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên khi học sinh quay trở lại trường học. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm, quận đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phải đảm bảo độ giãn cách trong các lớp học, thực hiện nghiêm việc theo dõi sức khỏe đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường.
Giáo viên trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba Đình vệ sinh trường lớp sáng 2/5. Ảnh: Vân Anh
Chia ca, bảo đảm khoảng cách trong lớp học
Được đi học trở lại, em Vũ Đức Hiếu (học sinh lớp 9A, trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ hóm hỉnh: "Chúng em mong ngày này quá! Được gặp lại thầy, cô, bạn bè, chúng em đều rất háo hức". "Học trực tuyến hay trên truyền hình em tin là không thể tốt bằng được đến lớp về tính tương tác giữa giáo viên và học sinh. Nhưng qua đợt vừa rồi, học sinh lại có cơ hội chiêm nghiệm bản thân, có thể nâng cao khả năng tự học, tự khám phá các bài giảng" - em Hiếu nói thêm.
Đề cập đến công tác phòng chống dịch trong trường học, ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Chúng tôi chia thành từng bước khác nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnh, với sự vào cuộc của toàn bộ lực lượng và phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế, phụ huynh học sinh. Tại quy trình này, học sinh sẽ biết phải làm gì khi đối mặt với các tình huống cụ thể, phụ huynh sẽ tương tác với giáo viên ra sao khi thấy các biểu hiện của con, như ốm, ho, sốt. Tất cả là hướng tới sự an toàn, chủ động phòng dịch cho cả thầy và trò".
Trong khi đó phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đã lên phương án, thông báo đến từng phụ huynh về việc số lượng học sinh theo từng ca để theo đúng theo quy định phòng chống dịch Covid-19
Liên quan đến nội dung giãn cách, các trường học trên địa bàn toàn TP sẽ được tách làm 2 ca (lớp sáng, lớp chiều), học sinh ngồi so le nhau, mỗi bàn một học sinh và 100% học sinh phải đeo khẩu trang. Theo Hiệu trưởng trường THCS Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) Phạm Văn Ngát cho biết, với 35 lớp học, nhà trường chia tách mỗi lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm không vượt quá 22 học sinh, nhóm học ngày chẵn và nhóm học ngày lẻ để đảm bảo số lượng cũng như không để rơi vào tình trạng học tập trung đông người.
Tại quận Hai Bà Trưng, trong chiều 3/5, từng giáo viên chủ nhiệm họp trực tuyến với phụ huynh theo lớp để thông báo phương án tổ chức học trở lại cho con. Với 34 lớp 6, 7, 8, 9, để đảm bảo giãn cách, mỗi lớp chia làm 2 nhóm học, chủ yếu học trực tiếp tại trường và một số tiết học trực tuyến; nhà trường bố trí phụ huynh đưa đón con theo các khung giờ khác nhau giữa các khối lớp.
"Chúng tôi động viên các giáo viên dạy thêm ca để đảm bảo học sinh được đến lớp khi phải giãn cách. Hình ảnh các y, bác sĩ đang ngày đêm ở tuyến đầu chính là nguồn động viên các nhà giáo cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tất cả giáo viên đều vui vẻ dù dạy thêm ca và không tăng lương" - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh chia sẻ.
Để đảm bảo công tác phòng dịch, ngành giáo dục cũng yêu cầu bắt buộc học sinh phải đeo khẩu trang khi đến trường, rửa tay sạch, sát khuẩn, đo thân nhiệt, không dùng chung đồ cá nhân, rác thải phải bỏ đúng nơi quy định...
Sẽ kết thúc năm học trước ngày 15/7
Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học. Liên quan đến công tác dạy học từ xa, Sở đã yêu cầu các trường có biện pháp tổ chức dạy học theo khối/lớp và nhóm học sinh kết hợp giữa dạy học qua internet, truyền hình với dạy học trực tiếp để hoàn thành chương trình bảo đảm kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến
Đến nay, hệ thống giáo dục Hà Nội đã chủ động xây dựng quy trình chặt chẽ từ nhà tới trường, từ trường về nhà, phân vai, phân nhiệm vụ đến từng vị trí. Để chủ động ứng phó trong các tình huống, hầu hết các trường trên địa bàn TP đã xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trên đường và khi tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu kịch bản phải được nhà trường tổ chức diễn tập để thống nhất trong xử lý tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội khuyến cáo các trường không tổ chức ăn bán trú tại trường học.
Sau phản ứng của phụ huynh, Trường Việt Úc miễn, giảm học phí mùa dịch COVID-19 Trong thời gian học sinh nghỉ, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) sẽ không thu học phí đối với bậc Mầm non. Với bậc Tiểu học và Trung học, trường giảm học phí 70%. Ngoài ra, VAS cũng sẽ không thu các khoản phí khác bao gồm phí ăn uống, xe đưa đón học sinh, trong giai đoạn nghỉ dịch và...