Chuyên gia Toán học nói gì về kiểu đề “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”?
Trước việc dư luận cho rằng các ra đề theo kiểu “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” là không phù hợp với học sinh lớp 2 thì các chuyên gia toán học cho rằng: Kiểu ra đề không có gì là mới trong giới toán học. Tác giả chỉ muốn rèn tư duy về logic toán cho học sinh.
TS Lê Thống Nhất chia sẻ: Tôi đã theo dõi dư luận về bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” ngay từ những ý kiến đầu tiên trên mạng. Tôi hiểu là nhiều người rất khó chịu với đề toán này, thậm chí còn phê phán tác giả của đề toán rất nặng nề.
Bài toán lớp 2 “gây bão” trong dư luận.
Chuyện bài toán có “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo” gây một cảm giác khó chịu cho người đọc và ai cũng thấy rất rõ : Làm sao mà biết được tuổi của vị thuyền trưởng? Tuy nhiên, khi nhìn bài toán này dưới một loạt các bài toán trước đó thì tôi mới nhận ra “thâm ý sư phạm” của tác giả và tôi ủng hộ “thâm ý” này. Vì sao? Các bài toán ở trên đều là các bài toán mà chỉ cần làm một phép tính trừ số lớn cho số nhỏ ở giả thiết chúng ta sẽ có đáp số cho bài toán. Một tình huống sư phạm có thể xảy ra: Học sinh không đọc kỹ đề bài và vẫn làm máy móc theo các bài trước để đi đến kết luận tuổi của vị thuyền trưởng là 45 – 5 = 40 (tuổi). Những học sinh đọc kỹ đề bài sẽ bị “hoang mang” vì “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo”.
Tuy nhiên, nếu học sinh vững vàng thì sẽ kết luận : Không thể biết được tuổi của vị thuyền trưởng vì các giả thiết về những chú cứu không liên quan tới tuổi của vị thuyền trưởng. Đây là bài làm đúng nhất của bài toán này.
Tôi không đồng ý với kết quả mà tác giả ghi trong sách: Không giải được vì bài toán sai. Bởi vì bài toán có sai đâu mà bài toán chỉ dẫn đến ta không biết được chính xác tuổi của vị thuyền trưởng hay nói cách khác bài toán có vô số kết quả như là ta giải một phương trình nào đó mà ra rất nhiều nghiệm. Tóm lại: bài toán không sai – đây là “cái bẫy nhỏ” để một số học sinh “sập bẫy” để từ đó nhắc nhở học sinh cần đọc kỹ từng đề bài khi giải toán, không máy móc theo những bài trước đó.
Video đang HOT
Bài giải của bài toán gây tranh cãi.
Cũng theo TS Lê Thống Nhất, với học sinh tiểu học, bài toán kiểu này vẫn phù hợp, tuy nhiên không nên đưa ra nhiều lần. Bởi chỉ cần một lần là đủ để học sinh cảnh giác.
Với các cấp học cao hơn thì chúng ta vẫn gặp những bài toán mà trong đó chứa những giả thiết “gây nhiễu” – những giả thiết mà không liên quan tới kết luận của bài toán. Học sinh phải tỉnh táo để không tập trung vào những giả thiết kiểu này. Những bài toán có giả thiết “gây nhiễu” vẫn nên tồn tại trong các bài kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên người ra đề phải khéo léo tinh vi để độ “gây nhiễu” khó bị phát hiện và khi đó sẽ có bài toán hay.
Những giả thiết “gây nhiễu” mà thô, mà dễ phát hiện sẽ làm cho bài toán không hay nữa. Bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” rơi vào tình trạng “gây nhiễu” thô nên bài toán không hay tuy không sai. Mức độ thô của giả thiết này đã tạo ra những phản ứng trong dư luận trong những ngày vừa qua.
Nhìn nhận dưới một góc độ khác, PGS Văn Như Cương cho rằng: “Đối với toán học thì những bài toán như vậy không phải là hiếm gặp. Ở đây chúng ta chỉ cần nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh. Vấn đề mấu chốt là khi thầy cô giáo đưa ra những dạng bài này thì cần phải có những gợi ý hoặc đã từng nhắc nhở các em trước đó, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học”.
Nguyễn Hùng (ghi)
Theo Dantri
Chương trình giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 14 trường ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Chương trình học tích hợp, học để vận dụng là xu hướng của giáo dục hiện đại nhưng đòi hỏi phải "chắc" khi áp dụng vào Việt Nam.
Chương trình học theo chủ đề
Tại hội thảo "Giáo dục Stem trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam" diễn ra tại TPHCM ngày 24/6, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, giáo dục STEM là sự tích hợp giữa khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là học dựa trên thực hiện các bài thực hành. Đối với hình thức học này, học sinh (HS) được tham gia vào các bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể.
Học sinh Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM trong giờ học ngoại khóa về Robotics.
Giáo sư Gil Taran, Trường Đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) cho hay, việc triển khai giáo dục STEM ở trường học là nhằm chuẩn bị cho HS những tri thức thiết yếu nhất của thế kỉ XXI, những kỹ năng có thể giúp tăng đáng kể ưu thế cạnh tranh của lao động mỗi quốc gia. Hiện nay STEM được áp dụng rộng rãi tại Mỹ.
Tại Việt Nam, từ năm 2011, mô hình "Phòng lab tích hợp STEM bằng tiếng Anh" một trong những nội dung của giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 14 trường ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng khoảng 1.000 HS theo học.
Từ ứng dụng của giáo dục STEM, 2 môn học mới đó là Công nghệ Thông tin và Robotics được triển khai ở Hà Nội và TPHCM. Trong đó, chương trình Robotics, HS được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các nguyên lý cơ bản của các loại hình robot trong thực tế từ đó giúp các em hiểu và đam mê với các thiết bị thông minh trong thời đại công nghệ ngày nay. HS tại một số trường ở TPHCM đã đạt được một số giải quốc tế từ môn học này.
Những kết quả khả quan đã mở ra một hướng phát triển về giáo dục tích hợp STEM cho cấp học phổ thông. Dự kiến trong năm học này, chương trình tiếp tục được nhân rộng với 3.000 HS tham gia.
Chương trình giáo dục hạn chế do thiếu tích hợp
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng dựa trên các yêu cầu của giáo dục STEM, nhất là hiệu quả tích hợp các môn học và vận dụng thực tế có thể thấy chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện chưa thực sự có giáo dục STEM.
Nếu như ở bậc tiểu học, ít nhiều có tinh thần tích hợp trong chương trình như bộ môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, Khoa học thì lên THCS, THPT các môn học lại độc lập, mới tích hợp ở một số nội dung trong từng môn học riêng lẻ.
Chương trình các môn Toán, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ được xây dựng theo theo cách tiếp cận nội dung, chưa coi trọng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực. Do thiếu sự gắn kết giữa kiến thức, kỹ năng của các môn học nên chương trình các môn khoa học tự nhiên của chúng ta còn nặng về kiến thức hàn lâm, nhẹ về yêu cầu thực hành, vận dụng...
Chính vì thế, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã dẫn đến tình trạng phần lớn HS, sinh viên thiếu kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu chủ động, sáng tạo, hạn chế vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống. Nhân sự chưa thích ứng kịp với những biến đổi của công nghệ, thị trường lao động.
Từ những bất cập của chương trình giáo dục được xây dựng từ năm 2000, chưa kịp cập nhật với các xu thế phát triển chương trình hiện đại, ông Thống nhấn mạnh, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi trong bối cảnh giáo dục STEM cần được chú ý nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện. Mà trước hết là vận dụng giáo dục STEM trong xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2015.
Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục STEM chưa thể tiến hành đại trà tại các trường học trên cả nước mà chỉ có thể thực hiện từng bước. Để áp dụng phương pháp mới này đòi hỏi các trường phải có đáp ứng được điều kiện vật chất cùng đội ngũ giáo viên có trình độ công nghệ thông tin lẫn khả năng dạy tích hợp.
Theo Dân trí
Hơn 17.500 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT Tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước: giáo dục THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%). Với tỷ lệ này, cả nước có 17.586 thí sinh (bao gồm 8.043 thí sinh giáo dục THPT và 9.543 thí sinh GDTX) không đỗ tốt nghiệp. Đây là những thống kê sơ bộ của Cục khảo...