Chuyên gia tim mạch chỉ rõ những sự thật ít biết gây bệnh tim
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ cho chúng ta biết nhiều điều đáng ngạc nhiên về cân nặng, thói quen uống rượu vang đỏ, và nhiều thứ khác.
Thừa cân? Tôi có thể không thảo luận về vấn đề này
BS. Stuart Connolly, trưởng khoa tim mạch tại Đại học McMaster ở Hamilton, Ontario: Khi người ta bị thừa cân nhiều, đó là một vấn đề hiển nhiên. Khi họ bị thừa cân vừa phải, thì việc đặt vấn đề sẽ khó khăn hơn, bởi vì chúng tôi chấp nhận cho mọi người được thừa cân chút ít. Sẽ khó hơn khi nói với ai đó rằng họ có cân nặng cần phải giảm.
Người gầy không nhất thiết là không có nguy cơ
BS. Monali Y. Desai, bác sĩ tim mạch và là sáng lập viên của một công ty chăm sóc sức khoẻ trực tuyến:
Hãy chú ý đến lượng đường bạn ăn và lượng đường trong máu, ngay cả khi bạn không thừa cân. Giảm dung nạp glucose (đường huyết cao hơn bình thường nhưng không đủ để gây tiểu đường) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đây là điều mà những người gầy tự nhiên không chú ý đến vì nghĩ rằng mình không cần vì đang gầy.
Đường mới là thủ phạm trong bệnh tim, chứ không phải chất béo
BS. Stephen Sinatra, bác sĩ tim mạch và là tác giả của rất nhiều cuốn sách về sức khoẻ tim mạch, trong đó có The Great Cholesterol Myth: Khi bạn ăn đường tinh luyện, bạn tạo ra một phản ứng insulin độc hại đối với lớp nội mạc của mạch máu. Hầu hết sự chú ý được dành cho cholesterol; Tôi không biết các bác sĩ có kiểm tra mức insulin và A1C (các chỉ số của nguy cơ bệnh tiểu đường, có liên quan chặt chẽ với sức khoẻ tim mạch).
Video đang HOT
Hầu hết các chế phẩm bổ sung không có tác dụng gì đối với sức khoẻ của tim
BS. Sarah Samaan, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Tim mạch Legacy ở Plano, Texas: Những bác sĩ nhấn mạnh bạn nên dùng một số chế phẩm bổ sung nào đó thường là những người bán sản phẩm đó tại phòng khám. Để phòng ngừa ban đầu, nếu bạn không ăn cá hai đến ba lần một tuần, thì dầu cá có lẽ là một ý hay. Tôi cũng khuyên dùng vitamin D vì 80% người lớn ở Mỹ bị thiếu chất này. Đó là sản phẩm duy nhất tôi đảm bảo.
Rượu vang đỏ hoàn toàn không phải là thuốc
BS. Stephen Sinatra: Bệnh nhân của tôi nói: “Tôi đã bắt đầu uống rượu vang đỏ” và tôi thốt lên “Để làm gì?” Họ nghĩ điều đó tốt cho tim, nhưng bạn phải cẩn thận đừng lạm dụng nó và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ khác. Với sô cô la đen cũng vậy. Mọi người nghĩ rằng mình có thể ăn thỏa thích. Nó tốt cho bạn – nó làm giảm huyết áp và có chất chống oxy hoá – nhưng hầu hết mọi người không chỉ ăn một miếng mỗi ngày.
Điều gì khiến bác sĩ tức giận? Hút thuốc
BS. Stuart Connolly: Nếu ai đó hút thuốc lá, họ phải dừng lại. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi nói chuyện với người vẫn còn hút thuốc lá. Không bao giờ là quá muộn để dừng lại. Thậm chí bỏ thuốc ở tuổi 70 cũng cải thiện khả năng sống. Nếu bệnh nhân muốn làm điều gì đó cho sức khoẻ của mình, thì đó là bỏ thuốc lá.
Cao huyết áp là một mối nguy hiểm lớn đối với tim
BS. George L. Bakris: Lối sống lành mạnh là chìa khóa để ngăn ngừa cao huyết áp. Giảm ăn muối khi có thể-pho mát, nhiều súp, thịt thăn và đồ ăn mua sẵn đều có hàm lượng muối cao. Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng – ít nhất bạn cần ngủ được 6 tiếng liên tục vào ban đêm.
Hãy nói thật với bác sĩ: Bạn có bị rối loạn cương dương không?
BS. Malissa J. Wood: Rối loạn cương dương cũng là dấu hiệu của bệnh mạch máu. Các mạch máu nhỏ là phong vũ biểu của những gì xảy ra trong các mạch máu lớn. Chính cha tôi đã phát hiện ra mình có khối tắc mạch ở cổ khi đi khám để lấy đơn thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tại sao không nên ăn bít tết đã chín kỹ?
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh gan chết người nhưng nguy cơ này sẽ cao hơn nếu nấu chín kỹ.
Các bằng chứng đã cho thấy sự liên quan giữa ăn nhiều thịt đỏ với ung thư, bệnh tim và đái tháo đường nhưng chưa có nghiên cứu nào về bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn (gọi tắt là NAFLD), căn bệnh này có thể dẫn tới xơ gan - chứng bệnh gây ung thư hay suy gan.
Các nhà khoa học Israel vừa tìm thấy nguy cơ mắc NAFLD cao nhất ở những người thích ăn bít tết nấu chín kỹ sau khi thực hiện khảo sát 789 người lớn về thói quen ăn uống và nấu nướng đồng thời thực hiện siêu âm gan và xét nghiệm kháng insulin.
Những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ có thêm 47% nguy cơ mắc bệnh gan, hơn 55% nguy cơ kháng insulin, các chuyên gia ĐH Haifa cho biết trên tờ Hepatology.
"Để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và bệnh NAFLD, chúng ta nên chọn các loại đạm động vật từ cá, gà tây hoặc gà.
Thêm vào đó, chỉ nên hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn là rán hay nướng kéo dài ở nhiệt độ cao", các chuyên gia khuyên
Việc nấu nướng trong 1 thời gian dài hay ở mức độ "well done" (thịt đã thành một màu nâu hoàn toàn, bên ngoài hơi cháy xém, thịt ráo nhưng cũng không quá khô) sẽ hình thành các hợp chất heterocyclic amines (HCAs), vốn liên quan với bệnh gan và kháng insulin.
Nghiên cứu mới này cũng khẳng định ăn thịt đỏ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn và làm sáng tỏ nguyên nhân có thể gây ra bệnh gan mãn tính.
TS Jeffrey Schwimmer, Phụ trách phòng khám gan nhiễm mỡ, BV Nhi Rady ( San Diego, Mỹ) đã kêu gọi chỉ nên ăn thịt đỏ 1 lần mỗi tuần.
"Không cần thiết phải ăn nhiều thịt đỏ và vì vậy chúng ta nên hạn chế chúng. Thịt chế biến sẵn chỉ nên thỉnh thoảng mới ăn", TSSchwimmer, người không thuộc nhóm nghiên cứu, nói.
Nghiên cứu trước đó của ĐH Leeds tháng này cho thấy giảm thịt đỏ sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột.
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD) là chứng bệnh gan phổ biến nhất ở các nước phát triển, với tỉ lệ mắc là 25% ở người trưởng thành.
Nó diễn ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan ở những người không uống nhiều rượu và thường liên quan với chứng béo phì và bệnh đái tháo đường.
Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan và cả 2 căn bệnh này đều dẫn tới tử vong.
Cả NAFLD và kháng insulin đều thuộc hội chứng chuyển hóa. Giới y tế đã cảnh báo rằng những phát hiện này đồng nghĩa với người lớn nên hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim sớm Các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim mạch để kịp thời khám và điều trị là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Ảnh minh họa Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim sớm nhất Bị đau vùng trái hay giữa ngực...