Chuyên gia tâm lý cho biết: Có 4 cách dạy dỗ trẻ bố mẹ cần nhớ thay vì đánh mắng khiến con kém cỏi
Đối với nhiều bậc phụ huynh, quá trình dạy dỗ con trẻ là hành trình gian nan và lắm nỗi thất vọng.
Trẻ con càng lớn càng khiến bố mẹ luyến tiếc về quá khứ đẹp đẽ. Hình ảnh đứa trẻ ngây ngô, đáng yêu như thiên thần nay còn đâu, thay vào đó là một đứa trẻ bất trị, tính khí hung hăng và ném đồ vật khắp nơi. Bố mẹ càng ngăn cấm thì trẻ càng làm ngược lại như thể “trêu ngươi” bố mẹ. Đối mặt với tình huống này, nhiều phụ huynh thường điên tiết đánh mắng trẻ, sau đó họ liền cảm thấy hối hận về hành vi của mình.
Bố mẹ cần nhớ, càng đánh mắng càng khiến trẻ trở nên kém cỏi
Đối với nhiều bậc phụ huynh, quá trình dạy dỗ con trẻ là hành trình gian nan và lắm nỗi thất vọng. Khi trẻ còn nhỏ, trẻ rất đáng yêu và quấn quýt bên bố mẹ như cún con. Bố mẹ rất kỳ vọng và mong muốn khi con khôn lớn có thể khiến bố mẹ tự hào.
Thế nhưng, khi trẻ được 4 – 5 tuổi, sự kỳ vọng của bố mẹ đã sụp đổ tan tành. Lúc mẹ mặc cho con bộ quần áo sạch sẽ, mẹ sẽ chẳng ngờ chỉ vài tiếng sau, trẻ đã vấy bẩn bộ quần áo khiến mẹ “nhức mắt” và chỉ muốn lôi ra đánh đòn.
Trẻ bắt đầu cãi lời và lý sự khiến bố mẹ vừa tức vừa buồn cười. Khi trẻ phạm lỗi, trẻ vẫn có thể nghĩ ra những lý do ngớ ngẩn để đôi co với bố mẹ. Bố mẹ chẳng còn cách nào, ngoài việc tặc lưỡi và tự thuyết phục rằng, đứa trẻ nào cũng lì lợm như thế.
Càng đánh mắng trẻ càng trở nên lì lợm và kém cỏi (Ảnh minh họa).
Điều khiến bố mẹ phiền lòng là càng quản con càng bất trị. Nếu bố mẹ nói chuyện nhẹ nhàng thì y như rằng con sẽ lấn lướt bố mẹ. Cho dù bố mẹ nghiêm khắc trách mắng và con đã biết nhận lỗi, thế nhưng vài ngày sau, mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Thực tế, đa phần trẻ con không hẳn là tiểu yêu nghịch ngợm, chẳng qua là bố mẹ kết nối với trẻ thông qua phương pháp không chính xác. Nếu muốn con trở nên ngoan ngoãn, bố mẹ cần áp dụng một vài phương pháp sau đây.
1. Yêu cầu hay mệnh lệnh chỉ cần nói 1 lần
Khi trẻ mê say chơi game trên ipad và quên làm bài tập, hoặc trẻ dán mắt vào tivi và không muốn ăn cơm. Nhiều bậc phụ huynh thường càm ràm và đe dọa trẻ, chẳng hạn: “Nếu con vẫn cầm ipad, mẹ sẽ đập nát cái ipad”, “Con vẫn chưa đến ăn cơm à? Mẹ gọi rất nhiều lần rồi đấy”.
Các bậc phụ huynh cần nhớ, những điều được nhắc lại quá nhiều lần sẽ khiến trẻ nhàm tai và khó lòng sửa đổi.
Nếu cha mẹ đe dọa và nói nhiều quá càng khiến trẻ nhàm tai và khó sửa đổi hơn (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Mệnh lệnh hoặc yêu cầu càng đơn giản càng có sức nặng.
Lần tới, khi bố mẹ yêu cầu trẻ tắt tivi và đến ăn cơm, có thể thực hiện như sau:
Bước đầu tiên, bố mẹ phải dừng ngay việc đang làm, và bước đến trước mặt trẻ.
Bước thứ hai, khi trẻ ý thức được bố mẹ đang nhìn chúng chằm chằm, bố mẹ hãy nói câu này và đừng lặp lại nhiều lần: “Con nên tắt tivi và đến ăn cơm”.
Bước thứ ba, nếu trẻ vẫn lì lợm, bố mẹ vẫn nhìn trẻ chằm chằm, cho đến khi trẻ bối rối hoặc chịu thỏa hiệp với bố mẹ.
Thời điểm này, khi trẻ tỏ ra nghe lời, bố mẹ cần khuyến khích: “Bố mẹ biết con là một đứa trẻ ăn cơm đúng giờ”.
2. Thừa nhận cảm xúc của trẻ
Trẻ con còn nhỏ nên chưa biết cách diễn đạt cảm xúc, khi trẻ không vui sẽ thể hiện bằng cách giận dỗi bố mẹ. Nếu trẻ bướng bỉnh không nghe lời bố mẹ, bố mẹ có thể hỏi: “Bây giờ con đang rất giận đúng không? Con cảm thấy không hài lòng đúng không?”. Đây là cách bố mẹ nên làm để giúp trẻ nói lên suy nghĩ của chính mình, giúp trẻ nhận ra bố mẹ đang quan tâm và thấu hiểu mình.
3. Trước khi phê bình, bố mẹ nên nhắc nhở con
Cha mẹ đừng vội vàng phê bình con mà hãy nhắc nhở trẻ trước tiên (Ảnh minh họa).
Bố mẹ có thể nhắc nhở trẻ thế này: “Bây giờ bố mẹ rất buồn về con, trước kia con là một đứa trẻ ăn cơm đúng giờ, nhưng hiện nay con chỉ biết dán mắt vào tivi”. Nhắc nhở trước, phê bình sau sẽ giúp trẻ có tâm lý chuẩn bị. Trẻ sẽ nhận thức hành động của trẻ khiến bố mẹ buồn phiền, và nếu trẻ tiếp tục sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
4. Cho trẻ cơ hội lựa chọn
Mỗi khi trách mắng trẻ, nhiều bậc phụ huynh sẽ hỏi: “Con biết mình sai ở đâu không?”.
Thực tế, khi bố mẹ trách mắng trẻ, trẻ thường không biết trẻ đã làm sai điều gì, càng đừng nói đến chuyện trẻ sẽ sửa đổi. Thời điểm này, bố mẹ giận dữ trách mắng trẻ được xem là hành động vô ích, bởi trẻ vẫn chưa nhận thức được lỗi lầm của mình.
Điều bố mẹ cần làm là cho trẻ cơ hội được lựa chọn. Chẳng hạn như:
“Con có 2 lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là, con tiếp tục xem tivi nhưng không được xem tivi vào tuần sau. Lựa chọn thứ hai là, con tắt vivi ngay bây giờ, nhưng bù lại mỗi ngày con sẽ được xem tivi nửa tiếng đồng hồ. Con chọn điều nào?”.
Dạy dỗ con trẻ là một hành trình càng vội vàng càng không thu được kết quả, các bậc phụ huynh cần có thái độ bình tĩnh, nhẫn nại để rèn luyện trẻ trở nên tốt hơn.
Theo Cmoney/Helino
Câu chuyện "Con học dốt nên bị xa lánh" nhận sự đồng cảm của nhiều người và sự thật cha mẹ cần nhìn lại
Học dốt nên bị các bạn xa lánh, không được tham gia các hoạt động của trường lớp... câu chuyện nữ sinh Hà Nội kể về 4 năm học cấp 2 khiến cha mẹ phải suy ngẫm lại.
Tâm sự buồn của nữ sinh bị 2/3 lớp xa lánh
Trong chương trình gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc", nữ sinh N.T.T, học lớp 12 tại một trường THPT ở Hà Nội đã khiến cả khán đài nín lặng lắng nghe câu chuyện buồn về 4 năm học cấp 2 của em.
T nghẹn ngào kể lại: "Trước đây con học cấp 2 tại một trường được coi là trường điểm tại Hà Nội. Cha mẹ kỳ vọng con theo lớp chuyên giỏi nhất khối. Các bạn ở đó thi đua cùng nhau học. Con cảm thấy mình kém cỏi và mọi người luôn nhìn với ánh mắt là một học sinh dốt".
Dù không được đánh giá cao nhưng T rất cố gắng học tập và điểm số năm lớp 8 của T đã vượt trội nổi bật. Tuy nhiên, chỉ vì thiếu 0,1 điểm mà T không được là học sinh giỏi. "Con cảm thấy buồn vì không ai thấy được sự cố gắng của con, không ai cho con thể hiện bản thân", T cho biết.
Trong câu chuyện của mình, T kể kỷ niệm không thể quên được là cô giáo chủ nhiệm gọi cho ban phụ huynh lớp nói rằng: ' Con bé này học dốt, là học sinh cá biệt của lớp. Không nên cho các bạn giao du".
Em T buồn bã kể lại câu chuyện năm cấp 2 bị bạn bè xa lánh, ai cũng coi em là 1 người kém cỏi, học dốt.
T nghĩ rằng do mình học kém hơn so với các bạn nên mọi hoạt động trong trường, lớp đều không được tham gia. Suốt 4 năm học cấp 2, T. bị 2/3 lớp xa lánh. Kết quả buồn trong câu chuyện với T là: "Con không muốn cố gắng nữa, càng ngày con càng trở nên bướng bỉnh hơn. Sự bướng bỉnh ấy theo con lên học cấp 3".
Lời chia sẻ của T nhận được cả chục nghìn lượt yêu thích và bình luận bày tỏ sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. Bạn D.N.L bày tỏ sự đơn độc: "Mình cùng hoàn cảnh như bạn, học dốt, bạn bè xa lánh, bị bắt nạt, mọi người khinh bỉ. Đi học mà không có nổi một ai để chơi cùng".
Bạn P.H.A cũng tâm trạng tương tự: "Cũng từng như bạn này vì học dốt, bạn bè không coi trọng, hay bị dè bỉu làm trò cười. Buồn nhất là miệt thị ngoại hình của mình nữa".
Trong khi đó, có người cho rằng, giáo viên có lỗi bởi cô phải là người giúp đỡ, động viên các em vươn lên chứ không phải cô lập học sinh.
Cha mẹ cần hiểu năng lực của con ở đâu
Lý giải về việc nữ sinh bị bạn bè xa lánh vì học kém, Thạc sĩ - Nhà giáo Phạm Phúc Thịnh cho biết: "Không phải học sinh kỳ thị nhau vì chuyện học lực mà học sinh giỏi thường thích trao đổi, nói chuyện với những bạn cùng tầm với mình. Vì vậy, em T ở trong lớp toàn các bạn giỏi mà mình kém hơn sẽ cảm thấy bị lạc lõng".
Thạc sĩ Thịnh bày tỏ quan điểm không đồng tình với cô giáo chủ nhiệm cấp 2 của T: "Em T có thể học dở nhất lớp này nhưng qua lớp khác chưa chắc đã yếu kém. Ngoài chuyện học hành, T còn có những năng khiếu khác giỏi hơn các bạn. Giống như trong đội bóng rổ, các cầu thủ cao 1m9 thì người 1m85 là người lùn. Nhưng so với đa phần người Việt Nam thì chiều cao này lại là điều mơ ước.
Cô giáo đã không tạo điều kiện cho học sinh phát triển, không xây dựng sự tự tin cho các em và sai trong ứng xử sư phạm khiến học sinh mất động lực".
Nhiều bố mẹ kỳ vọng quá lớn ở con mà không biết con mình có đủ sức đáp ứng không (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh cũng chỉ ra thực tế nhiều cha mẹ cũng như các em học sinh như T. mắc phải: "Sự kỳ vọng của bố mẹ không sai nhưng bố mẹ sai vì không biết con có đủ sức đáp ứng kỳ vọng đó hay không.
T thi đỗ vào trường điểm theo mong muốn của bố mẹ nhưng thực tế em lại đuối sức so với các bạn ở lớp chuyên giỏi nhất khối. Trong trường hợp này, T nên thẳng thắn trao đổi với bố mẹ và có thể lựa chọn 'tiếp tục chiến đấu hoặc chuyển sang lớp khác'".
Sự kỳ vọng của bố mẹ vô tình tạo áp lực cho con mà không biết có thể con học với các bạn ngang tầm sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Thạc sĩ Thịnh cũng lấy dẫn chứng thêm, trong mấy ngày qua mọi người bàn luận rất nhiều về hình ảnh bố mẹ ôm con khóc vì không làm được bài sau khi thi vào lớp 10. " Hình ảnh không có gì nặng nề, ghê gớm, đó là cảm xúc chân thật. Tuy nhiên, nếu bố mẹ tinh tế sẽ không cần phải khóc cùng con. Việc làm này sẽ khiến con thấy sự việc thêm trầm trọng, con làm sai và làm cho bố mẹ buồn. Bố mẹ chỉ cần động viên: 'Có gì đâu phải khóc, con đã cố gắng hết sức rồi mà'".
Thi vào cấp 3 cũng như rất nhiều thử thách khác con phải chinh phục sau này. Con có thể không làm được bài, có thể trượt cấp 3 trường yêu thích nhưng còn nhiều trường khác phù hợp vẫn rộng cửa chào đón con.
Vì vậ y "Cha mẹ đừng tự hào vì con học giỏi mà đơn giản hãy chúc mừng con thành công. Đó sẽ là động lực để con cố gắng thành công tiếp theo", thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh nhắn nhủ.
Theo Helino
Bạn đọc viết: "Mẹ ơi, mua quà cho cô giáo..." Hôm mới đây lúc tôi đón con tan trường, con gái chạy ào vào lòng mẹ thủ thỉ: "Mẹ ơi, mua quà cho cô giáo!". Tôi giật mình, mọi người xung quanh nghe được cũng bắt đầu xầm xì to nhỏ. Nào là "cô giáo đòi quà rồi", "sắp đến mùa thu hoạch mà", "có quà cho cô không là mệt nghe"... Ảnh...