Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn
Có những sai lầm trong cách nuôi dạy con, làm cho con ngày càng ngang ngược và khó bảo hơn mà có thể cha mẹ chưa biết.
Nuôi dạy con cái là công cuộc gian nan mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ trải qua. Tất cả chúng ta đều công nhận rằng không phải ai cũng nuôi dạy con đúng cách vì đây là chuyện khá khó khăn. Mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những kiến thức về dạy dỗ và giáo dục con cái bởi không khi nào là đủ cho việc tìm hiểu và giáo dục con cái, trong khi con luôn biến đổi không ngừng, và cuộc sống lại muôn hình vạn trạng.
Tiến sĩ Foo Koon Hean, nhà trị liệu tâm lý và tác giả cuốn Negotiation Parenting cho hay: “Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm trong cáchnuôi dạy con , khiến cho trẻ có cảm giác mình là trung tâm, tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu kiên nhẫn, luôn đòi hỏi và cần được đáp ứng ngay lập tức”.Vì vậy, chuyên gia Foo khuyên mẹ nên cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt, tránh phạm phải những sai lầm sau đây:
Thay vì phớt lờ, né tránh, mẹ hãy tìm nguyên nhân và giải quyết tận gốc cơn ăn vạ của con (Ảnh minh họa).
Khi đưa con đi siêu, con đòi mẹ mua thanh socola, và khi mẹ nói không, con sẽ ngã lăn ra, khóc lóc và bắt đầu cơn ăn vạ kinh khủng giữa chốn đông người. Nếu mẹ đã từng rơi vào tình trạng này thì chắc hẳn cũng có không ít mẹ xử lý bằng cách hoặc là đáp ứng đòi hỏi của con, hoặc là phớt lờ cơn ăn vạ đó. Tuy nhiên đây chưa phải cách hay nhất, thậm chí việc né tránh cơn giận của con sẽ càng làm cho trẻ bức xúc hơn.
Chuyên gia cho rằng mẹ cần chỉ ra những gì sai trái trong hành vi của con. Trẻ sẽ tìm kiếm giới hạn trong hành vi, nhưng khi nó trở thành thói quen thì mẹ cần xem lại chính mình, cách dạy con và xử lý tình huống đã hiệu quả hay chưa. Việc cần làm là chỉ ra cái sai và cùng con khắc phục thay vì né tránh, phớt lờ.
Thỏa hiệp với sự mè nheo, rên rỉ
Trẻ nhỏ thường mè nheo và rên rỉ để đòi mẹ xem tivi, iPad hoặc muốn được đáp ứng điều gì đó. Và mẹ mắc sai lầm bằng cách đáp ứng sự mè nheo của trẻ kèm theo cảnh báo không có lần sau, nhưng thực tế thì mọi chuyện vẫn xảy ra.
Video đang HOT
Elaine Rose Glickman, tác giả cuốn sách nổi tiếng Your Kid’s a Brat and It’s All Your Fault (tạm dịch: Con hư tại mẹ) cho hay: “Để giải quyết tình huống này, thay vì thỏa hiệp và đáp ứng, mẹ có thể đưa con vào phòng và đề nghị sẽ lắng nghe khi nào con chịu nói bằng giọng bình thường nhất, không mè nheo, rên rỉ. Ngược lại, chính mẹ sẽ làm tổn thương con nhiều hơn bằng cách đáp ứng hành vi xấu và vô tình dạy con rằng sự rên rỉ, khóc lóc, hờn dỗi sẽ mang lại kết quả cho bản thân.”
Cưng chiều thái quá, luôn ưu tiên con lên hàng đầu
Sự cưng chiều thái quá, luôn coi con là trung tâm sẽ vô tình khiến trẻ khó bảo hơn (Ảnh minh họa).
Khi con đưa ra yêu cầu, mẹ ngay lập tức đáp ứng vì sợ con buồn, con khóc. Mẹ luôn dành mọi sự ưu tiên và sẵn sàng có mặt giúp con, điều này sẽ làm cho con thấy mình chính trung tâm, tất cả mọi người đều phải chú ý vào con. Và một lúc nào đó, khi con không còn được ưu tiên, đáp ứng, con sẽ nảy sinh hành vi xấu.
Mẹ hãy dạy con ngay từ những việc làm nhỏ trong ngày. Ví dụ khi bố mẹ đang nói chuyện trong bữa ăn và con chen ngang đòi thêm thịt, mẹ hãy đặt tay lên người con và thông báo con sẽ có thêm thịt sau 1 phút nữa. Điều này giúp dạy trẻ về ý thức, ngắt lời và chen ngang khi người khác đang nói chuyện là điều không nên. Hãy dạy con biết kiềm chế mong muốn. Sự mong muốn và không được đáp ứng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Không bao giờ để con buồn
Khi lớn lên, chúng ta đều biết rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và sẽ có những lúc chúng ta buồn bã, thất vọng. Rồi sau đó chúng ta sẽ học cách đối phó, gạt đi sự buồn chán, hoặc cố gắng tạo ra sự thay đổi tích cực để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ thì không làm được như vậy, chúng có thể mất kiểm soát cảm xúc. Thay vì tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề mỗi khi con buồn, con khóc thì nhiều cha mẹ sẽ tìm mọi cách để xoa dịu con, chỉ cần ngăn được dòng nước mắt ấy. Chẳng hạn nếu kem con của rơi xuống đất, mẹ nhanh chóng mua một cái khác cho con. Nếu con buồn chán, mẹ lập tức đưa đi chơi, mua sắm thêm đồ chơi.
Tất nhiên, việc làm con vui là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đang tước đi cơ hội học cách kiểm soát cảm xúc của con. Việc mẹ cần làm giúp con học cách chịu đựng sự thất vọng. Đừng cố gắng làm hoàn hảo mọi thứ, cho dù đó là thay thế một món đồ chơi bị hỏng, hay một hoạt động thay thế.
Dung túng cho sự thô lỗ của con
Cha mẹ không nên dung túng cho con, cần có cư xử đúng mực để trẻ noi theo (Ảnh minh họa).
Trẻ nhỏ cần thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh, từ bố mẹ ông bà, thầy cô, bạn bè cho tới người xa lạ. Nhiều bố mẹ khi thấy con nói hỗn hoặc cư xử thô lỗ thì chỉ cười trừ và cho qua với suy nghĩ đó chỉ là đứa trẻ, không cần quá để ý.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong cách nuôi dạy con. Trong trường hợp phát hiện trẻ có lời nói, hành vi thô lỗ, mất lịch sự thì mẹ cần kiên quyết sửa đổi cho trẻ, không được khoan dung hay bỏ qua. Ngay từ nhỏ, hãy dạy trẻ sự thô lỗ, thiếu tôn trọng sẽ không được chấp nhận trong gia đình để trẻ ý thức rõ hơn về lời nói cũng như hành động của mình.
Bản thân người lớn cũng cư xử không chuẩn mực
Một tác giả đã từng nói rằng: “Đừng lo lắng khi con chẳng bao giờ chịu nghe lời cha mẹ nói, nhưng hãy chú ý vì con luôn dõi theo hành động của cha mẹ.” Và tất nhiên nếu mẹ cư xử đúng mực, tử tế với nhân viên dọn bàn thì con cũng sẽ học cách nói chuyện tử tế. Còn nếu mẹ nói chuyện và dùng những từ ngữ thô lỗ để kể xấu ai đó thì rất có thể con sẽ học cách chửi thề hoặc buôn chuyện về người khác trong tương lai gần.
Tất cả những gì cha mẹ nói và làm rất có thể được phản ánh trong hành vi của con. Vì vậy cha mẹ cần làm gương cho con cái đầu tiên, gieo nhân nào ắt sẽ gặt trái ấy.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Hố sâu ngăn cách tình thầy trò sau hàng loạt vụ giáo viên sàm sỡ, dâm ô học sinh
Nhiều nhà giáo (đặc biệt là thầy giáo) cho rằng, những vụ việc sàm sỡ, dâm ô học sinh trong thời gian qua đã tạo hố sâu ngăn cách giữa tình thầy trò, khiến các thầy rất nghi ngại khi muốn bày tỏ sự thân thiện, tự nhiên của mình với học sinh.
Sau một loạt vụ việc dâm ô, sàm sỡ học sinh gần đây, nhiều giáo viên cũng tỏ ra thận trọng trong ứng xử với học sinh. Ảnh minh họa: Q.A
Giáo viên e dè vì sợ "chạm" vào học sinh
Chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận xã hội hết sức quan tâm, lên án những vụ việc nhà giáo sàm sỡ, dâm ô, "gạ tình" nữ, nam học sinh xảy ra liên tiếp tại một số địa phương. Sau những vụ việc này, nhiều thầy giáo khá dè dặt trong việc ứng xử với các em học sinh nữ, nhất là tránh động chạm vào cơ thể của học sinh.
Cho rằng một số vụ việc vừa qua chỉ là cá biệt, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) chia sẻ, hiện nay cả nước có 1,2 triệu giáo viên với 24 triệu học sinh. Đại đa số các thầy cô là các tấm gương sáng về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Một số sự việc gần đây, dù chưa để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng đều là các hành vi xấu, đáng lên án và không thể chấp nhận được. Các hành vi nêu trên vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo trong Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT và thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Mặc dù khẳng định bản thân "không có gì phải "cảnh giác" nếu "cứ giữ lối sống trong sáng, cách làm việc minh bạch và vô tư" nhưng thầy Tùng cũng cho rằng: "trong "thế giới phẳng", trong xã hội thông tin như hiện nay, các giáo viên, ngoài bản thân trong sáng còn phải rèn thêm các kĩ năng giao tiếp thông minh, cách ứng xử với phụ huynh, học sinh để không mắc phải cảnh "tình ngay, lí gian", thậm chí có thể bị... "cài bẫy".
Tuy nhiên, với nhiều giáo viên khác, nhất là với những giáo viên thể dục, việc "động chạm" vào thân thể học sinh lại tỏ ra hết sức cẩn trọng. "Quá trình dạy học môn thể dục, không tránh khỏi chạm vào học sinh, bởi chỉ làm mẫu thôi cũng rất khó để học sinh làm đúng động tác, nhưng cũng phải xác định rõ là phải tránh động vào cùng "cấm" của học sinh, nhưng ngay cả chỗ bộ phận như cánh tay, chân cũng không tránh được hiểu lầm. Nhiều khi phải dùng thước dài để "nắn" động tác cho học sinh", một thầy giáo thể dục tại Hà Nội tâm sự.
Cần xác định "ranh giới" giữa thầy và trò
Là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm dạy học, để nâng cao đạo đức, theo thầy Trần Mạnh Tùng, trước hết, các giáo viên cần nắm rõ các quy định về đạo đức giáo viên về chuẩn nghề nghiệp theo các quy định của Bộ GD&ĐT, rèn luyện bản thân theo các chuẩn đó. Thêm nữa, giáo viên cũng cần hiểu biết về tâm, sinh lí học sinh và các quy định pháp luật liên quan, xác định rõ những "ranh giới" giữa thầy và không để mình hoặc trò vượt qua ranh giới đó. Luôn có những tấm gương mẫu mực về ứng xử và quan hệ thầy - trò trong mỗi nhà trường, các giáo viên có thể tham khảo, học hỏi, trao đổi lẫn nhau.
Để tăng cường đạo đức nhà giáo, thầy Trần Mạnh Tùng kiến nghị các nhà trường nên tăng cường các buổi sinh hoạt nhấn mạnh về đạo đức giáo viên để các thầy cô "thấm" và có cách thức phù hợp, tinh thần là "phòng còn hơn chống". Sự tự nhiên giữa thầy và trò không bị mất đi vì những lo lắng kể trên, trái lại nó càng khắc sâu tình cảm tốt đẹp được lưu giữ và phát huy hàng ngàn năm nay với truyền thống "tôn sư trọng đạo".
"Tôi cũng mong muốn, các nhà trường sư phạm chú ý hơn đến việc giáo dục và đào tạo đạo đức giáo viên, bên cạnh đó, việc tuyển dụng cũng cần quan tâm nhiều hơn đến phẩm chất nhà giáo, tránh những việc đáng tiếc xảy ra, làm xấu đi hình ảnh người thầy. Ngành giáo dục cần phối hợp với các bên liên quan cần có đánh giá chính xác về sự việc, xử lí thích đáng các cá nhân vi phạm. Đồng thời có các chương trình hành động nhằm chấn chỉnh đạo đức giáo viên nói chung và mối quan hệ thầy - trò nói riêng", thầy Trần Mạnh Tùng chia sẻ thêm.
Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, các bảo vệ mình tốt nhất đối với nhà giáo không phải là sự e dè, tạo khoảng cách hay lo lắng điều gì cả mà đó chính là sự tận tâm yêu nghề, mến trẻ để xóa đi những rào cản. Nếu giữ được đạo đức, phẩm chất và tình cảm trong sáng giữa người thầy và trò sẽ vượt qua các ý nghĩ thiếu lành mạnh có thể dẫn đến vi phạm đạo đức nhà giáo.
"Pháp luật có những hình thức tăng nặng nếu như hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em diễn ra với những người rất thân thiết có trách nhiệm bảo vệ các em (ví dụ thầy cô giáo, cha mẹ đẻ), để có tính chất răn đe. Cần có thêm thật nhiều những buổi giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em. Cùng với đó là cung cấp số điện thoại "đường dây nóng" để các em có thể kêu cứu với người thân, nhà trường và những cơ quan cao cấp hơn để có biện pháp bảo vệ".
TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)
Theo giadinh.net.vn
Hiệu trưởng lặng người khi phụ huynh chủ tiệm vàng đánh xe vào trường nạt nộ Hơn cả việc "mắng" thầy vì một chiếc quần đùi, nhiều phụ huynh còn có hành động thiếu tôn trọng, thậm chí sẵn sàng gây gổ với giáo viên. Câu chuyện một phụ huynh ở miền Tây chỉ vì chiếc quần đùi của con bị thất lạc đã có lời nói khiếm nhã với thầy giáo, khiến dư luận xôn xao vừa qua,...