Chuyên gia tâm lý chỉ ra cách để trẻ vui vẻ đến trường
Khi trẻ không muốn đến trường sau kỳ nghỉ dài, cha mẹ đe dọa, đánh mắng chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi.
Bước vào đầu năm học mới hay những ngày đi học lại sau kỳ nghỉ lễ dài luôn là một nỗi sợ trong tâm lý các bạn nhỏ học tiểu học, thậm chí là trung học. Con đã quen với việc ở nhà, được chiều chuộng, thoải mái giờ giấc nên việc bắt con phải thích nghi với khuôn khổ, nề nếp của việc đi học khiến con cảm thấy khó khăn, mệt mỏi. Thậm chí, có trẻ cảm thấy ám ảnh với tiếng chuông báo thức dậy đi học mỗi sáng.
Con chậm chạp, ì ạch với việc đến lớp mỗi sáng. Khi đến trường thì khóc lóc, bất an, thậm chí ăn vạ, không muốn rời xa cha mẹ. Để giải quyết, cha mẹ chỉ còn cách la mắng, hù dọa để trẻ nghe lời ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến lịch trình công việc của bố mẹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ lẫn phụ huynh.
Để giúp các con ổn định tâm lý trước khi đến trường cũng như dễ dàng vượt qua nỗi sợ đi học, nhà tâm lý học, nhà giáo dục người Mỹ – ông Marshall Rosenberg (06/10/1934 – 07/02/2015) đã áp dụng phương pháp “ Giao tiếp bất bạo động” đối với những đứa trẻ sợ hãi việc đến trường.
Ông Marshall Rosenberg – nhà tâm lý học, nhà hòa giải, tác giả sách và giáo viên người Mỹ. Ông còn là Giám đốc Dịch vụ Giáo dục tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Trung tâm Truyền thông Bất bạo động (NVC). Ảnh: concadoraverlag.de
Bằng cách sử dụng phương pháp “Giao tiếp bất bạo động” này, cha mẹ có thể giúp trẻ “chữa lành” nỗi sợ đến trường và “phá vỡ” những suy nghĩ gây ra cảm xúc tiêu cực như tức giận và trầm cảm bên trong trẻ. Áp dụng phương pháp này, mọi chuyện có thể được giải quyết mà cha mẹ không phải đánh mắng hay đe dọa trẻ.
Phương pháp này được ông Marshall Rosenberg áp dụng như sau:
Bước 1: Cha mẹ phải quan sát kỹ các biểu hiện của con mình
Khi một đứa trẻ nói rằng “con không muốn đi học”, trước tiên cha mẹ có thể âm thầm quan sát biểu hiện của đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ tỏ thái độ quá bất mãn, ném sách sang một bên và nhất định không chịu học bài, thậm chí không muốn dậy để đến trường vào ngày hôm sau, hoặc có một số hành vi quá khích khác, điều đó cho thấy rằng trẻ đang rất mệt mỏi với việc học. Với trường hợp này, cha mẹ không còn cách nào khác là nhờ nhà trường hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý can thiệp giúp đỡ. Nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
Ảnh minh họa
Nhưng, nếu trẻ chỉ nói “Con không muốn đi học” và không biểu hiện bất kỳ hành vi quá khích nào khác, trường hợp này cha mẹ vẫn có thể tự giải quyết. Đối với vấn đề này, cha mẹ có thể cho trẻ thư giãn một chút: cho con dừng việc học trước, sau đó trao đổi với con để tìm hiểu nguyên nhân khiến con chán học. Điều quan trọng, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và không bình luận, không nên nói những nhận xét chủ quan. Nếu không, mọi thứ sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Bước 2: Cha mẹ cần cảm nhận được cảm xúc của con cái
Phương pháp “Giao tiếp bất bạo động” khuyến khích cha mẹ hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng để giúp con bộc lộ cảm xúc một cách trung thực. Cha mẹ hãy khuyến khích con nói rõ cảm xúc của chúng khi con không muốn đi học, và tôn trọng cảm xúc của con mình.
Video đang HOT
Ví dụ: Khi con nói: “Mẹ ơi, con không học được, con không muốn đi học nữa”, hoặc là “hôm nay học cả ngày mệt quá, con không muốn đi học nữa, con muốn nghỉ học”, cha mẹ cần bình tĩnh và tôn trọng con, không nên nổi giận sẽ phá hỏng mọi chuyện. Từ những câu nói như vậy, chúng ta có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ.
Ảnh minh họa
Sau khi lắng nghe được cảm xúc thật của trẻ, cha mẹ có thể thay trẻ bộc lộ cảm xúc thật, tỏ ra đồng cảm với trẻ, chẳng hạn như “Con cảm thấy học cả ngày mệt lắm đúng không? Con muốn nghỉ ngơi một chút phải không?”
Bước 3: Cha mẹ cần thấu hiểu nhu cầu của con và tìm cách giúp đỡ con
Sau khi hoàn thành hai bước trên, cha mẹ hãy khuyến khích con đưa ra nhu cầu của bản thân và xem mình có thể giúp con như thế nào để con bớt mệt mỏi trong việc học.
Ảnh minh họa
Ví dụ, khi con nói: “Mẹ ơi, con không hiểu bài này”, “Mẹ ơi, con cảm thấy bài tập rất khó”. Lúc này, phụ huynh nên kiên nhẫn giảng giải cho trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ dễ hiểu và thích nghi với bài vở trên lớp. Khi đã cảm thấy dễ dàng hơn, trẻ sẽ không còn sợ việc học nữa.
Bước 4: Cha mẹ có thể đưa ra yêu cầu với con cái
Trong khi để con trình bày các nhu cầu của mình, cha mẹ cũng nên đưa ra những yêu cầu của riêng mình. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với con rằng, cha mẹ hy vọng trong vòng một tuần, con hãy cố gắng thích nghi với trạng thái mới và nhanh chóng bước vào việc học, thay vì chỉ nhớ mãi những ngày nghỉ. Nếu con không làm được, chắc chắn con sẽ không được cha mẹ thưởng vào cuối tuần.
Khi trẻ thỉnh thoảng chán học và nói “con không muốn đi học”, điều này là vô cùng bình thường, cha mẹ đừng nên quá lo lắng. Chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn, quan tâm đến con cái nhiều hơn thì trẻ sẽ có thể vượt qua nỗi sợ này. Hãy nhớ rằng, việc cha mẹ la mắng con cái chẳng có ích gì, chỉ mang lại sự tiêu cực và mệt mỏi.
3 dấu hiệu chỉ ra não bộ của con bạn có điểm giống thiên tài Einstein hay không
Các nghiên cứu đã cho thấy khả năng lưu trữ của não phải gấp 10.000 lần so với não trái.
Cha mẹ nào cũng muốn con mình thông minh, học giỏi, vượt trội về mọi mặt nên đã bỏ nhiều công sức vào việc rèn luyện và phát triển trí não. Nhiều người thậm chí mua một số khóa luyện trí não với học phí cực cao. Tuy nhiên, việc đào tạo này thường khá "vô bổ", lãng phí sức lực và tiền bạc. Nguyên nhân cũng bởi sự rèn luyện nhiều khi chưa đúng cách.
Trọng tâm phát triển trí não của trẻ nhỏ nằm ở bên não phải?
Nhà tâm lý học người Mỹ Roger Wolcott Sperry từng khẳng định các chức năng khác nhau giữa não trái và não phải thông qua công trình não bộ phân chia. Đây cũng chính là nghiên cứu giúp ông đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 1981.
Roger Wolcott Sperry
Nghiên cứu cho thấy não được chia thành hai phần bên trái và bên phải. Não trái là "não học thuật" và "não ý thức" chịu trách nhiệm về tư duy logic, ngôn ngữ, lý luận và ý thức của con người về năm giác quan.
Não phải còn được gọi là "não sáng tạo", "bộ não nghệ thuật", chịu trách nhiệm chính về hình ảnh bộ nhớ, phối hợp thể chất, trí tưởng tượng,...
Nhiều bậc cha mẹ đã nghe đến sự phát triển của não phải và họ cũng rất coi trọng sự phát triển của não phải. Bởi nó quyết định khả năng học tập của một người, có thể nói não phải là kho kiến thức và trí nhớ của em bé, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Ví dụ, Einstein và các nhà khoa học khác đều có não phải phát triển. Họ giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và tinh ý. Vì vậy họ có những đóng góp nổi bật trong cộng đồng khoa học.
Ảnh minh họa
Có thể nói rằng, não phải liên quan mật thiết đến chỉ số IQ của trẻ. Não phải là "não bản năng", chịu trách nhiệm nhiều hơn về khả năng tư duy trừu tượng của chúng ta, chẳng hạn như trí tưởng tượng không gian và xây dựng.
Vậy làm thế nào để biết được con bạn có não phải phát triển hay không? Dưới đây là 3 dấu hiệu:
1. Thuận tay trái
Một cậu bé đã năm tuổi và chuẩn bị đi học, nhưng cha mẹ của em rất lo lắng và sốt ruột. Bởi em bé này thuận tay trái. Phụ huynh sợ việc thuận tay trái ảnh hưởng đến chữ viết của con và khiến con mình bị bạn bè chê cười.
Tuy nhiên thuận tay trái không phải là điều gì xấu, không những vậy còn là dấu hiệu cho thấy có khả năng não phải của trẻ phát triển tốt. Nhiều người tài như Leonardo da Vinci, Aristotle, Michelangelo,... đều thuận tay trái.
Não trái kiểm soát bên phải, và não phải kiểm soát bên trái. Hầu hết mọi người đều thuận não trái và quen làm mọi việc bằng tay phải và ngược lại.
Ảnh minh họa.
2. Trí nhớ rất tốt
Các nghiên cứu đã cho thấy khả năng lưu trữ của não phải gấp 10.000 lần so với não trái. Đó là bởi vì bán cầu não phải có nhiều khớp thần kinh và rãnh trên bề mặt não, tạo cho bán cầu não phải có diện tích vỏ não lớn hơn bên trái.
Những nội dung ghi nhớ của não trái và não phải khác nhau. Não phải có xu hướng ghi nhớ cảnh và những thứ khác. Nhờ vậy, trẻ có não phải đang phát triển không bao giờ quên và não lưu giữ rất lâu.
Chúng có thể ghi nhớ một cách hệ thống nhiều kiến thức cùng một lúc so với những đứa trẻ bình thường. Bằng cách này, trẻ có lợi thế trong việc học thuộc lòng và trở thành một cao thủ học tập.
3. Có trí tưởng tượng phong phú
Não phải chịu trách nhiệm về sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em. Người lớn có thể đã từng thấy bé nói chuyện, dỗ dành một con búp bê - nhân vật tưởng tượng của bé. Hay bé cầm một khối gỗ và tưởng tượng là một chiếc ô tô đi vèo vèo trên đường.
Đây là lúc trí tưởng tượng của trẻ đang được hình thành. Trẻ sử dụng các đồ vật thay thế để làm được những việc mà trong cuộc sống không có.
Einstein có não phải phát triển.
Hãy nắm bắt thời kỳ vàng phát triển não phải của trẻ
Giai đoạn 0-1 tuổi: Kích thích sự phát triển não phải của trẻ thông qua các bức tranh, đồ chơi nhiều màu sắc.
Giai đoạn 1-3 tuổi: Chơi các đồ chơi ba chiều như khối xây dựng, rèn luyện trí tưởng tượng của trẻ, cấu trúc không gian và khả năng sáng tạo.
Giai đoạn 3-6: Giai đoạn vàng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Trong thời kỳ vàng phát triển não phải của trẻ, sự phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng "cấp số nhân". Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng sau 6 tuổi, trẻ sẽ bước vào thời kỳ phát triển vượt trội của não trái, vậy nên phụ huynh không được bỏ lỡ thời gian phát triển não phải trước đó.
Ngoài việc cho trẻ chơi những món đồ chơi khối, phụ huynh còn cần thường xuyên cho trẻ ra ngoài dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Điều này cũng giúp trẻ có nhiều không gian hơn để phát triển trí tưởng tượng. Bên cạnh đó, việc đọc sách không chỉ có thể phát triển não phải, làm giàu trí nhớ mà còn cải thiện khả năng tư duy logic, tăng cường khả năng tập trung, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này.
Bị đuổi việc vì một trò đùa ngớ ngẩn trên TikTok Nicole Johnson (29 tuổi, giáo viên người Mỹ) đã nhận chỉ trích từ đồng nghiệp, rằng nội dung cô đăng tải trên TikTok là 'thiếu chuyên nghiệp'. Trong video gần đây, Johnson chia sẻ rằng một đồng nghiệp đã chỉ trích việc cô sử dụng TikTok với hội đồng nhà trường. Mục đích của việc này là khiến cô mất việc dù biết...