Chuyên gia tâm lý bật mí bí quyết giúp thí sinh đạt kết quả cao khi thi vào lớp 10, thi PTTH quốc gia
Chỉ còn ít ngày nữa, các kỳ thi quan trọng như thi vào lớp 10, thi PTTH quốc gia sẽ diễn ra. Do vậy, hiện có không ít học sinh trong trạng thái tâm lý căng thẳng, bị áp lực tâm lý đè nặng. Thực tế, trước các kỳ thi lớn đã có không ít trường hợp học sinh bị căng thẳng quá mức phải nhập viện, có những hành vi tự gây hại cho bản thân, thậm chí tự tử.
Trăm dâu đổ đầu sĩ tử
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, càng gần đến kỳ thi, số học sinh phải nhập viện do bị stress, căng thẳng tâm lý càng gia tăng. Nguyên nhân là do áp lực thi cử, học hành đã khiến các em luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn, mắc các chứng rối loạn do stress. Ngoài ra, với những học sinh lớp 12 cũng dễ bị căng thẳng trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, lựa chọn trường.
Em M.M.T học sinh lớp 9 một trường THCS ở quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ, từ trước đến nay, năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, luôn đứng top đầu trong lớp và có mặt trong hầu hết các kì thi học sinh giỏi cấp quận và Thành phố. Điều đó khiến cha mẹ, thầy cô rất tự hào và kỳ vọng vào em.
Do vậy, năm nay khi T chuẩn bị thi vào lớp 10, bố mẹ đã định hướng em đăng ký nguyện vọng 1 vào một trong những trường PTTH có bề dày thành tích cao của Thành phố làm T rất lo lắng.
Mỗi thí sinh cần biết cách giải tỏa căng thẳng trước kỳ thi (ảnh minh họa)
“Em mệt mỏi vô cùng khi lúc nào cũng chỉ học và học, xung quanh là những đống sách cao ngất. Mỗi khi trò chuyện, bố mẹ em chỉ hỏi học đến đâu, rồi lại đem thành tích của con nhà người khác ra kể khiến em càng cảm thấy căng thẳng, muốn buông xuôi, bỏ hết sách vở để ngủ một giấc thật dài, thậm chí muốn làm gì đó khiến mình bị thương để bố mẹ quan tâm chăm sóc mình chứ không phải đốc thúc học ngày đêm nữa” – T tâm sự.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại một số gia đình, các bậc phụ huynh lại quá quan tâm về thành tích học tập mà khắt khe với các mối quan hệ tình cảm bạn bè của con. Điều này đã làm gia tăng những áp lực tinh thần cho trẻ, khiến mối quan hệ của bố mẹ và con cái xấu đi. Dần dần, giữa hai bên không tìm được tiếng nói chung, không có sự cảm thông và chia sẻ, từ đó các em không tìm được môi trường để giải tỏa căng thẳng tâm lý.
Anh L.Đ.T ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, người có con trai đang học lớp 12 cho biết, “mỗi khi con mình đạt được thành tích cao trong học tập, vợ chồng tôi rất tự hào và thường xuyên khen con, khoe con với bạn bè đồng nghiệp. Căn cứ vào lực học của con, tôi cũng đã khuyên cháu chọn đăng ký vào trường đại học nằm trong top đầu. Con tôi dù vâng lời nhưng cháu có vẻ không vui, thường xuyên lo âu căng thẳng, thậm chí bỏ ăn, mất ngủ. Đưa cháu đến gặp bác sỹ tâm lý tôi mới biết chính mình đã vô tình tạo ra cho con mình những áp lực nặng nề”.
Ngoài phụ huynh, giáo viên và không ít bạn bè cũng tạo cho trẻ những áp lực. Mặt khác, lượng kiến thức ngày càng tăng và độ khó của các bài tập chuẩn bị cho các kỳ thi cũng tạo nên căng thẳng cho các thí sinh.
Làm gì để giải tỏa áp lực trước kỳ thi?
Trước mỗi kỳ thi, nhất là các kỳ thi quan trọng mang tính bước ngoặc trong cuộc đời, hầu hết các em sẽ vùi đầu học, đến khi căng thẳng thường chọn cách im lặng, gắng gượng hoàn thành kỳ vọng của cha mẹ. Chính thái độ im lặng, dồn nén cảm xúc tiêu cực của các em sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý nguy hiểm, thậm chí có em rơi vào tự kỷ, trầm cảm, loạn thần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử của các em mà còn gây chấn động tâm lý lâu dài – Tiến sỹ, Bác sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú nhận định.
Trong các kỳ thi quan trọng, nếu các em có tâm trạng bi quan chán nản sẽ khó có thể vượt qua những trở ngại. Ngược lại, nếu có tinh thần lạc quan, tự tin, thì khả năng thành công cao hơn nhiều. Điều quan trọng là các em phải có niềm tin vào bản thân, đồng thời cũng cần có sự chuẩn bị về tâm lý để đón nhận thất bại và kiên trì phấn đấu vươn lên.
Để giảm áp lực, các em cần có kế hoạch ôn tập điều độ, tránh tình trạng học dồn vào những ngày sắp thi. Nhà trường và giáo viên nên quan tâm hơn tới tâm lý học sinh, hỗ trợ các em thông qua nhiều hình thức như giáo viên giúp học sinh xác định mục tiêu, đơn vị kiến thức cần đạt được trong mỗi tiết học, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có kế hoạch cụ thể với từng nhóm học sinh khác nhau nhằm giúp các em đạt kết quả cao nhất.
Bên cạnh đó, các bậc bố mẹ nên đồng hành, tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng ở con mình. Cha mẹ cần bồi đắp cho con có lòng tự trọng để con hiểu rằng mỗi cá nhân luôn có giá trị riêng, dù chưa thành công song vẫn được mọi người yêu quý. Trước các kỳ thi, cha mẹ nên cho con em mình học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sát cánh cùng con trong mùa ôn thi như nhắc nhở con dậy sớm học bài, ngủ nghỉ đúng giờ, kiểm tra, đôn đốc, động viên con thực hiện kế hoạch ôn tập hợp lý…
Ngoài ra, mỗi học sinh nên lập kế hoạch ôn tập cụ thể, cần ôn xen kẽ các môn học để tránh bị nhàm chán, chọn thời điểm học phù hợp với bản thân nhưng không nên thức quá khuya. Để đảm bảo sức khỏe, các em cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng, rau quả, hạn chế sử dụng những chất kích thích gây ít ngủ, lựa chọn các hình thức thư giãn để giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, ra ngoài trời hít thở không khí trong lành – Tiến sỹ Cẩm Tú đưa ra lời khuyên.
Theo anninhthudo
Thi vào 10 Hà Nội: Phụ huynh bỏ việc cùng con giành vé vào trường công lập
Nhiều phụ huynh có con thi vào 10 Hà Nội những ngày này bỏ cả công việc để đồng hành cùng con trong những ngày cuối cùng trước khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập được tổ chức vào ngày 2 và 3/6/2019.
Học sinh mệt mỏi trong cuộc đua thi vào 10 Hà Nội. Ảnh minh họa
Lịch học chồng chéo
Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi vô cùng áp lực, căng thẳng. Thời điểm này, học sinh căng mình luyện thi, chạy nước rút cho cuộc đua vào lớp 10 công lập. Với những học sinh thi vào trường top đầu như THPT Chu Văn An, Thăng Long, Kim Liên, Việt Đức... thì sự nỗ lực không chỉ diễn ra những ngày cuối cùng này mà kéo dài suốt từ đầu năm học.
Luôn trong top đầu của lớp, điểm tổng kết trên 9 phẩy, điểm thi thử những vòng gần đây tương đối cao nhưng Nguyễn T. Minh (trường THCS Tây Sơn, Hà Nội) vẫn cảm thấy lo lắng bởi "đối thủ" thi vào trường THPT Thăng Long của em đều "ngang tài ngang sức". Chính vì thế mà cả ngày học ở trường, tối đi học thêm, về nhà em lại học đến khuya. Chị Thanh Huệ cho biết, chị không dám đi ngủ trước con mà phải thức để có nhiệm vụ "phục vụ sữa, phục vụ đồ ăn và nhắc con đi ngủ". "Nhìn con học đến phờ phạc cả người mà thương. Thế nhưng, bố mẹ và con luôn nhắc nhau: Cố thêm mấy ngày nữa, đến giai đoạn nước rút không thể không chạy. Nếu dừng lại thì mình sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Chính vì vậy mà con cứ cố, bố mẹ đứng bên ngoài động viên".
Bước vào tuần cuối nên giáo viên nào cũng muốn tranh thủ daỵ cho học sinh nốt những phần kiến thức chưa chắc. Thế mới có chuyện trong một buổi chiều mà N.Minh (trường THCS Phương Mai, Hà Nội) cùng được 2 cô giáo Toán và Văn nhắn tin báo đi học. Môn Toán mà N.Minh học thêm trước đây chỉ 1 buổi/tuần, thế nhưng, từ tuần trước đến giờ, cô sẵn lòng dạy cho học sinh tất cả các buổi trong tuần. Môn Văn cũng vậy, ngoài các buổi chiều học thêm ở trường thì cô phụ đạo cho học sinh tất cả các ngày khác. Các cô không tiếc thời gian công sức, còn học sinh cứ lăn ra học, học ngày học đêm vì thế.
Không chỉ có giáo viên và học sinh vất vả với việc dạy và học trong giai đoạn nước rút này. Chị Hải Yến có con gái học ở trường THCS Ngô Sĩ Liên giao việc bán hàng ở phố Hàng Bông cho người khác để đồng hành của con trong việc học. "9 năm, cả chặng đường dài đã vất vả lo lắng cho con trong việc học. Giờ ở những ngày cuối quan trọng nhất thì phải gác mọi công việc để ở nhà sát sao việc học của con khi con học cùng gia sư, cùng giáo viên, chăm sóc bồi bổ cho con. Chỉ mong con giành được một vé vào trường THPT công lập", chị Yến chia sẻ
Bố mẹ đồng hành cùng con trong kỳ thi áp lực, căng thẳng
Chuẩn bị tinh thần khi con trượt
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay toàn thành phố có gần 86.000 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập nhưng chỉ có trên 64.000 chỉ tiêu. Điều đó đồng nghĩa với việc, gần 22.000 học sinh sẽ phải học trường tư, trường công tự chủ tài chính với chi phí cao hơn hoăc theo học các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Với cuộc đua căng thẳng như thế thì các bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho con đối diện với kịch bản: Không làm được bài và trượt.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi, việc chuẩn bị các kịch bản trượt và đỗ sẽ giúp con không quá áp lực, con cảm thấy bố mẹ hiểu, đồng cảm và thông cảm với bất cứ kết quả nào của con. Đặc biệt, khi đã có kịch bản cho việc trượt thì bố mẹ cùng con đã thảo luận các phương án dự phòng. Lúc đó, con vẫn có cơ hội học tập ở môi trường tốt nhất trong điều kiện của gia đình.
N.Minh
Theo phunuvietnam
Mùa tuyển sinh cuối cấp: Cân bằng tâm lý cho học sinh Bước vào mùa tuyển sinh cuối cấp, học sinh phải đối mặt với hàng loạt nỗi lo từ điểm số, kết quả thi cử, định hướng tương lai và áp lực từ chính gia đình. Nếu không quan tâm và tìm cách xử trí, khắc phục sẽ dẫn đến những rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong giờ...